Giá heo hơi hôm nay 10.5.2024: Liệu có vượt qua 65.000 đồng/kg?
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.Một khách sạn Việt Nam vào top tốt nhất thế giới 2023
Nói với PV, đại diện Công an P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết có tiếp nhận trình báo của chị Nguyễn Thị Ngọc Đào và đang kiểm tra, xác minh nên chưa thể cung cấp thông tin.
Đẩy lùi cơn đau bao tử
Ngày 20.1, đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có buổi làm việc tại TP.HCM về đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán 2025.Tại buổi kiểm tra ở Công ty TNHH MM Mega Market, theo đại diện công ty trong năm 2024 tỷ lệ phát hiện vi phạm của nhà cung cấp chiếm 1 - 2%. Chủ yếu là ngành hàng thủy sản có nhiễm kháng sinh. Khi phát hiện, công ty ngưng nhận hàng từ nhà cung cấp, đến tận nơi sản xuất tìm nguyên nhân để quyết định có hợp tác tiếp tục với nhà cung cấp. Đồng thời, giám sát hàng hoá 3 lần liên tục nếu đạt thì tiếp tục, không thì ngưng hợp tác. Ngoài ra, nếu nhà cung cấp vẫn vi phạm thì siêu thị Mega Market sẽ thông báo cho các hệ thống siêu thị khác để cùng tẩy chay hàng nhà cung cấp này. Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị sẽ cung cấp thông tin vi phạm cho cơ quan chức năng để xử lý. Đây là chương trình ràng buộc cho để các nhà cung cấp hoạt động đúng nguyên tắc. “Vì khi phát hiện sai phạm, nhiều nhà cung cấp vi phạm họ nói rằng không giao cho anh thì tôi giao cho bên hệ thống siêu thị khác. Ngoài ra số tiền xử phạt rất ít khiến họ không sợ, vì thế cách tốt nhất là các hệ thống siêu thị cùng tẩy chay hàng hóa của nhà cung cấp sai phạm”, vị đại diện Công ty TNHH MM Mega Market nói. Qua buổi kiểm tra, đoàn phát hiện nhiều vấn đề còn tồn tại như: khu vực sơ chế thực phẩm vẫn còn đồ cá nhân của nhân viên; nhân viên sơ chế không đeo găng tay, khẩu trang; một số hàng thủy hải sản còn để bên cạnh các bình ắc quy (có nguy cơ lây nhiễm chéo); một vài mặt hàng scan không thấy giấy chứng nhận, giấy tờ còn nhập nhằng; chưa có khu phân loại hàng tiêu hóa và hàng hóa nhập vào… Nhìn nhận các bất cập còn tồn tại, đại diện công ty cho biết sẽ rút kinh nghiệm và sửa chữa.Tại buổi làm việc, bà Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, cho biết sở đang khó khăn trong việc xử phạt vi phạm. Đơn cử, như mặt hàng nông sản đi lấy mẫu rất nhiều nhưng số vi phạm lại ít nên băn khoăn về cách xử phạt, khi đi kiểm tra phải mất 3 - 4 ngày mới có kết quả. Tuy nhiên nếu kết quả có sai phạm thì họ đã bán hết, tẩu tán hàng hoá, không thể thu giữ hay phạt được. Ngoài ra, theo bà Lan chưa thể kiểm được 100% số thịt heo có an toàn hay không vì các lò nhỏ lẻ số lượng rất nhiều, đa số hàng hóa đều chuyển về TP.HCM. Trong khi đó, lực lượng kiểm tra của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM có 10 đội, số nhân lực ít không thể kiểm soát hết, toàn diện.“Chúng tôi tập trung kiểm tra ở các chợ đầu mối, các chợ truyền thống. Ở các hệ thống siêu thị đôi khi hơi chủ quan, chúng tôi sẽ chấn chỉnh lại, giám sát siết chặt hơn”, bà Lan nói. Kết luận buổi kiểm tra, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lưu ý Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cần tăng cường công tác kiểm tra thanh tra đột xuất nhất là trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán. Đặc biệt, ông Nam lưu ý cần kiểm tra kỹ, gắt gao các cơ sở giết mổ heo ở các khu vực giáp ranh với các tỉnh tránh để thịt heo bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ đi vào các chợ, siêu thị.
Trên sân nhà Pleiku, Châu Ngọc Quang và các đồng đội tại CLB HAGL đã nhập cuộc với quyết tâm phải lấy trọn 3 điểm trong cuộc chạm trán với đối thủ "đồng cân lạng" là CLB TP.HCM.Dưới sự chứng kiến của lượng khán giả không phủ kín hết một nửa sân Pleiku, các học trò của HLV Lê Quang Trãi đã nhập cuộc mạnh mẽ, tranh chấp quyết liệt ở giữa sân và không ngại phạm lỗi khi cần thiết.Về phần mình, đội khách CLB TP.HCM có phần lép vế hơn. HLV Phùng Thanh Phương chỉ đạo các học trò tập trung tổ chức phòng ngự chặt, không nhún nhường đối thủ trong những pha tranh cướp bóng.Điều này dẫn đến hiệp 1 liên tục bị vụn nát bởi các pha phạm lỗi, khiến trọng tài Nguyễn Văn Phúc phải rút đến 6 thẻ vàng trong 45 phút đầu tiên, trong khi có rất ít những pha tấn công đẹp mắt.Để rồi khi tất cả chờ đợi 2 đội rời sân với tỷ số hòa 0-0, thì bất ngờ HAGL vượt lên dẫn trước từ một tình huống phản công nhanh. Châu Ngọc Quang đã thoát xuống và tạt bóng vừa tầm giúp cầu thủ trẻ Hoàng Phước đánh đầu phá vỡ thế bế tắc ở phút 41.Đến phút 62, tận dụng "Chiến hạm đỏ" dâng cao đội hình để tìm kiếm bàn gỡ, CLB HAGL đã tìm được cơ hội từ những đường phản công nhanh, khi Ngọc Quang đích thân dứt điểm thành công, nâng tỷ số lên 2-0.Không còn gì để mất, CLB TP.HCM tràn lên để ít nhất có bàn danh dự. Trận đấu càng về cuối càng trở nên nóng bỏng khi cầu thủ 2 bên tranh chấp quyết liệt, đặc biệt sau tình huống Endrick rút ngắn tỷ số 1-2 từ quả đá phạt góc. Về bàn thắng này, ban huấn luyện đội HAGL phản ứng quyết liệt quyết định của trọng tài, nhưng kết quả vẫn không thay đổi. Vì phản ứng quá quyết liệt, GĐKT của CLB HAGL Vũ Tiến Thành đã bị trọng tài rút thẻ vàng cảnh cáo.Những pha vào bóng mạnh trên mức cần thiết, thậm chí là xô xát đã xảy ra trên sân Pleiku khiến trọng tài Nguyễn Văn Phúc liên tục phải rút thẻ, thêm đến 7 thẻ vàng trong hiệp 2, để hạ nhiệt những cái đầu nóng.Để rồi đến phút 90, bất ngờ đã xảy ra khi Ngọc Long đi bóng lắt léo và có đường bấm bóng ra cột xa rất vừa tầm, giúp Đoàn Hải Quân mạnh mẽ băng vào đánh đầu tung lưới HAGL mà không vấp phải sự truy cản nào từ các cầu thủ HAGL.Trong những phút bù giờ, CLB TP.HCM và HAGL đều có những cơ hội để có thể tìm kiếm bàn thắng. Tuy nhiên những pha xử lý cuối cùng của họ đều không đủ sắc sảo để định đoạt trận đấu, chấp nhận rời sân Pleiku với tỷ số hòa 2-2 trong sự tiếc nuối của Ngọc Quang và đội chủ nhà.
Chiều tan ca Công ty PouYuen đông công nhân nhất TP.HCM: Chỉ mong đừng mất việc
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.