Những tấm lòng vàng 25.2.2023
Ngày 29.12, Công an TP.Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đỗ Đăng Huy (37 tuổi, ngụ H.Bù Đăng) về tội môi giới mại dâm và đánh bạc; Vũ Thị Yến (53 tuổi, ngụ TP.Đồng Xoài) về tội môi giới mại dâm.Qua quá trình trinh sát, lực lượng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước xác định về đường dây hoạt động mại dâm có tổ chức, các giao dịch, môi giới, lựa chọn gái bán dâm đều thực hiện bằng các trang web thông qua mạng internet.Giữa tháng 12, chuyên án được xác lập theo chỉ đạo của đại tá Lâm Văn Long, Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước. Thượng tá Võ Hoàng Bắc, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước làm Trưởng ban chuyên án.Ban chuyên án xác định, địa điểm mua bán dâm thường diễn ra tại nhà nghỉ Hà Anh (P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) do Đỗ Đăng Huy làm quản lý, và nhà nghỉ Phước Sang (P.Tân Bình, TP.Đồng Xoài) do Vũ Thị Yến làm quản lý.Ngày 18.12, 6 tổ công tác với hơn 40 cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát hình sự và các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Phước, Công an TP.TP Đồng Xoài đã đồng loạt phong tỏa, kiểm tra 2 nhà nghỉ nêu trên.Tại nhà nghỉ Hà Anh, các lực lượng đã bắt quả tang Đỗ Đăng Huy cùng vợ là T.T.K.A đang chứa mại dâm tại nhà nghỉ do mình làm chủ và quản lý. Tại đây, có 2 đôi nam, nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm với giá 300.000 đồng/người/lượt.Huy khai nhận, qua mạng internet, Huy đã tìm thông tin về gái bán dâm trong các hội, nhóm kín, mời gái bán dâm về nhà nghỉ của mình, khi khách đến lưu trú có yêu cầu.Huy đã lôi kéo 8 gái bán dâm về ở trong khu nhà trọ của mình để thuận lợi cho hoạt động mại dâm. Mỗi lần gái bán dâm trong nhà nghỉ, Huy thu tiền phòng 100.000 đồng/người/lượt, nếu khách nghỉ qua đêm thì thu 250.000 đồng/người/lượt.Ngoài ra, lực lượng công an còn phát hiện Huy tham gia đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet. Tổng số tiền giao dịch thông qua tài khoản đánh bạc của Huy từ tháng 9 đến tháng 12 là trên 12,7 tỉ đồng.Tại thời điểm kiểm tra nhà nghỉ Phước Sang, công an phát hiện và bắt quả tang tại phòng 305 có 1 đôi nam nữ đang mua bán dâm và tại phòng nghỉ khác có khách mua dâm đang chờ gái bán dâm đến. Vũ Thị Yến khai nhận đã cho phép một nữ vào phòng 305 bán dâm để thu tiền phòng.Sau khi củng cố hồ sơ, Cơ quan CSĐT Công an TP.Đồng Xoài đã ban hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Yến và Huy cùng về tội môi giới mại dâm. Ngoài ra, Huy còn bị truy tố về tội đánh bạc.CLB châu Âu chính thức ra mắt 'chân dài bóng chuyền' 1,93 m Thanh Thúy
Ngày 7.1, Sở Y tế TP.HCM thông tin, Human metapneumo vi rút (HMPV) đang gây bệnh ở một số quốc gia không phải là vi rút mới, từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trong các năm 2023 và 2024 tại TP.HCM. Nhưng tác nhân gây bệnh hô hấp này chiếm tỷ lệ thấp so với các tác nhân khác.Theo Sở Y tế TP.HCM, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại TP.HCM năm 2024 ghi nhận số ca viêm đường hô hấp dao động từ 16.000 - 18.000 ca/tháng, và gia tăng trong 3 tháng cuối năm. Sở Y tế TP.HCM nhận định, các bệnh hô hấp có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển lạnh. Tuy nhiên hiện tại chưa ghi nhận những biến động bất thường về số ca mắc cũng như tình trạng bệnh nặng tại các bệnh viện.Về tác nhân gây bệnh, kết quả báo cáo từ chương trình nghiên cứu tác nhân viêm phổi cộng đồng hợp tác giữa Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Viện Pasteur Nha Trang, và Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (thuộc dự án PREPARE) cho thấy vẫn là các vi rút và vi khuẩn phổ biến.Cụ thể, kết quả xét nghiệm 103 bệnh nhân viêm phổi cộng đồng (gồm 56 trẻ em và 47 người lớn) nhập viện từ tháng 7 - 12. 2024 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho thấy: HMPV chiếm tỷ lệ nhỏ (12,5% ở trẻ em) so với các tác nhân gây viêm phổi cộng đồng khác. Các tác nhân phổ biến hơn được tìm thấy ở trẻ em như vi khuẩn H. influenzae (71,4%), S. pneumoniae (42,9%), vi rút cúm A (25%), rhinovirus (44,6%), RSV (41,1%),... Tác nhân phổ biến ở người lớn là vi khuẩn H. influenzae (42,6%), S. pneumoniae (27,7%) và vi rút cúm A (48,9%).Ngoài ra, trong đợt bùng phát viêm hô hấp trẻ em vào cuối năm 2023 tại TP.HCM, kết quả giám sát cũng ghi nhận tình trạng đa dạng tác nhân vi rút thường gặp, trong đó tác nhân HMPV cũng được phát hiện với tỷ lệ 15%. Tuy nhiên, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo không chủ quan trước những diễn biến dịch bệnh hô hấp do HMPV có thể xảy ra. Sở đã chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) và các đơn vị y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, sẵn sàng triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại sân bay và cảng biển, nhằm phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh (nếu có).Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục các hoạt động giám sát dịch tễ nội địa, bao gồm giám sát số ca viêm hô hấp, số ca viêm hô hấp cấp tính nặng nhập viện, giám sát các tác nhân gây viêm hô hấp và giám sát các sự kiện như phát hiện chùm ca bệnh trong trường học, nhà máy, cộng đồng để có biện pháp xử lý kịp thời.HMPV là một loại vi rút thuộc họ Pneumoviridae, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. HMPV có liên quan đến vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và là một trong các tác nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên và dưới cho trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm.Về cơ chế lây bệnh, vi rút này lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua bề mặt nhiễm vi rút, với nguy cơ gia tăng cao trong mùa đông và đầu mùa xuân.Các triệu chứng thường gặp bao gồm ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, đau họng, sốt và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể gây viêm phổi nặng.Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, HMPV chưa có vắc xin phòng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của ngành y tế là điều quan trọng.
Du học Úc: Để không 'lạc lối' khiến tiền mất tật mang
Rằm tháng giêng (24.2), ê kíp Nhà hát kịch Idecaf đã đến lăng Ông Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) để dâng hương và khởi công tập dợt kịch bản Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt.
Ngày 21.3, Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM cho biết, vừa tiếp nhận 2 trường hợp bị ngộ độc "ma túy nước biển" (GHB - Gamma-hydroxybutyrate). Cả 2 bệnh nhân với tuổi đời rất trẻ (từ 20 - 25).Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nam, được bạn đưa vào trong tình trạng vật vã lơ mơ, có hành vi kích động. Bệnh nhân cho hay, mình có những biểu hiện bất thường trên sau khi dùng "nước biển" pha với rượu tại một buổi tiệc. Sau 24 giờ theo dõi và điều trị triệu chứng, bệnh nhân đã tỉnh táo lại, kiểm soát được hành vi bản thân, được cho xuất viện và hẹn tái khám.Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nữ. Theo đó, sau buổi tiệc thâu đêm suốt sáng, bệnh nhân cảm thấy không khỏe nên ghé vào nhà một người bạn mới quen để ngủ nhờ. Người bạn này sau đó phát hiện bệnh nhân ngủ mê không dậy, thở yếu nên tức tốc đưa người bệnh đến Bệnh viện Nhân dân 115.Theo bác sĩ, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tím tái, suy hô hấp, dọa ngưng thở ngưng tim. Lập tức bệnh nhân được đặt ống nội khí quản và thở máy, chuyển khoa Hồi sức tích cực và chống độc theo dõi sát. Sau 12 giờ theo dõi, bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, được rút ống thở thành công mà chưa để lại di chứng thần kinh gì nặng nề.Tiếp xúc với bác sĩ, bệnh nhân trình bày, có sử dụng "nước biển" trong bữa tiệc trước đó, kèm rất nhiều bia rượu."Ma túy nước biển" có thể dẫn đến suy giảm chức năng não bộ, mất trí nhớ và khả năng học tập kém. Rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác.Theo bác sĩ CK2 Cao Hoài Tuấn Anh và bác sĩ CK1 Trần Huy Nhật (Bệnh viện Nhân dân 115) thì GHB - "ma túy nước biển" ban đầu được nghiên cứu để gây mê, cai rượu hoặc điều trị rối loạn giấc ngủ dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhân viên y tế nhưng sau đó bị lợi dụng như một chất gây nghiện. Đây là ma túy dạng lỏng, không màu, không mùi, vị hơi mặn, gây an thần và ức chế hệ thần kinh, có thể đi kèm hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Chất này thuộc danh mục IIC theo Nghị định 57 năm 2022 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Trên thế giới, GHB được gọi là "rape drug" hoặc "club drug". Ở Việt Nam, nó được biết đến với tên gọi là "nước biển" hay "Vitamin G". Loại "ma túy nước biển" này thường được lạm dụng ở những buổi tiệc, đặc biệt hay kết hợp với rượu. Sự pha trộn này có thể làm tăng thêm tác dụng ức chế thần kinh của cả hai, dẫn đến nguy cơ cao ngộ độc và biến chứng nguy hiểm.Nhiều người cho rằng "ma túy nước biển" này an toàn, uống xong chỉ tạo cảm giác hưng phấn chứ không bị ảnh hưởng gì về sau. Nhưng theo các bác sĩ thì đây là quan niệm sai lầm vì có nhiều tác hại.Về tác hại ngắn hạn, "ma túy nước biển" gây mất tỉnh táo. Theo đó, người dùng có thể bị lơ mơ, khó tập trung và mất nhận thức. Điều này là rất nguy hiểm khi tham gia giao thông, một số trường hợp còn bị xâm hại tình dục. "Ma túy nước biển" gây rối loạn vận động, gây hành vi kích động.Về lâu dài, việc lạm dụng "ma túy nước biển" có thể dẫn đến suy giảm chức năng não bộ, mất trí nhớ và khả năng học tập kém. Rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác. Nguy cơ tim mạch và hô hấp…
Sôi nổi hội thao ngành cao su Việt Nam khu vực 5
Ngày 4.1, Công an xã Vĩnh Xuân (H.Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết vừa phối hợp Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân mời làm việc và buộc viết cam kết không tái phạm đối với ông N.N.Q (44 tuổi, ở ấp Vĩnh Trinh, xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn) do liên quan đến hành vi mê tín dị đoan và chữa bệnh bằng phương pháp tâm linh trái pháp luật.Tại buổi làm việc, lực lượng chức năng đã phân tích, làm rõ hành vi vi phạm của ông Q. và tuyên truyền những hậu quả tiêu cực từ mê tín dị đoan, không chỉ đối với cá nhân mà còn gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Ông Q. thừa nhận hành vi sai trái của mình, đồng thời viết bản cam kết không tái phạm dưới sự giám sát của Công an H.Trà Ôn và UBND xã Vĩnh Xuân.Trước đó, qua phản ánh từ người dân, ngày 28.12.2024, Công an H.Trà Ôn phối hợp Công an xã Vĩnh Xuân tiến hành kiểm tra tại nhà của ông Q., phát hiện tổng cộng 16 cây dao tự chế, 1 gậy bóng chày dùng để phục vụ hoạt động mê tín dị đoan, trị bệnh tâm linh... Cơ quan chức năng xác định ông Q. có hành vi lợi dụng yếu tố tâm linh để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan; đồng thời tiến hành chữa bệnh bằng các phương pháp không được cơ quan chức năng công nhận. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây hoang mang, làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và an ninh trật tự tại địa phương. Sau buổi làm việc, ông Q. đã tự nguyện giao nộp toàn bộ số vũ khí, dao tự chế trên.