Những tấm lòng vàng 3.11.2022
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:Từ hạt gạo làng ta vươn ra thế giới
Trong khi đó, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đợt không khí lạnh xuất hiện ngày 19.12 kéo dài ít nhất đến ngày 25.12. Đỉnh điểm rét rơi vào ngày 24.12, đúng đêm Noel. Trong đợt không khí lạnh lần này, nhiệt độ tại đồng bằng Bắc bộ sẽ xuống khoảng 9 - 12 độ C. Tại vùng núi Bắc bộ xuống dưới 3 độ C, về đêm khu vực núi cao có thể xuống dưới 0 độ C nên khả năng cao xuất hiện băng giá và mưa tuyết. Ở Trung bộ sẽ xảy ra đợt mưa lớn, tâm mưa là Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Những nhà hàng lãng mạn, xứng đáng là nơi để cầu hôn, tỏ tình đẹp nhất
Chủ đề khai bút năm nay là "Viết ước mơ của em về cuộc sống xung quanh".
Ngày 24.1, trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (thuộc Bộ GTVT) cho biết, khối lượng tổng thể tại dự án cầu Rạch Miễu 2 đã đạt gần 80%, vượt tiến độ chung so với kế hoạch hơn 4%. Riêng phần cầu chính Rạch Miễu 2 bắc qua sông Tiền, nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre, vượt tiến độ hơn 24%.Cụ thể: Về phần đường, đang thi công trên toàn bộ tuyến dài khoảng 14 km và đã hoàn thành 100% công tác đắp gia tải xử lý đất yếu (đang giai đoạn chờ cố kết), đang tiến hành dỡ tải được 10/14km, rải bê tông nhựa theo từng phân đoạn được khoảng 4km. Toàn bộ phần cầu và đường thuộc dự án trên địa bàn tỉnh Bến Tre sẽ hoàn thành trước ngày 30.6 năm nay.Về phần cầu, đã hoàn thành 4/6 cầu (cầu Xoài Hột, cầu Mỹ Tho, cầu Tam Sơn và cầu Ba Lai), còn 2 cầu đang triển khai thi công là cầu chính Rạch Miễu 2 và cầu Sông Mã. Trong đó, cầu Sông Mã sẽ hoàn thành trước tháng 6.2025, cầu Rạch Miễu 2 dự kiến hợp long vào tháng 8.2025.Vẫn theo đại diện đơn vị chủ đầu tư, hiện nay, trên công trường, các đơn vị thi công tiếp tục duy trì triển khai thi công 3 ca, 4 kíp, với 30 mũi thi công, khoảng 150 đầu thiết bị thi công, 500 công nhân và 83 cán bộ kỹ thuật.Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các đơn vị đã chủ động có kế hoạch sắp xếp, tổ chức thi công các hạng mục chính đến ngày cuối cùng của năm âm lịch 2024. Trong những ngày Tết Ất Tỵ vẫn triển khai các công tác phụ trợ, bảo dưỡng bê tông, bảo dưỡng mặt đường, đảm bảo công tác an toàn…Các đơn vị luân phiên các tổ đội triển khai trên công trường để đảm bảo công nhân và kỹ sư có cái tết bên gia đình và song song hoàn thành nhiệm vụ chung của dự án.Chưa hết tháng 1.2025, nhưng chủ đầu tư dự án cầu Rạch Miễu 2 cho biết đã giải ngân hơn 245/673 tỉ đồng của kế hoạch bố trí vốn năm 2025. Chủ đầu tư dự kiến, với tiến độ và kế hoạch thi công sẵn có, dự án cầu Rạch Miễu 2 sẽ được thông xe kỹ thuật ngày lễ Quốc khánh 2.9.2025 và hoàn thành toàn bộ dự án trước 30.10.2025 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Dự án cầu Rạch Miễu 2 có điểm đầu tại ngã tư Đồng Tâm (nút giao giữa QL1 với đường tỉnh 870, thuộc địa phận H.Châu Thành, Tiền Giang. Điểm cuối tại Km16+660 QL60, cách mố phía bắc cầu Hàm Luông khoảng 0,71km, thuộc địa phận TP.Bến Tre, Bến Tre. Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 6.810 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước.
Tân Tổng lãnh sự New Zealand: 'Việc học không phải là lặp lại và thuộc lòng'
Theo đại diện chủ đầu tư - Công ty TNHH vận tải hành khách Thành Thành Phát, hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng khai thác, vận hành tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Côn Đảo. Tàu cao tốc đã được đưa về TP.HCM, chủ đầu tư đang hoàn tất các thủ tục cuối cùng để khai thác chuyến tàu cao tốc đầu tiên vào sáng 29.3 theo kế hoạch đã được Sở GTCC TP.HCM phê duyệt.Phương tiện được sử dụng là tàu cao tốc Phú Quý Express, trọng tải 374 ghế, trong đó có 280 giường nằm, 94 ghế ngồi. Tàu chạy tối đa 1 chuyến/ngày, xuất phát tại cảng Sài Gòn (Q.4) vào lúc 7 giờ; xuất phát tại cảng cá Bến Đầm hoặc bến cảng tàu khách Côn Đảo vào lúc 11 giờ 30. Dự kiến tàu sẽ chạy khoảng 5 giờ 45 phút cho hành trình từ TP.HCM - Côn Đảo.Giá vé đi tàu được doanh nghiệp đưa ra theo từng loại chỗ và nhóm khách. Trong đó, khách mua vé ghế ngồi ngày thường (thứ hai đến thứ năm) thấp nhất 720.000 - 990.000 đồng; vé giường nằm áp dụng 800.000 - 1,250 triệu đồng. Vào ngày cuối tuần (thứ sáu đến chủ nhật), giá vé được điều chỉnh cao hơn, với giá vé thấp nhất cho ghế ngồi là 790.000 đồng và cao nhất là 1,090 triệu đồng. Vé giường nằm ngày cuối tuần có giá thấp nhất là 880.000 đồng, cao nhất là 1,370 triệu đồng.Giá vé hiện nay do doanh nghiệp đề xuất đã bao gồm vé cổng đi vào cảng, đưa đón xe điện từ cổng vào khu vực tàu cao tốc. Ngoài ra, hành khách có thể đi xe máy, ô tô tới cảng ở quận 4 để đi tàu cao tốc.Cùng theo chủ đầu tư, nhân dịp khai trương, công ty áp dụng chương trình giảm 50.000 đồng/vé cho tất cả hành khách, áp dụng cho vé một chiều và khứ hồi. Thời gian áp dụng từ 19.3 - 10.4.Như vậy, tính đến nay TP.HCM đã tổ chức 2 tuyến tàu cao tốc kết nối với Côn Đảo. Tuyến đầu tiên do Công ty CP Tàu cao tốc Phú Quốc đầu tư khai thác, lộ trình xuất phát từ cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè. Hiện tuyến đang tạm ngưng hoạt động do khách phản ánh bến xa trung tâm thành phố, khó khăn trung chuyển, hãng tàu điều chỉnh lịch kinh doanh mùa thấp điểm.Sở GTCC kỳ vọng khi đưa vào khai thác, các tuyến tàu cao tốc sẽ góp phần tăng cường khả năng kết nối vùng TP.HCM với các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ. Đồng thời, giúp cho hành khách có thêm sự lựa chọn khi đi từ TP.HCM đến Côn Đảo - một điểm du lịch hấp dẫn với bãi biển đẹp, khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ, với những di tích lịch sử linh thiêng, gắn liền với lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc ta giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước.