Trà trái cây - thức uống ngon, lạ miệng tự thưởng ngày cuối năm
Ngày 12.2, thông tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Công Thuận (37 tuổi, trú tại TP.Huế) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.Cụ thể, trong quá trình giao hàng, Thuận thu tiền từ Công ty TNHH ASIA Hà Nam (trụ sở tại Hà Nam) và các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, TP.Huế, nhưng không nộp hết về công ty mà lấy một phần để chi tiêu cá nhân. Sau đó, Thuận đưa thông tin gian dối để được ứng hàng từ kho của các công ty và giao cho các đại lý để thu tiền và tiếp tục việc chiếm đoạt.Từ tháng 8.2021 đến tháng 11.2023, bằng thủ đoạn nói trên, Thuận chiếm đoạt hơn 4 tỉ đồng của Công ty TNHH ASIA Hà Nam và các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và TP.Huế.Vụ việc đang được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.Giải bóng rổ VBA 2023: Nha Trang Dolphins nhấn chìm Danang Dragons
Theo thạc sĩ Phạm Quang Trường, thực tế sinh viên kinh tế rất “sợ” các môn toán cao cấp, kinh tế - luật và xác suất thống kê. Tuy nhiên, theo thạc sĩ Trường, sinh viên không nhất thiết phải quá giỏi môn toán khi học các ngành liên quan kinh tế vì đây chỉ là một phần để tư duy. Có những môn học khác cần thiết như: ngoại ngữ, tin học... Bên cạnh đó, những bạn học luật thì cần trang bị kiến thức về lịch sử, văn, xã hội học.
Chuyển đổi số giúp xử lý nhanh dữ liệu theo thời gian thực
Sau thành công của mùa giải này, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM đã quyết định thành lập CLB bóng đá cựu sinh viên Khoa học (US Alumni Football Club - USA FC).
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.
Mâm cúng ông Công ông Táo trang trọng, chỉn chu khiến dân mạng xuýt xoa
Chiều 31.12, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, bệnh viện này vừa cứu chữa thành công cho một nam thanh niên bị ong vò vẽ đốt hơn 50 vết, gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Trước đó, chiều 29.12, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tiếp nhận bệnh nhân là anh N. (34 tuổi, ngụ xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu) nhập viện trong tình trạng khó thở, huyết áp tăng, nhiều vết ong đốt ở vùng đầu, mặt, vai, lưng. Các vị trí vết đốt sưng nề, đỏ và đau. Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu, hồi sức tích cực, chống sốc phản vệ và làm các xét nghiệm cần thiết rồi chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị.Nhận định đây là trường hợp ong đốt nặng (hơn 50 vết ong đốt) gây phản ứng phản vệ độ 2 và rối loạn đông máu, nguy cơ gây tử vong cao. Do đó, các bác sĩ tại đã nhanh chóng phối hợp nhiều biện pháp như điều trị nội khoa tối ưu và lọc máu liên tục.Sau 2 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định, không còn cảm thấy mệt mỏi hay khó thở, các vị trí vết đốt cũng đã giảm đau và sưng đáng kể, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân, chiều 29.12, trong lúc điều khiển xe cuốc để dọn vườn vô tình chạm vào tổ ong vò vẽ, đàn ong bay vào cabin vây đốt anh N. ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Ngay lập tực, người nhà đã đưa anh N. đến bệnh viện để cấp cứu.Bác sĩ Nguyễn Hoàng Duyên, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, cho biết thêm, nọc ong vò vẽ rất độc, có thể gây phản ứng phản vệ nặng, suy đa tạng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách. Người bị đốt thường xuất hiện các dấu hiệu như: Nổi mề đay, ngứa, khó thở, đau nhức dữ dội, chóng mặt, mệt mỏi, sưng phù mặt, tiểu ra máu... Khi gặp những biểu hiện này, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và điều trị kịp thời.