Doanh nghiệp tư nhân dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với mức gần 27%
"Giữa tháng chạp, thấy chồng hay lướt đọc những bài viết hướng dẫn nấu ăn, tôi có hỏi lý do nhưng không nhận được câu trả lời. Và vào ngày 29 tết cúng rước, đáp án đã hiện rõ. Hóa ra chồng muốn cùng tôi nấu nướng, không để vợ lủi thủi một mình quanh gian bếp như những tết trước đây", chị Nguyễn Lê Ánh Nguyệt (30 tuổi), ngụ tại H.Tân Thạnh (Long An), kể.Vì sao hoa linh lan được xem là biểu tượng của hạnh phúc?
Ngày 9.1.2025, trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao hợp đồng nhượng quyền (Concession Agreement) dự án điện gió Savan 1 cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 (đơn vị thành viên của T&T Group).Theo hợp đồng nhượng quyền, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đồng ý cho Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 thiết kế, xây dựng, sở hữu và vận hành dự án điện gió Savan 1 với thời hạn hợp đồng lên tới 25 năm để xuất khẩu điện về Việt Nam. Dự án được triển khai tại huyện Phin, tỉnh Savannakhet, Lào với tổng công suất lắp đặt lên tới 495 MW và tổng mức đầu tư khoảng 768 triệu USD. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án có công suất lắp đặt 300 MW, tổng vốn đầu tư hơn 490 triệu USD và đưa vào vận hành thương mại trong cuối năm 2025.Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 cho biết, việc ký kết hợp đồng nhượng quyền dự án điện gió Savan 1 với Chính phủ Lào là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước khởi đầu trong chiến lược đầu tư năng lượng "xuyên biên giới" của T&T Group. Không chỉ góp phần phát triển lĩnh vực đầy tiềm năng của quốc gia láng giềng, đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước thông qua việc sản xuất và xuất khẩu điện về Việt Nam, đây cũng là sự kiện quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào. "Nhà máy điện gió Savan 1 sẽ là dự án tiên phong và là nền tảng, cơ sở để Tập đoàn tiếp tục triển khai đầu tư nhiều dự án năng lượng khác tại Lào trong thời gian tới", bà Nguyễn Thị Thanh Bình nhấn mạnh.Việc đầu tư Nhà máy điện gió Savan 1 và liên kết với lưới truyền tải quốc gia có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng nguồn cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, từng bước hiện thực hóa cam kết hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Lào cũng như phù hợp với định hướng nhập khẩu điện tại Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15.5.2023.Đây cũng sẽ là dự án điện gió trên bờ có quy mô lớn nhất mà Tập đoàn T&T Group đầu tư cho đến nay, góp phần mở rộng danh mục đầu tư của Tập đoàn T&T Group để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2035, tổng công suất phát điện của các nhà máy điện năng lượng tái tạo và phát thải carbon thấp dự kiến đạt khoảng 12-15 GW, chiếm khoảng 10% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam.Cũng trong khuôn khổ sự kiện, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Chủ tịch Công ty TNHH MTV điện gió Savan 1 và ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cũng đã trao Thỏa thuận thu xếp vốn cho dự án, mở ra cơ hội hợp tác chiến lược của T&T Group và Ngân hàng MB trong lĩnh vực năng lượng. Theo thỏa thuận, Ngân hàng MB sẽ là ngân hàng đầu mối cam kết thu xếp thành công và phân bổ toàn bộ gói tài trợ để chủ đầu tư thực hiện triển khai giai đoạn 1 của dự án điện gió Savan 1.Hiện nay, ở trong nước, T&T Group đã đưa vào vận hành 10 dự án điện gió, điện mặt trời tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Gia Lai,… với tổng công suất lắp đặt và hòa lưới điện quốc gia đạt gần 1.000 MW. Ngoài ra, T&T Group cũng đang liên doanh cùng KOGAS, KOSPO, HANWHA (Hàn Quốc) triển khai dự án điện khí LNG Hải Lăng Giai đoạn 1 có công suất 1.500 MW, vốn đầu tư khoảng 2,5 tỉ USD. Không dừng lại ở đó, nhằm tiếp tục khẳng định uy tín của nhà đầu tư, phát triển năng lượng hàng đầu tại Việt Nam, Tập đoàn của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp uy tín trên thế giới để khai mở những lĩnh vực khá mới mẻ tại Việt Nam, như: hợp tác cùng Tập đoàn SK (Hàn Quốc) để sản xuất hydrogen xanh, thu hồi khí thải carbon và đầu tư tổ hợp khí tại Quảng Trị; hợp tác cùng Tập đoàn Erex (Nhật Bản) để nghiên cứu đầu tư các dự án nhà máy điện sinh khối; hợp tác với Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi tại Việt Nam; hợp tác với Cospowers và Goldwind (Trung Quốc) để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ, phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng…
Làm mới phong cách với bộ trang sức 'Sắc màu cá tính'
Trong số 4 nội dung của môn bóng đá, Việt Nam được đánh giá rất cao ở các nội dung bóng đá nữ và futsal nữ. Ở nội dung bóng đá nữ, chúng ta là đội trải qua 4 lần vô địch SEA Games liên tiếp, từ SEA Games 29 năm 2017 đến SEA Games 32 năm 2023. Chính vì thế, bóng đá nữ cũng là nội dung được VFF sớm tuyên bố chỉ tiêu bảo vệ HCV ở SEA Games năm nay.Những đối thủ đáng ngại nhất của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam tại SEA Games 33 năm 2025 là chủ nhà Thái Lan và Philippines. Trong số này, Philippines chủ yếu dựa vào dàn cầu thủ sinh ra ở Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, tại SEA Games, chưa chắc các cầu thủ này được về khoác áo đội tuyển Philippines đầy đủ, vì những cầu thủ Philippines sẽ vướng lịch thi đấu của CLB chủ quản ở nước ngoài, trong thời gian diễn ra SEA Games (tháng 12).Đối thủ đáng gờm khác là Thái Lan. Đội bóng nữ xứ sở chùa vàng đang được chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Madam Pang đầu tư lớn để phát triển. Thái Lan để lỡ cơ hội tham dự World Cup bóng đá nữ năm 2023, nên họ càng quyết tâm xây dựng lại lực lượng trong thời gian tới.Dù vậy, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam với kinh nghiệm và năng lực chuyên môn cao, vẫn được đánh giá nhỉnh hơn so với dàn cầu thủ nữ Thái Lan. Đặc biệt, ở một số gương mặt chủ chốt của chúng ta như Huỳnh Như, Chương Thị Kiều, Tuyết Dung… có chất "quái" mà không phải cầu thủ nữ nào ở Đông Nam Á cũng có được.Còn đội tuyển fustal nữ Việt Nam là đương kim vô địch Đông Nam Á, sau khi chúng ta đánh bại Thái Lan hồi năm ngoái. Dàn cầu thủ của đội tuyển futsal nữ Việt Nam đang ở vào độ chín của sự nghiệp, họ được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy phong độ tại SEA Games 33. Khác với nội dung bóng đá sân cỏ 11 người, ở nội dung futsal nữ, tính cạnh tranh không cao, đội tuyển futsal nữ Việt Nam hầu như chỉ phải cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan.Điểm chung giữa đội tuyển U.22 Việt Nam và đội tuyển futsal nam Việt Nam tại SEA Games 33 năm 2025, đó là chúng ta sẽ chạy đua giành HCV với 2 đối thủ chính là Thái Lan và Indonesia. Cả 3 nền bóng đá Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là 3 nền bóng đá phát triển rất đều cả 2 nội dung bóng đá nam và futsal nam.Ở nội dung bóng đá nam, U.22 Việt Nam là ứng cử viên rất nặng ký, đặc biệt là sau khi đội tuyển quốc gia Việt Nam giành ngôi vô địch AFF Cup 2024. Ngôi vô địch AFF Cup là động lực tinh thần rất lớn cho bóng đá Việt Nam, hướng đến các giải đấu quốc tế ở thời điểm hiện tại.Về mặt nhân sự, các cầu thủ trong lứa tuổi U.22 của bóng đá Việt Nam cũng được đánh giá cao, so với mặt bằng bóng đá Đông Nam Á. Những cầu thủ trẻ như Vĩ Hào, Khuất Văn Khang, Thái Sơn, Văn Trường, Đình Bắc… đều đủ sức khoác áo đội tuyển quốc gia. Giờ, họ quay lại khoác áo đội U.22, họ được kỳ vọng sẽ trở thành nòng cốt để đội U.22 Việt Nam giành HCV SEA Games.Trong khi đó, nội dung futsal nam của bóng đá Việt Nam có vẻ như bị đánh giá yếu thế hơn 3 nội dung còn lại. Đội tuyển futsal nam Việt Nam dù cũng là ứng cử viên vô địch tại SEA Games 33, nhưng đoàn quân của HLV Diego Giustozzi (người Argentina) vẫn bị đánh giá thấp hơn Thái Lan chút đỉnh. Còn đương kim vô địch Đông Nam Á Indonesia liên tục có những bước tiến rất đáng chú ý trong thời gian gần đây.Đội tuyển futsal nam Việt Nam vì thế sẽ phải cố gắng rất nhiều để hy vọng vào điều bất ngờ ở đại hội thể thao Đông Nam Á. Dù sao, việc bóng đá Việt Nam có cơ hội thắng lớn ở hầu hết các nội dung trong môn bóng đá tại SEA Games cũng phản ánh sự ổn định của chúng ta. Từ chỗ lép vế hoàn toàn trước Thái Lan trong môn bóng đá nhiều năm trước, hiện giờ bóng đá Việt Nam có hy vọng giành nhiều HCV hơn so với Thái Lan trong môn thể thao vua.
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Có một lễ hội bánh diễn ra các ngày lễ, tấp nập người rủ nhau đến ăn
Trước đó vào ngày 13.5, Bộ VHTT&DL và SABECO đã ký kết hợp tác chiến lược kéo dài 3 năm xoay quanh các lĩnh vực chính: Văn hóa - Nghệ thuật, Ẩm thực - Du lịch và Thể thao. Hai bên đã và đang triển khai các hoạt động hợp tác toàn diện cho năm 2022 với mục tiêu nâng tầm thể thao quốc gia và xây dựng hình ảnh Việt Nam như một thương hiệu điểm đến du lịch, văn hóa và ẩm thực không thể bỏ lỡ với du khách trong nước và quốc tế.