Sống nơi 'rốn' sét
Soi bộ đôi "xe cổ" Morgan dùng động cơ BMW
Điềm bất lành không chỉ cho Bồ Đào Nha
Những ngày cuối năm Giáp Thìn, cái tên Nguyễn Thị Hương trở thành đề tài được những người yêu thể thao quan tâm, nhưng đáng buồn, lại không phải vì thành tích hay tấm huy chương nào cả. Việc nữ VĐV đua thuyền số 1 Việt Nam làm đơn xin nghỉ tập luyện ở đơn vị Vĩnh Phúc vì bị nợ tiền thưởng trong nước từ năm 2022 đến 2024 và tiền hỗ trợ dinh dưỡng năm 2024 một lần nữa 'hâm nóng' thực trạng bất cập trong chế độ đãi ngộ và sự hỗ trợ dành cho các VĐV, đặc biệt là những người đã cống hiến hết mình để mang vinh quang về cho thể thao nước nhà. Trước đó, vào ngày 30.12.2024, Nguyễn Thị Hương đã gửi đơn xin nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 tới Sở VH-TT-Dl tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao Vĩnh Phúc. Trong đơn, cô chia sẻ rằng 9 năm gắn bó đã giúp cô giành được nhiều huy chương quốc gia và quốc tế, mang lại niềm tự hào cho Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Tuy nhiên, hoàn cảnh gia đình cùng việc thiếu hỗ trợ đã khiến cô đi đến quyết định xin nghỉ.Hương khẳng định rằng việc cô không nhận được tiền thưởng trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng năm 2024 thuộc chế độ của tỉnh Vĩnh Phúc, không liên quan đến chế độ tiền thưởng của Cục TDTT. Tình trạng bị nợ tiền thưởng và tiền hỗ trợ dinh dưỡng không chỉ riêng Nguyễn Thị Hương phải gánh chịu mà còn ảnh hưởng tới 200 HLV và vận VĐV của 11 đội tuyển thể thao tại Vĩnh Phúc. Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể thao của tỉnh phải tạm dừng hoạt động tập luyện thường xuyên. Tuy vậy, Nguyễn Thị Hương đã được Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam hỗ trợ tối đa. Cô hiện tập luyện cùng đội tuyển quốc gia tại Hải Phòng, với chế độ ăn uống hằng ngày được liên đoàn lo liệu toàn bộ. Trong năm 2025, Hương dự kiến tham gia hai giải lớn: giải vô địch châu Á tại Trung Quốc vào tháng 4 và SEA Games 33 vào cuối năm tại Thái Lan.Nguyễn Thị Hương cho biết năm nay cô sẽ về ăn tết cùng gia đình rồi trở lại tập luyện cho các giải đấu quốc tế trong năm 2025. Hương chia sẻ dù còn nguyên niềm đam mê với môn đua thuyền, cô không khỏi đau lòng khi phải viết đơn xin nghỉ tập tại đơn vị chủ quản tỉnh Vĩnh Phúc.Sau khi Nguyễn Thị Hương chia sẻ thông tin về việc bị nợ tiền, Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam đã nhanh chóng vào cuộc, gửi văn bản tới tỉnh Vĩnh Phúc để xin tiếp nhận cô theo đúng thủ tục hành chính. Ngay cả khi không nhận được phản hồi từ tỉnh, Liên đoàn vẫn cam kết sẽ đưa Nguyễn Thị Hương vào danh sách thành viên của mình. Nếu tham gia thi đấu trong nước, cô sẽ khoác áo đại diện cho liên đoàn.Tết này, Nguyễn Thị Hương sẽ trở về gia đình, khép lại một chương buồn để đón năm mới với nhiều hy vọng hơn.
Kiến nghị điều chỉnh bảng giá đất 5 năm một lần
Dòng chảy cầu thủ Việt kiều đã dịch chuyển về VN trong một thập niên qua, và 2 năm gần đây, khi Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp VN (VPF) "bật đèn xanh" để các đội tại V-League sử dụng cầu thủ Việt kiều, dòng chảy đó lại càng mạnh mẽ. V-League 2 mùa vừa qua luôn có từ 6 - 8 cầu thủ Việt kiều, trong đó có những cái tên đã và đang khẳng định giá trị như Nguyễn Filip, Patrik Lê Giang, Adou Minh hay Jason Quang Vinh… Các đội tuyển trẻ quốc gia cũng đang tích cực tìm cầu thủ Việt kiều. Từng chơi cho các đội tuyển trẻ Hà Lan, Thomas Mai Veeren (tên tiếng Việt là Mai Công Thành) không phải gương mặt mang hai dòng máu đầu tiên khoác áo đội trẻ VN, và chắc chắn cũng không phải cái tên cuối cùng. Ở đợt tập trung sắp tới của U.22 VN, có thể Viktor Lê (CLB Hà Tĩnh), Zan Nguyễn (CLB TP.HCM) hay Andrej Nguyễn An Khánh sẽ lọt vào "mắt xanh" HLV Kim Sang-sik.Các cầu thủ Việt kiều, đặc biệt là tài năng trẻ, giúp các cấp độ đội tuyển VN có thêm lựa chọn. Họ sở hữu thể hình lý tưởng với chiều cao tốt, tư duy chơi bóng hiện đại, cùng nếp sinh hoạt chuyên nghiệp và chuẩn mực. Trong giai đoạn toàn cầu hóa bóng đá, khi những đối thủ từ tầm Đông Nam Á đến đẳng cấp châu Á đều mở rộng cánh cửa với những tài năng nằm ngoài biên giới nước mình (sau đó nhập tịch), U.17 VN nói riêng và bóng đá VN nói chung không thể nằm ngoài xu thế.Tuyển mộ cầu thủ Việt kiều hay cầu thủ nước ngoài nhập tịch cũng được, miễn có định hướng rõ ràng, sử dụng hợp lý để tăng chất lượng đội tuyển. Việc này không làm mất đi chỗ đứng của cầu thủ nội, mà ngược lại, làm tăng sức cạnh tranh, buộc các cầu thủ phải cố gắng hết mình. Sự cởi mở về tư duy với cầu thủ mang dòng máu nước ngoài sẽ giúp bóng đá VN có lối đi mới.
Theo thạc sĩ Dương Thành Phết, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khối ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã là những ngành "hot" trong những năm qua. Năm 2022 với làn sóng của AI, cụ thể là ChatGPT, nguồn nhân lực CNTT càng cần thiết hơn bao giờ hết. Đặc biệt, với xu hướng của AI, các ngành nghề xoay quanh ứng dụng AI trở nên thu hút rất nhiều thí sinh.Trường ĐH Công nghệ TP.HCM có 5 ngành đào tạo. Cụ thể gồm ngành CNTT (5 chuyên ngành, trong đó 1 chuyên ngành là một nhánh của AI). Ngoài ra, tại trường còn có các ngành nghề khác: an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính. Đặc biệt từ năm 2024, trường có mở thêm ngành AI. Với xu hướng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp rất nhiều, trường có mối quan hệ hợp tác với hơn 200 tập đoàn, công ty. Gần đây trong chiến lược tuyển dụng, họ luôn yêu cầu dù là kỹ sư phần mềm thì cũng cần có kiến thức về AI. Vì vậy, thí sinh hãy cố gắng tìm hiểu, nếu phù hợp với sở thích sở trường của mình thì các hãy đăng ký ngành AI hoặc các ngành có ứng dụng AI.Trong năm 2025 trường mở ra một số ngành nghề mới phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Cụ thể về lĩnh vực CNTT có ngành CNTT, an toàn thông tin, khoa học dữ liệu, khoa học máy tính và AI, robot và AI, công nghệ bán dẫn…
Có nên mua smartphone Xiaomi 'bản nội địa'?
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.

Tinh hoa giáo dục mầm non Anh Quốc và Singapore: Khai phóng trí tò mò của trẻ
Cửu Âm Chân Kinh: ‘Cơn lốc’ máy chủ mới Vô Danh Kiếm, kết hợp cùng Action C
Theo nghị quyết của HĐND tỉnh Bình Dương về thành lập Sở Xây dựng (trên cơ sở hợp nhất Sở GTVT và Sở Xây dựng), sau đó UBND tỉnh đã quyết điều động, bổ nhiệm Ban giám đốc Sở Xây dựng gồm 8 người.Cụ thể, bổ nhiệm ông Huỳnh Anh Minh (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-VT) làm giám đốc Sở Xây dựng Bình Dương. Ngoài ra, còn 7 phó giám đốc, gồm: ông Huỳnh Phạm Tuấn Anh, ông Bồ Kỹ Thuật, ông Nguyễn Vĩnh Toàn, ông Trần Sĩ Nam (cùng là Phó giám đốc Sở Xây dựng cũ); ông Nguyễn Hữu Tuấn; ông Nguyễn Chí Hiếu và ông Nguyễn Thanh Thuận (cùng là Phó giám đốc Sở GT-VT cũ).Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT), UBND tỉnh Bình Dương điều động, bổ nhiệm ban giám đốc sở này gồm 7 người.Cụ thể, ông Phạm Văn Bông (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở NN-PTNT) được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường. Các phó giám đốc gồm: ông Hồ Trúc Thanh, ông Lê Thanh Tâm và ông Võ Thành Giàu (cùng là Phó giám đốc Sở NN-PTNT); bà Nguyễn Thị Ngọc Thúy, ông Phạm Xuân Ngọc và bà Nguyễn Thị Bích Thủy (cùng là Phó giám đốc Sở TN-MT).Sở Tôn giáo và Dân tộc mới thành lập (trên cơ sở tổ chức lại Ban Tôn giáo và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân tộc từ Văn phòng UBND tỉnh). Ban giám đốc gồm có 3 người.Cụ thể, ông Trịnh Đức Tài (Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH) được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tôn giáo và Dân tộc. Các phó giám đốc gồm: ông Thái Trần Quốc Bảo (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh) và ông Nguyễn Khánh Toàn (cán bộ Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Khối doanh nghiệp tỉnh Bình Dương).Các sở còn lại gồm Sở Tài chính Bình Dương có 1 giám đốc và 6 phó giám đốc; Sở Nội vụ gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc; Sở KH-CN có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc.
Độc đáo bộ sưu tập thời trang bằng mứt tết của nhà thiết kế trẻ miền Tây
Nhận định trên được ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương trao đổi tại hội nghị báo cáo viên toàn quốc tháng 3.2025, tổ chức tại TP.HCM ngày 8.3.Tại hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã thông tin khái quát những kết quả ban đầu trong sắp xếp tổ chức bộ máy và những vấn đề đặt ra với công tác tuyên giáo, dân vận trong tình hình mới.Thời gian qua, ngành tuyên giáo và dân vận đã mở các cuộc nghiên cứu dư luận xã hội về tinh gọn bộ máy. Kết quả cho thấy đa số người dân và bạn bè quốc tế đều đồng tình ủng hộ. Đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên tuy có trăn trở khi phải thay đổi công việc, vị trí công tác nhưng đến nay đã cơ bản đồng thuận vì lợi ích chung."Các ý kiến đồng tình đây là cơ hội lịch sử, cơ hội vàng để thúc đẩy đất nước phát triển", ông Nghĩa cho biết.Những ngày qua, dư luận quan tâm về việc sáp nhập các tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho biết tinh thần sắp xếp là bám sát Kết luận 121 của Trung ương Đảng và Kết luận 127 của Bộ Chính trị với tinh thần "không bàn lùi, chỉ bàn làm và làm tốt hơn".Nhận định các quyết định đưa ra trong thời gian ngắn, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết việc này có cơ sở nghiên cứu, xem xét toàn diện các yếu tố từ lịch sử, văn hóa, truyền thống, kinh tế, xã hội, tập quán và học hỏi kinh nghiệm quốc tế.Theo đó, việc sắp xếp đơn vị hành chính đảm bảo và tuân thủ quy định của pháp luật về địa lý tự nhiên và quy mô dân số, đặc biệt là quy mô kinh tế, trình độ nhân lực. Việc đặt tên đơn vị hành chính mới không phải cứ lấy tên đầu tỉnh này lắp tên đầu tỉnh kia mà có thể có tên mới, thể hiện khát vọng phát triển, tinh thần hội nhập."Phải xóa bỏ những tư tưởng cục bộ như tại sao tỉnh giàu mà phải nhập vào tỉnh nghèo. Sắp xếp vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì chính địa phương của mình, vì yêu cầu nhiệm vụ để phát triển cho nhân dân nơi ấy", Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhìn nhận.Theo định hướng của Bộ Chính trị, việc sắp xếp phải xét đến yếu tố như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, quy mô, trình độ phát triển kinh tế, vị trí bảo vệ Tổ quốc... Ông Nghĩa nhấn mạnh việc sáp nhập nhằm mở rộng không gian phát triển mới, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương và định hướng phát triển trong giai đoạn mới.Bên cạnh đó, việc sáp nhập phải hài hòa giữa các địa phương, hướng tới việc nâng đỡ cùng phát triển, giúp các địa phương tự lực tự cường. Trung ương sẽ có nguồn lực phát triển tốt hơn cho khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, những tỉnh trọng yếu về an ninh quốc phòng. Chia sẻ thêm về tổ chức bộ máy hành chính mới, ông Nghĩa cho biết việc phân cấp sẽ được thực hiện mạnh mẽ, cấp xã được tăng nhiều thẩm quyền hơn. "Như tinh thần của Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo là không để người dân tìm chính quyền mà chính hệ thống chính trị đến người dân. Bám sát tinh thần địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm để hoàn thiện thể chế", ông Nghĩa nói. Cũng tại hội nghị, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp Thành ủy TP.HCM phát động cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến "Tự hào Việt Nam".Cuộc thi diễn ra từ tháng 3 - 8.2025, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử to lớn của Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Đồng thời, giới thiệu về những thành tựu to lớn của đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng sau 50 năm ngày thống nhất đất nước.Thông qua đó, góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
ku11
Cùng đi với Chủ tịch nước Lương Cường có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, cùng các trợ lý Chủ tịch nước và đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước.Trong không khí trang nghiêm, xúc động của ngày đầu xuân năm mới, Chủ tịch nước Lương Cường đã thắp hương, thành kính tưởng nhớ công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, người đã suốt đời cống hiến, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch nước Lương Cường nguyện tiếp tục phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và khát vọng phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường thăm ao cá Bác Hồ trong khuôn viên Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nơi lúc sinh thời, hàng ngày, sau giờ làm việc buổi chiều Bác lại ra bờ ao vỗ tay gọi và thả thức ăn cho đàn cá ăn.Chủ tịch nước cũng đã thăm khu trưng bày ba chiếc xe ô tô được sử dụng phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh niên đại từ năm 1954 - 1969 vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia trong những ngày cuối năm 2024.Chúc Tết và nói chuyện thân mật với cán bộ, nhân viên khu di tích, Chủ tịch nước đề nghị, trong năm mới, khu di tích cần tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình, hết lòng, hết sức gìn giữ những tài liệu, hiện vật quý giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chúng trở thành nguồn tài sản tinh thần vô giá cho thế hệ hôm nay và mai sau, để khu di tích luôn là "địa chỉ đỏ" thiêng liêng, nơi truyền tải những giá trị lịch sử, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khắp năm châu.Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Người là kết tinh rạng ngời của đạo đức, trí tuệ, khí phách, lương tri của dân tộc và thời đại. Người đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và bạn bè quốc tế.Đã hơn một nửa thế kỷ trôi qua, nhưng di sản của Người vẫn hiện hữu sâu sắc trong không gian Di tích quốc gia đặc biệt - Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Những di tích, tài liệu, hiện vật tại đây chính là bằng chứng sống động, chân thực nhất, phản ánh cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư