Chàng trai Việt 'săn' thành công 'sao chổi quỷ' hiếm gặp
Công an tỉnh Lai Châu cho biết, cơ quan này vừa phát hiện, bắt giữ Vũ Văn Việt (25 tuổi, trú xã Hòa Phong, TX.Mỹ Hào, Hưng Yên) khi đang lẩn trốn trên địa bàn xã Thèn Sin (H.Tam Đường, Lai Châu).Việt là đối tượng truy nã theo quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TX.Mỹ Hào về tội sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.Theo tài liệu điều tra, Việt đã 2 lần mua giấy tờ giả xác nhận là sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội để cung cấp cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã Hòa Phong nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự vào các năm 2023 và 2024. Sau khi sự việc bị phát hiện, Việt đã bỏ trốn vào miền Nam, lang bạt làm thuê trước khi di chuyển lên Lai Châu để ẩn náu.Theo đại diện Công an tỉnh Lai Châu, suốt thời gian lẩn trốn, Việt sống chui lủi trong điều kiện khắc nghiệt, sức khỏe suy giảm đáng kể và người gầy yếu. Khi bị bắt giữ, Việt trong trạng thái mệt mỏi, không thể trốn tránh lệnh bắt của công an.Công an tỉnh Lai Châu cho biết, nghĩa vụ quân sự không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với đất nước. Hành vi trốn tránh nghĩa vụ, đặc biệt là sử dụng tài liệu giả để qua mặt cơ quan chức năng, không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.Rằm tháng chạp, người Việt được ngắm Trăng Sói mở đầu năm 2024
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.
3 bài tập tạo rãnh lưng đẹp giúp nàng diện đầm hở lưng quyến rũ
Cô Lan dạy vật lý lớp chuyên văn của tôi ngày ấy thật sự rất đẹp, đẹp lắm ấy. Hồi đấy cô để tóc hơi xoăn, hôm thì cô để xõa xuống vai, đung đưa theo bước đi; hôm thì cô quấn tóc lên. Cổ cô trắng, đẹp.Tôi nhớ cô trang điểm nhẹ nhàng, nhìn rất tươi, lúc nào mắt cô cũng cười. Cô thường đi giày cao gót cỡ 10 cm mà toàn gót nhọn. Suốt mấy năm cấp 3, cô là cô giáo đẹp nhất trong mắt tôi.Khi cô mở lớp dạy nhảy ở trường, 1/3 lớp tôi rủ nhau đi học mỗi tuần 3 buổi chiều. Vì nhiều lý do, tôi và nhiều bạn không thể đi học nhảy ở lớp của cô, nhưng đám bạn tôi chơi thân đều đi học. Thế là vào mỗi giờ ra chơi, chúng tôi dạy lại nhau.Này là điệu foxtrot, quickstep chân phải nhanh như máy khâu… Này là điệu rock-and-roll tay xoay đều đẩy nhau xoay tròn… Này là điệu valse dặt dìu êm ái… Lớp toàn con gái ư? Không sao, có mấy đứa học bước chân nam, rồi chỉ cho mấy đứa khác. Không cần bật nhạc, chúng tôi thay nhau đếm nhịp: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám. Hai, hai, ba, bốn, năm, sáu… Vui vẻ quên luôn cả thời gian.Rồi chuông vào lớp reo lên, chúng tôi giật mình khựng lại khi tiếng cô Lan vang lên ngoài cửa lớp: "Mấy đứa làm gì đấy? Học nhảy hả?". Cứ ngỡ cô sẽ trách móc gì đó, ai nấy chạy cuống lên về chỗ ngồi giả vờ nghiêm túc chuẩn bị học. Ngờ đâu cô gọi giật một bạn lại, rồi thong thả để cặp tài liệu đựng giáo án lên bàn giáo viên, lại thong thả bước xuống khỏi bục giảng đứng cạnh cô bạn đó. Cả lớp ngỡ ngàng khi cô bắt đầu tự mình hướng dẫn lại bước nhảy khi nãy của cô bạn nọ. Cứ thế, hai cô trò làm mẫu đủ các bước nhảy cơ bản của điệu valse trước lớp.Tất nhiên hôm ấy chúng tôi không học đủ thời lượng tiết học. Nhưng có hề gì, cô giáo hứa lần sau học bù, học đuổi, mà kịp thời gian thì sẽ lại hướng dẫn thêm một điệu nhảy nữa. Các khái niệm cơ bản về khiêu vũ của chúng tôi được mở đầu như thế, song song với các khái niệm vật lý khô khan.Cuối năm học lớp 12, khi chuẩn bị hồ sơ du học, tôi gặp cô để xin thư giới thiệu. Tính tôi nhát nên lúng túng, cô trêu tôi "học chùa" mấy điệu nhảy của cô mãi rồi còn gì. Rồi cô hẹn ngày đưa tôi tờ giấy cô nắn nót viết và ký tên, kèm theo lời dặn "đi sang Tây học thì nhớ học nhảy lại nhé, em có năng khiếu lắm đó". Những ngày học ở Pháp, bạn bè cùng xúm lại kể chuyện trường Ams, nhiều bạn trường khác đều ngạc nhiên vì sao chúng tôi có nhiều hoạt động vui thế, trong đó có học nhảy.Về sau, tôi cũng học khiêu vũ lại, học chung với một Amser mà sau này cùng tôi về chung một nhà. Thêm nhiều kỷ niệm đẹp và thơ, nhưng lâu lâu tôi vẫn nhớ về những bước nhảy đầu tiên tôi học từ cô giáo xinh đẹp mang tên một loài hoa duyên dáng hồi ấy, lòng thầm cảm ơn cô đã khiến cho những tháng năm học trò của chúng tôi tràn đầy niềm vui.Tôi mê nhảy từ rất lâu, mê đến mức nằm mơ cũng thấy việc đi học nhảy. Sau đó, tôi đi học nhảy với thầy Hiếu cua-rơ, thầy dạy thuần cổ điển. Tôi học được 9 tháng thì bắt đầu đi dạy nhảy lớp đầu tiên ở trường Hà Nội Amsterdam. Lúc đó là năm 1992.Việc tôi dạy nhảy cho học sinh trong trường cũng có người muốn cấm. Nhưng tôi đam mê nên không từ bỏ. Tôi dạy trên lớp học, dạy ở hành lang, dạy ở đường đi ra nhà tập thể thao… Thời điểm dạy ở trường, phải đợi các thầy cô bố trí xong các lớp học, còn phòng nào trống thì các bạn khiêu vũ lẳng lặng vào, im như cá vì bị kẹp giữa hai lớp học ở hai bên. Khó khăn là thế, khổ là thế mà các bạn ấy vẫn quyết tâm để học thì phải biết nhu cầu của học sinh lúc đó về khiêu vũ lớn như thế nào.Cô Nguyễn Thị Lan (giáo viên môn vật lý, Trường Hà Nội - Amsterdam)
Khác với hàng chục hội nhóm khiêu vũ dưỡng sinh, aerobic đã tồn tại vài chục năm qua bên bờ hồ Gươm, nhóm này nhảy tự do theo các tiết điệu khá nhanh như bebop hay disco… phát ra từ một chiếc loa kéo. Nổi bật trong số họ là một người đàn ông luôn tươi cười thân thiện với tất cả mọi người.Ông là Thái Hồng Dũng, 53 tuổi, làm nghề địa ốc và sống ở ngay phố Hàng Khay. Ông Dũng cho biết có chút năng khiếu và ham mê nhảy múa từ khi còn nhỏ. Thấy nhiều người có nhu cầu nhảy múa tự do, cách đây vài tuần ông đã tự bỏ hơn 10 triệu đồng mua một chiếc loa và tập hợp những người cùng sở thích để sinh hoạt tại đây vào sáng sớm và chiều muộn. Nếu trời mưa, họ chuyển vào hành lang của Tràng Tiền Plaza.Câu lạc bộ có tên là Hồ Gươm, tập hợp những "vũ công" trung niên ở phố cổ Hà Nội và các nơi khác. Xa nhất là bà Thủy ở Q.Cầu Giấy, lớn nhất là bà Huệ An (80 tuổi) ở Q.Long Biên. Hoạt động theo sở thích nên mọi người có thể tùy tâm đóng góp kinh phí để góp phần bảo trì loa máy.Ông Dũng cho biết thêm, câu lạc bộ hầu hết là nữ, nên việc quản lý không có gì khó khăn, phức tạp. Và dù chỉ có mình ông là nam giới, ông cũng không gặp vướng mắc từ phía… bà vợ, dù "bà nhà tôi không tham gia câu lạc bộ", vì "đây hoàn toàn là một sinh hoạt văn hóa, thể thao vui khỏe và bổ ích".
Cầu vồng sau cơn giông - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Trần Thiên Phượng (TP.HCM)
Sau hai năm đầu tổ chức tại thủ đô Hà Nội, VBSL đã trở thành sân chơi thể thao không thể thiếu trong kế hoạch hàng năm của các trường THCS và THPT. Hiện tại, có 50 đội THPT và 25 đội THCS đăng ký tham gia giải đấu. Ban tổ chức sẽ tổ chức vòng sơ loại cho khối THPT từ 30.10 đến 5.11 để tìm ra 24 đội tham dự.