$460
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Pq888/06. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Pq888/06.Sáng 6.2, Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei cho biết đang triển khai các biện phòng bệnh lở mồm long móng bùng phát tại địa phương.Hiện địa phương này đã ghi nhận 73 con gia súc (63 con bò và 10 con trâu) của 33 hộ dân tại xã Đăk Nhoong và xã Xốp mắc bệnh lở mồm long móng với các triệu chứng như: đi lại không bình thường, biểu hiện mệt mỏi, chảy nước dãi, bỏ ăn...Vài ngày trước, nhiều hộ dân tại xã Đăk Nhoong (H.Đăk Glei) phát hiện đàn trâu, bò có triệu chứng bỏ ăn, đi lại không bình thường.Ông A Nhải (thôn Đăk Nhoong, xã Đăk Nhoong) cho biết, sau khi phát hiện trâu, bò có biểu hiện lạ, ông đã báo cơ quan chức năng về tình trạng đàn trâu, bò của gia đình. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng xác định đàn trâu, bò tại xã Đăk Nhoong mắc bệnh lở mồm long móng."Hiện tôi và bà con đang thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, không cho dịch bùng phát", ông A Nhải nói.Theo Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei, trong năm 2024, một số gia súc tại địa phương không được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng. Nguyên nhân là do trong quá trình tiêm phòng, một số gia súc đang mang thai và thả rông trong rừng không bắt giữ được. Hiện Phòng NN-PTNT H.Đăk Glei đang bám sát ổ dịch để theo dõi, hướng dẫn các hộ phòng, chống dịch bệnh lây lan.UBND H.Đăk Glei đã chỉ đạo Phòng NN-PTNT huyện xuất cấp 100 lít hóa chất, 1.000 kg vôi bột, 85 bộ quần áo bảo hộ, khẩu trang để khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường tại ổ dịch và các thôn tiếp giáp; hướng dẫn người dân quản lý, cách ly, xử lý, chăm sóc, chữa trị cho gia súc mắc bệnh.UBND H.Đăk Glei cũng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND xã Đăk Nhoong và xã Xốp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng... cho người dân địa phương. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Pq888/06. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Pq888/06.Có dịp tháp tùng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc và tinh thần tự lực, cần mẫn, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong lao động, sản xuất. Còn đối với những người con xa xứ dù có đi đâu, làm gì, mỗi người vẫn mang trong mình nhiệt huyết và luôn đồng hành, hỗ trợ quê hương Đồng Tháp phát triển, vươn mình cùng đất nước.Những giá trị, nét tính cách nêu trên cho thấy Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31.12.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo đã dần thấm sâu vào ý thức các tầng lớp nhân dân.Đồng Tháp là nơi có truyền thống cách mạng, là căn cứ địa với nhiều chiến công hào hùng của những chiến thắng vang dội, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp chăm chỉ, sáng tạo trong công cuộc khai hoang, phục hóa Đồng Tháp Mười và tái thiết quê hương thành công, biến vùng đất hoang hóa trở thành vựa lúa lớn của cả nước, với kinh tế - xã hội phát triển toàn diện suốt nhiều năm.Giai đoạn 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Đồng Tháp đạt 5,36%/năm, GRDP bình quân/người năm 2024 đạt 77,55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1%. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2024, có 11/12 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, có 115/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 49/115 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, giúp diện mạo nông thôn khang trang. Các chương trình phát triển giáo dục, y tế, an sinh - xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm được triển khai tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác đã trở thành nét đẹp văn hóa và con người Đồng Tháp. Lực lượng công nhân của tỉnh luôn cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng công việc; nông dân biết áp dụng khoa học công nghệ, nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 621 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có gần 400 sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử.Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ gần gũi, sát dân, đồng hành với doanh nghiệp để góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Chính từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Tháp 16 năm liên tục xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước, tạo nên giá trị thương hiệu PCI Đồng Tháp.Khi nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến hình ảnh sếu đầu đỏ, bé sen. Đây là biểu tượng của tỉnh, nhắc về các giá trị "chân - thiện - mỹ" luôn được người dân phát huy. Tiêu biểu là bà Trần Thị Kim Thia (tên thường gọi Sáu Thia, 72 tuổi, ngụ xã Hưng Thạnh, H.Tháp Mười) có 32 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em để hạn chế đuối nước. Bà là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Hay trước đây là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 7 máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Tất cả làm rạng danh quê hương Đồng Tháp. Để tạo động lực thi đua trong các tầng lớp nhân dân, tỉnh Đồng Tháp đã xét tặng danh hiệu "Công dân tiêu biểu Đất Sen hồng" cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong từng lĩnh vực đời sống xã hội, có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Từ năm 2024, tỉnh còn xét tặng thêm danh hiệu "Công dân danh dự Đất Sen hồng" cho các cá nhân ngoài tỉnh có nhiều đóng góp phát triển địa phương. Hiện, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng văn hóa Đồng Tháp với môi trường lành mạnh, an toàn, trở thành nơi đáng sống. Từ việc thực hiện Nghị quyết 06 về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã triển khai xây dựng con người Đồng Tháp, nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện, với các chuẩn mực của con người Việt Nam, mang 9 nét đặc trưng con người Đồng Tháp: "Yêu nước - Đoàn kết - Trung thực - Tự lực - Chăm chỉ - Hợp tác - Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo" nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần đưa Đồng Tháp phát triển nhanh, bền vững để mỗi người dân luôn tự hào là công dân Đất Sen hồng. ️
Theo Bộ GD-ĐT, chiều 19.2 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.Tại cuộc họp, ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), cho biết, để đảm bảo cho công tác ra đề thi và xây dựng ngân hàng câu hỏi thi cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo hướng mở, phát huy trí tuệ tập thể toàn ngành, đồng thời phù hợp với phương thức một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, Cục Quản lý chất lượng đã tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên trên toàn quốc. Kết quả, giáo viên đã làm quen với hình thức đánh giá năng lực theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.Đến thời điểm này, các địa phương cũng đã cho học sinh lớp 12 đăng ký thi thử lần 1 các môn dự kiến chọn thi tốt nghiệp THPT (ngoài 2 môn bắt buộc là toán và ngữ văn) và tổ chức học, thi thử theo dạng thức thi của Bộ GD-ĐT đã công bố.Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành công văn hướng dẫn tổ chức thi (dự kiến đầu tháng 3); hoàn thiện các hệ thống phần mềm tổ chức thi và thử nghiệm trên diện rộng, kiểm tra đánh giá an ninh, an toàn trước khi đưa vào sử dụng; tiếp tục tập huấn đội ngũ giáo viên để xây dựng câu hỏi thi; tiếp tục tổ chức các hội nghị, hội thảo tập huấn để các địa phương nắm rõ mô hình, cách thức tổ chức kỳ thi, cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi, lịch thi…Ông Chương cũng lưu ý, các địa phương phân cấp, phân quyền rõ, đầy đủ, trách nhiệm toàn diện kỳ thi tại địa phương. Đồng thời, xây dựng phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện nhân lực, vật lực. Chú trọng tổ chức dạy học, đánh giá bám sát chương trình và nội dung thi, tổ chức thi thử để giáo viên, học sinh làm quen với cách thức tổ chức thi.Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá các bước chuẩn bị cho kỳ thi năm 2025 đã chủ động hơn so với mọi năm ở tất cả các khâu cho thấy nhận thức về tầm quan trọng của mùa thi năm 2025.Với yêu cầu cần lường trước mọi vấn đề, thấy hết thách thức để chuẩn bị với tinh thần thận trọng, ông Sơn đề nghị các đơn vị tập trung làm tốt một số khâu trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như ra đề, tập huấn, thanh tra, truyền thông…Do là kỳ thi đầu tiên thực hiện theo tinh thần đổi mới, người đứng đầu ngành giáo dục đặc biệt lưu ý khâu tập dượt để rút kinh nghiệm. "Mục tiêu đảm bảo chất lượng và có một kỳ thi an toàn không có gì thay đổi", ông Sơn nhấn mạnh.Trước đó, tháng 10.2024, Bộ GD-ĐT đã công bố 18 đề tham khảo, đảm bảo đúng quy định về cấu trúc, định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD-ĐT ban hành trước đó. Các đề tham khảo cũng bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tập trung chủ yếu ở lớp 12, nhằm giúp giáo viên chủ động giảng dạy, ôn tập ngay từ đầu năm học. So với mọi năm, đề tham khảo năm nay công bố sớm trước 5 tháng. ️
Chia sẻ với Ngọc Lan, Thanh Hằng cho biết gia đình có 5 anh chị em, trong đó 2 người phát triển bình thường. Hai chị em Thanh Hằng và Thanh Hà bén duyên ca hát từ lúc học lớp 6. Khi ấy, gia đình rất nghèo, nhưng họ hăng hái tham gia các chương trình văn nghệ, được mọi người khen ngợi. Năm 1998, có một đoàn văn công về quê biểu diễn, Thanh Hằng liền mạnh dạn xin hát và nhận được sự đồng ý. Giọng ca cao 1,25m kể lại: “Chú trưởng đoàn hỏi tôi có muốn đi theo đoàn không, tôi thích quá. Vì một cô bé nhà quê chưa bao giờ được đứng trên sân khấu, nhận được lời mời như vậy, hôm sau tôi gom quần áo đi luôn”, ca sĩ Thanh Hằng hào hứng kể. Từ đó, chị và em gái rong ruổi theo đoàn nghệ thuật đến khắp các vùng sâu, vùng xa phục vụ bà con.Năm 2008 hai chị em Thanh Hằng và Thanh Hà đi vào trong Nam thăm bà con. Không có tiền về quê nên hai chị em được mạnh thường quân giúp đỡ, giới thiệu đi hát ở các chương trình, nhà hàng tiệc cưới ở TP.HCM. Dần dần, Thanh Hằng và Thanh Hà được các nghệ sĩ lớn biết tới và mời những chương trình hoành tráng hơn. Ngoài sự nghiệp, Thanh Hằng còn có tổ ấm viên mãn. Nữ ca sĩ tí hon kể lại trước đây, cô từng tìm hiểu vài người. Họ có ý định muốn cưới nhưng giọng ca sinh năm 1978 lại không muốn kết hôn, nên chỉ quen một thời gian là chia tay. Chia sẻ với MC Ngọc Lan, Thanh Hằng thổ lộ rằng cô là người đặc biệt, vóc dáng nhỏ bé, sức khỏe yếu. Nếu lập gia đình thì nữ ca sĩ phải làm mẹ, làm vợ... Cô sợ làm không nổi những việc đó và sợ vướng bận gia đình thì không được đi hát nữa.Hà Văn Đông là bạn chung với hai chị em Thanh Hằng 10 năm nay. Anh là người khiếm thị, nhỏ hơn Thanh Hằng 14 tuổi. Anh hay giúp đỡ chị em nữ ca sĩ trong việc kinh doanh hay nghệ thuật. Dần dần qua tiếp xúc, anh Đông có tình cảm với Thanh Hằng lúc nào không hay. Nhưng mãi đến mấy tháng sau anh mới dám ngỏ lời bằng cách nhắn tin, rồi cô nhận lời đồng ý sau 3 tuần. Thanh Hằng thổ lộ với Ngọc Lan: “Nếu như Đông là người bình thường thì tôi sẽ không kết hôn. Ở bên cạnh Đông, tôi cảm giác rất thoải mái và hòa hợp trong chuyện tình yêu, tình bạn. Tôi muốn là đôi mắt để dẫn Đông đi khắp thế giới”. Lắng nghe câu chuyện, Ngọc Lan cảm kích trước tình yêu của hai người. Nữ MC rút ra thông điệp: “Hạnh phúc không do số phận trao tặng mà do chính sự lựa chọn của chúng ta”. ️