Phim chiếu tết của Trấn Thành lập thành tích đầu tiên dù chưa ra rạp
Vì vậy, họ cần tập trung vào chế độ ăn uống nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nêu trên, đặc biệt là bệnh tim mạch, theo chuyên trang sức khỏe The Health Site.Cao hơn 31 triệu đồng, Toyota Vios GR-S gặp khó trước Honda City RS
Hôm 24.2, NSƯT Ngọc Huyền tổ chức sự kiện ra mắt web drama Kén cá chọn chồng, có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ như NSND Thanh Điền, NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Kim Tử Long, nghệ sĩ Ngân Tuấn, đạo diễn Khương Dừa… Đây là tác phẩm nối tiếp thành công của web drama Sầu riêng giành giải Ngôi Sao Xanh 2024, mang màu sắc hài hước, vui nhộn. Trong phim, NSƯT Ngọc Huyền đảm nhận vai Chọn, chịu cảnh ế lâu năm vì bị đồn thổi "cao số", khiến phái mạnh không ai dám đến gần. Tình cờ, cô gặp Cá (NSƯT Kim Tử Long thủ vai) và nảy sinh tình cảm nhưng lại gặp không ít trắc trở. Điều đặc biệt trong Kén cá chọn chồng là màn kết hợp ăn ý của Kim Tử Long - Ngọc Huyền. Từng là cặp đôi đẹp trên sân khấu cải lương, màn hội ngộ của cả hai trong dự án này khiến nhiều khán giả không khỏi tò mò. Tại sự kiện ra mắt phim, Kim Tử Long hào hứng khi dự án mới được giới thiệu với khán giả. Thậm chí nam nghệ sĩ còn mong muốn được đóng cảnh tình cảm với Ngọc Huyền ở dự án sau. Ngọc Huyền từng được biết đến là “người tình sân khấu” của Kim Tử Long. Nữ nghệ sĩ bật mí vì đồng nghiệp chính là người se duyên cho mình và chồng hiện tại nên không có chuyện bị ghen tuông khi đóng chung. Về phần mình, Kim Tử Long cho biết vợ anh cũng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nên có sự thấu hiểu, không khó chịu khi anh đóng cặp với “người tình sân khấu” trong Kén cá chọn chồng.Về phía Ngọc Huyền, nữ nghệ sĩ cho biết Kén cá chọn chồng là món quà dành tặng bản thân nhân kỷ niệm 41 năm gắn bó với sự nghiệp ca hát. Ngoài ra, tác phẩm còn là lời tri ân của cô dành cho khán giả khi đã ủng hộ phim Sầu riêng trước đó, giúp cô giành giải Ngôi Sao Xanh cho Diễn viên xuất sắc nhất hạng mục phim chiếu mạng. Nói về màn tái hợp với Kim Tử long, Ngọc Huyền cho rằng đó là điều khiến khán giả tò mò.
LYN: The Lightbringer - Game nhập vai siêu dễ thương từ Nexon
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Giải đấu thường niên tiếp tục trở thành sân chơi bổ ích dành cho các bạn nhỏ, là dịp để CLB Thể Công Viettel tìm kiếm, phát hiện và tạo điều kiện cho các tài năng nhí có năng khiếu bóng đá phát triển thành cầu thủ chuyên nghiệp. Cúp Viettel 2025 có sự góp mặt của 20 đội bóng thuộc các Trung tâm và CLB bóng đá cộng đồng trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Hơn 500 VĐV nhí tiếp tục tranh tài ở 2 lứa tuổi quen thuộc là U.10 (sinh năm 2015) và U.11 (sinh năm 2014).Sau 50 trận đấu, chủ nhân của hai chiếc cúp vô địch đã lộ diện. Đó là đội U.11 The Light Futsal và đội U10 Trung tâm bóng đá Ngọc Hùng Hà Nội. Vua phá lưới của từng lứa tuổi lần lượt là Nguyễn Việt Anh (đội U.11 VietGoal) và Nguyễn Đức Mạnh (đội U.10 Trung tâm bóng đá Ngọc Hùng Hà Nội).Trong năm nay, Công ty Thể thao Viettel dự kiến tổ chức giải bóng đá cộng động Cúp Viettel từ 2 đến 3 lần. Sau thành công của Cúp Viettel 2025 (lần 1), ban tổ chức dự kiến sẽ mở rộng đối tượng tham dự cho các trung tâm và CLB bóng đá cộng đồng bên ngoài địa bàn thủ đô Hà Nội."Cũng trong năm 2025, CLB Thể Công Viettel dự kiến tuyển mới 20 VĐV sinh năm 2014. Bên cạnh những tài năng nhí được phát hiện tại các trung tâm vệ tinh, các Giải bóng đá cộng đồng Cúp Viettel chính là cơ hội để các em nhỏ lọt vào vòng chung kết tuyển sinh của đội bóng áo lính, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7.2025", Phó giám đốc Công ty Thể thao Viettel Nguyễn Hải Biên cho biết.Tại đây, các thí sinh sẽ có một tuần hít thở bầu không khí bóng đá tại đại bản doanh CLB Thể Công Viettel và được kiểm tra kỹ lưỡng các tiêu chí như thể hình, thể lực, kỹ thuật, năng khiếu, sức khỏe thể chất… thông qua các bài kiểm tra đối kháng, kiểm tra năng khiếu và kiểm tra y tế.Các thí sinh trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng đào tạo trẻ và được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển thành cầu thủ chuyên nghiệp, là hạt giống tương lai của CLB Thể Công Viettel cũng như bóng đá Việt Nam.
Ước mơ thành sự thật ngày mùng 1 tết của chủ tịch hãng du thuyền 5 sao
Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm...