Nâng cao hiệu quả truyền thông về biến đổi khí hậu ĐBSCL
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Hương vị quê hương: Gỏi bún Quảng Ngãi
Giá cà phê arabica trên sàn New York cũng đảo chiều tăng mạnh. Kỳ hạn tháng 7 tăng 105,6 USD lên 4.430 USD/tấn, tháng 9 tăng 102,3 USD lên 4.410 USD/tấn và kỳ hạn tháng 12 tăng 100,1 USD lên 4.390 USD/tấn.
Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điều cốt yếu thí sinh cần nhớ
Tiền vệ Hoàng Đức đã bị chấn thương sau khi nhận cú xoạc bóng từ cầu thủ Đồng Tháp ở phút 89. Pha va chạm này khiến anh vấp vào người một cầu thủ khác, sau đó ngã xuống ôm gối tỏ ra đau đớn.Sau khi các bác sĩ chăm sóc, Hoàng Đức đã rời sân không tiếp tục thi đấu. Anh được thay bằng Nguyễn Thành Lộc và CLB Ninh Bình kết thúc trận đấu với chiến thắng 1-0, duy trì ngôi đầu giải hạng nhất với thành tích toàn thắng sau 7 trận.Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, phản hồi của Hoàng Đức sáng 10.2 là khá tích cực, khi vết đau của anh không quá nặng như lo ngại ban đầu. Tuy nhiên, do đội Ninh Bình chưa cho Hoàng Đức đi chụp phim vết đau nên vẫn chưa biết được mức độ nặng nhẹ của chấn thương, nên kế hoạch tập trung đội tuyển Việt Nam của cầu thủ này cũng còn là dấu hỏi.Dự kiến, CLB Ninh Bình hành quân đến Bình Phước, sẵn sàng cho trận đại chiến giữa 2 đội đứng đầu bảng xếp hạng ở vòng 9 giải hạng nhất quốc gia 2024 - 2025 diễn ra vào ngày 15.2 tới.Cũng liên quan đến trận đấu này, đội chủ nhà Bình Phước đang đứng trước thách thức không nhỏ khi chấn thương của chân sút chủ lực Công Phượng chưa thể bình phục sớm như một số dự đoán ban đầu.Sau chiến thắng 2-1 trước CLB Long An ở vòng 8 đêm 9.2, thủ môn Bùi Tấn Trường đã có chia sẻ về chấn thương của Công Phượng: "Bác sĩ chẩn đoán Công Phượng có thể trở lại tập luyện sau hơn 1 tháng nbữa, nhưng để thi đấu được thì cần từ 2 - 3 tháng".Được biết, Công Phượng được chẩn đoán chấn thương cơ trong trận gặp CLB Đồng Nai ở vòng 6 giải hạng nhất ngày 19.1. Được biết thời gian qua Công Phượng không tập hồi phục ở các trung tâm, mà tự tập tại chỗ với CLB.Tiết lộ của Tấn Trường cho thấy chân sút quê Đô Lương không chỉ sẽ vắng mặt ở trận cầu "6 điểm" với đội đầu bảng Ninh Bình, mà còn không có cơ hội khi đội tuyển Việt Nam tập trung trở lại vào giữa tháng 3, đá giao hữu với Campuchia ngày 19.3, trước khi mở màn vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027 gặp Lào (25.3) trên sân Bình Dương.
Có lý thuyết cho rằng, những người nhóm máu O mang trong mình gien di truyền của những người phát triển mạnh nhờ chế độ ăn giàu protein động vật. Trong khi đó, nhóm máu A phù hợp hơn với thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Liệu những điều này có đúng khi được khoa học kiểm chứng?Các chuyên gia cho rằng một số loại thực phẩm nhất định có thể gây ra các phản ứng có lợi hoặc gây hại tùy thuộc vào nhóm máu. Theo đó, các đề xuất về chế độ ăn theo từng nhóm máu cụ thể là:Nhóm máu A: Nên tiêu thụ protein từ đậu nành và tập trung vào các sản phẩm hữu cơ. Bởi những người nhóm máu A được cho là có hệ thống miễn dịch nhạy cảm và phát triển mạnh nhờ thực phẩm tươi, nguyên chất.Nhóm máu B: Sở hữu hệ tiêu hóa dễ thích nghi nhất. Nhóm người này được khuyến nghị nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng, có thể tiêu thụ các sản phẩm từ sữa nhưng tránh thịt gà và một số loại ngũ cốc.Nhóm máu AB: Những người nhóm máu AB được khuyên nên kết hợp cả 2 chế độ ăn A và B; tập trung vào hải sản, đậu phụ, sữa và rau xanh; tránh xa caffeine và rượu.Nhóm máu O: Nhóm máu O nguyên bản cần ăn nhiều protein. Thịt đỏ, cá và rau được khuyến khích, hạn chế ngũ cốc và sữa. Mặc dù các xác thực khoa học liên quan đến những điều vừa nêu chưa hoàn thiện, nhưng nghiên cứu thu về nhiều phản hồi từ các cá nhân sau khi họ tuân theo các hướng dẫn dinh dưỡng dành riêng cho từng loại máu. Theo đó, họ khẳng định năng lượng được tăng cường, tiêu hóa tốt hơn, sức khỏe được cải thiện đáng kể, theo Rolling Out (Mỹ).Có ý kiến cho rằng chế độ ăn theo nhóm máu có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Việc phân loại một cách cứng nhắc có thể bỏ qua các yếu tố cá nhân như di truyền, lối sống và tình trạng sức khỏe hiện có. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu nhấn mạnh rằng mặc dù nhóm máu có thể ảnh hưởng đến một số khía cạnh của sức khỏe, nhưng đó chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách cơ thể chúng ta xử lý thực phẩm. Di truyền, lối sống, môi trường và tình trạng sức khỏe tổng thể đều đóng vai trò quan trọng như nhau.Nếu bạn bị hấp dẫn bởi chế độ ăn theo nhóm máu, các chuyên gia khuyên rằng nên tiếp cận một cách có cân nhắc. Nên bắt đầu bằng cách ghi nhật ký thực phẩm tiêu thụ chi tiết, lưu ý cách các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến năng lượng, quá trình tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của bạn. Tuy nhiên, không có một chế độ ăn cụ thể nào là phù hợp với tất cả mọi người. Việc chú ý đến phản ứng của cơ thể với các loại thực phẩm khác nhau, duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe là điều quan trọng.
Top 5 mặt nạ hot nhất mùa hè để hạ nhiệt và phục hồi cho da
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.