Người đẹp biến thành Vũ Sư trong Chiến Địa Mobile là ai?
Đây là sự kiện trọng điểm, mở màn cho tuần lễ văn hóa Sóng đôi được tổ chức thường niên bởi Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Chương trình năm nay hướng đến kỷ niệm 280 năm (1744 - 2024) ngày Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát định chế áo dài, tiền thân của chiếc áo dài hiện đại.Cốm Hà Nội và nỗi lòng người xa xứ
Mới đây, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TP.HCM đã ra thông báo yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động, tổ chức quản lý người tham gia BHYT, cơ sở giáo dục và đào tạo, tổ chức dịch vụ thu BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố (gọi chung là đơn vị) cũng như người tham gia cập nhật số căn cước công dân (CCCD) hay mã định danh cá nhân trước ngày 31.3.Nếu quá hạn, BHXH TP.HCM sẽ từ chối giải quyết hồ sơ tăng, giảm, điều chỉnh BHXH, BHYT; tạm dừng cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT; không xác nhận quá trình đóng BHXH, cấp tờ rời sổ BHXH đối với những trường hợp chưa được cập nhật số CCCD, mã định danh cá nhân. Đồng thời, đơn vị và người tham gia tự chịu trách nhiệm nếu việc chậm trễ ảnh hưởng đến quyền lợi liên quan chính sách BHXH, BHYT.Ngày 18.3, BHXH TP.HCM cho biết đơn vị và người tham gia nên chủ động kiểm tra trạng thái cập nhật của mình.Trong đó, BHXH TP.HCM yêu cầu các đơn vị rà soát, lập hồ sơ điện tử 608 (đính kèm ảnh CCCD, thông báo mã định danh cá nhân) và gửi về cơ quan BHXH quản lý để cập nhật.Người tham gia có thể tra cứu, kiểm tra trạng thái cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH, tại trang web của cơ quan BHXH (https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx).Lưu ý, người dân cần chọn và nhập đầy đủ thông tin tại các trường có đánh dấu hoa thị đỏ. Trường CMND thì người dân nhập số CCCD. Sau đó, người dân chọn "Tôi không phải là người máy", rồi lấy mã tra cứu. Nếu người tham gia đã được cập nhật số CCCD thì hệ thống sẽ gửi mã OTP về địa chỉ email mà đơn vị của người lao động đã đăng ký với hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH.Nếu chưa, hệ thống sẽ phát thông báo "Số CMND không khớp với hồ sơ cá nhân".Theo BHXH TP.HCM, theo quy định hiện nay (điều 27, Công văn 2089 của BHXH Việt Nam), nếu thay đổi CMND sang CCCD thì người dân không cần xin cấp lại sổ BHXH mới. Việc cấp lại sổ BHXH chỉ áp dụng cho các trường hợp do sổ BHXH mất, hỏng, gộp sổ BHXH hay có thay đổi tên, họ, chữ đệm; ngày, tháng năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch.Thay vào đó, người dân cần làm thủ tục cập nhật CCCD trên sổ BHXH để thống nhất cơ sở dữ liệu trên toàn hệ thống bảo hiểm của cả nước.Để thay đổi từ số CMND sang CCCD, người tham gia có thể làm theo các bước sau:Bước 1: Lập hồ sơ 608 để cập nhật số CCCD trên hệ thống thu BHXH của cơ quan BHXH. Người tham gia BHXH đang làm việc tại một công ty thì có thể nhờ bộ phận nhân sự hỗ trợ nộp hồ sơ giúp.Bước 2: Sửa thông tin trên Cổng dịch công BHXH Việt Nam. Cụ thể, người dân có thể truy cập Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam tại địa chỉ https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/, chọn "Đăng nhập" và điền các thông tin.Tài khoản VssID (gồm mã số BHXH và mật khẩu) là tài khoản của Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam. Trong trường hợp chưa có tài khoản, người dân có thể chọn "Đăng ký" và làm theo hướng dẫn.Sau khi đăng nhập thành công, người dân chọn "Thông tin tài khoản" để thay đổi số CMND/CCCD, đồng thời đính kèm hình ảnh mặt trước và mặt sau của CCCD.Sau khi thay đổi thông tin, người dân cần nhập mã kiểm tra và chọn "Ghi nhận" để hoàn tất thủ tục. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan BHXH Việt Nam sẽ phê duyệt hồ sơ và cập nhật thông tin mới lên hệ thống bảo hiểm cả nước.
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn thăm, chúc mừng PGS-TS Phan Thanh Bình nhân dịp 20.11
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp.Theo Bộ Nội vụ, chính sách, chế độ đối với chuyên gia cao cấp được ban hành qua nhiều giai đoạn, chưa được sửa đổi, hoàn thiện.Từ năm 2004 đến nay, chỉ thực hiện chế độ tiền lương (bảng lương chuyên gia cao cấp có 3 bậc, từ 8,80; 9,40; 10,00), phụ cấp phục vụ, chăm sóc sức khỏe, các chế độ khác không còn áp dụng, chưa có chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ chuyên gia cao cấp đáp ứng yêu cầu, nhất là những người làm việc ngoài khu vực công, các chuyên gia giỏi, nhà khoa học có uy tín ở nước ngoài.Từ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn nêu trên, Bộ Nội vụ cho rằng, việc ban hành nghị định này là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng chính sách vượt trội đối với chuyên gia cao cấp tại các cơ quan tham mưu ở T.Ư.Về chế độ tiền lương, cán bộ, công chức, viên chức khi bổ nhiệm chức danh chuyên gia cao cấp được hưởng các chính sách tiền lương sau:Được xếp lương theo quy định tại bảng lương chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.Được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương hiện hưởng (bao gồm: mức tiền lương theo hệ số lương chuyên gia cao cấp và các khoản phụ cấp lương theo quy định của pháp luật). Phụ cấp tăng thêm không dùng để tính đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế.Được nâng bậc lương trước thời hạn hoặc nâng lương vượt một bậc nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.Đối với người làm việc ngoài hệ thống chính trị hoặc người đã nghỉ hưu, không thuộc biên chế của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị (bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài) được bổ nhiệm chức danh chuyên gia cao cấp áp dụng các chính sách sau:Được hưởng mức tiền lương theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương bậc 1 chuyên gia cao cấp cộng với phụ cấp tăng thêm.Được tăng lương theo thỏa thuận nếu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền công nhận.Về điều kiện làm việc, chuyên gia cao cấp được bố trí, nhân lực, vật lực, trang thiết bị, phương tiện làm việc để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trường hợp cần thiết được đầu tư nguồn lực, các trang thiết bị đặc biệt để thực hiện các nội dung của chương trình, đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đã được cấp có thẩm quyền đánh giá là khả thi, đề nghị áp dụng trong thực tiễn.Được chi trả toàn bộ chi phí theo định mức áp dụng đối với chức danh bộ trưởng khi đi công tác, hội thảo ở trong và nước ngoài nếu có liên quan trực tiếp tới việc chủ trì thực hiện chương trình, đề án, nhiệm vụ khoa học được giao mà cấp có thẩm quyền cử. Được hưởng các ưu đãi khác theo thỏa thuận với cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp theo quy định của pháp luật.Về nhà ở, chuyên gia cao cấp được ưu tiên thuê nhà công vụ theo định mức áp dụng đối với chức danh bộ trưởng hoặc vay tiền mua nhà để ở, tự xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà để ở theo bảo lãnh của cơ quan sử dụng chuyên gia cao cấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi theo quy định của Chính phủ. Được bố trí nhà ở công vụ theo quy định của cấp có thẩm quyền nếu có đóng góp quan trọng cho quốc gia.Chính sách về nghỉ dưỡng, chuyên gia cao cấp được bố trí kỳ nghỉ dưỡng 7 ngày trong nước cùng gia đình (không quá 5 người). Cơ quan sử dụng có trách nhiệm bố trí và chi trả cho kỳ nghỉ dưỡng hằng năm đối với chuyên gia cao cấp theo quy định.Được cơ quan có thẩm quyền tạo điều kiện đơn giản hóa giấy tờ và cấp thị thực, giấy cư trú, giấy phép lao động tại Việt Nam. Thành viên gia đình của chuyên gia cao cấp (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi dưới 18 tuổi) được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tạo điều kiện, hỗ trợ về thủ tục khi tìm kiếm việc làm và tuyển sinh, học tập tại các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.Chuyên gia cao cấp và thành viên gia đình được cấp thị thực nhiều lần hoặc thẻ tạm trú với thời hạn tương ứng với thời gian ký kết hợp đồng lao động với cơ quan tham mưu ở T.Ư theo quy định tại dự thảo Nghị định.Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp được bố trí từ kinh phí ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành.
Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc, sau hơn 3 năm triển khai, chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới đã có những thành quả nổi bật. Hiện nay, Vĩnh Phúc có 20 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Doanh nghiệp nào trả cổ tức cao nhất đầu năm mới?
Tết nguyên đán 2025 là thời điểm các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc thường khá đông đúc khi nhiều người lái ô tô chở gia đình về quê hay đi chơi tết. Với hệ thống camera giao thông, camera giám sát tốc độ lắp đặt ngày càng dày đặc trên các tuyến đường, cao tốc, quốc lộ… người điều khiển ô tô vi phạm luật giao thông đường bộ rất dễ bị phạt nguội.Chỉ cần chủ quan, lơ là trên khi điều khiển ô tô trên đường, người lái, chủ xe không chỉ bị lực lượng cảnh sát giao thông xử phạt trực tiếp khi vi phạm mà còn có thể bị phạt nguội. Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông dễ bị phạt nguội khi lái ô tô dịp tết:Lái ô tô vượt quá tốc độ quy định là một trong những lỗi phổ biến nhất khiến các tài xế, chủ ô tô bị phạt nguội khi điều khiển ô tô, đặc biệt trong các chuyến đi đường dài. Hầu hết các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ tại Việt Nam hiện nay đều có hệ thống biển báo quy định tốc độ tối đa cho phép phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.Tuy nhiên, trong suốt quá trình lái xe, không ít tài xế đôi khi lơ là khiến xe vượt quá tốc độ quy định. Hành vi điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định sẽ được hệ thống camera giám sát tốc độ trên các tuyến đường ghi lại, sau đó gửi dữ liệu về cho trung tâm xử lý, làm cơ sở, bằng chứng để xử phạt.Theo điều 6, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168/2024) quy định mức xử phạt lỗi chạy quá tốc độ ô tô như sau: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển ô tô chạy tốc độ quy định từ 5 km/giờ đến dưới 10 km/giờ; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ bị phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 2 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ trên 20 km/giờ đến 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe; Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ sẽ bị phạt tiền từ 12 - 14 triệu đồng, đồng thời người vi phạm sẽ bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.Việc không bật đèn tín hiệu xi-nhan khi chuyển làn đường hay chuyển hướng cũng khiến nhiều người điều khiển ô tô bị phạt nguội. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự lơ là, chủ quan của các tài xế.Với hành vi này, theo khoản 2 điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề". Như vậy, chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước hay chuyển làn không bật xi-nhan, khi bị phạt nguội người điều khiển xe ô tô có thể bị phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng.Đây là lỗi các tài xế thường mắc phải khi lái xe trên các tuyến đường quốc lộ có nhiều làn đường hay lái xe trong thành phố. Mức phạt với lỗi đi không đúng làn đường sẽ là 4 - 6 triệu đồng. Mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc chuyển làn đường không đúng quy định "mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề" khi chạy trên đường cao tốc.Nếu tài xế ô tô chuyển làn đường không đúng quy định, không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định mà gây tai nạn giao thông, Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định số tiền phạt là 20 - 22 triệu đồng.Theo quy định tại khoản 9, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, hành vi điều khiển ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng. Như vậy, theo Nghị định 168 thì hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ có thể bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe. Nếu hành vi điều khiển ô tô vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 - 22 triệu đồng theo khoản 10, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP. Ngoài phạt tiền, người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ còn bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.