Mở tuyến xe buýt chất lượng cao kết nối du lịch Đà Nẵng - Hội An - Tam Kỳ
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.Doanh nghiệp dệt may, thủy sản... bội thu trong tháng đầu năm
Thứ hai, chứng tỏ một điều sự kiểm soát trong nội bộ ngân hàng vẫn chưa đủ chặt chẽ và có những lỗ hổng để các đối tượng lừa đảo lợi dụng. Nếu những quy định về bảo mật được thực hiện một cách chặt chẽ nhất, ngay cả về phía khách hàng cũng vậy, không đồng lõa với tội phạm thì việc này không thể xảy ra", TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
NHNN đề nghị Bộ Công an, Tài chính hỗ trợ đấu thầu, nhập khẩu vàng
9 năm trước, U.19 Việt Nam tạo nên lịch sử cho bóng đá trẻ Việt Nam khi lọt vào bán kết U.19 châu Á 2016, đồng nghĩa giành tấm vé thông hành đến U.20 World Cup 2017. Dù nằm ở bảng đấu khó khăn, song các học trò HLV Hoàng Anh Tuấn vẫn vượt qua vòng bảng cùng thành tích bất bại (thắng 1, hòa 2). Ở tứ kết, cú ra chân chớp nhoáng của Trần Thành đưa đội bóng của ông Hoàng Anh Tuấn vượt qua U.19 Bahrain để đoạt vé đến sân chơi thế giới. Đến nay, đây vẫn là lần dự vòng chung kết World Cup duy nhất trong lịch sử của bóng đá nam ở sân chơi 11 người.Dù sau đó không vượt qua vòng bảng U.20 World Cup 2017 (đứng cuối bảng với 1 điểm), nhưng thế hệ trẻ dự sân chơi thế giới năm ấy như Quang Hải, Tấn Tài, Tiến Dũng, Hoàng Đức, Văn Hậu, Đình Trọng, Đức Chinh, Tiến Linh... đã trở thành hạt nhân nòng cốt, đưa U.23 Việt Nam bước đến ngôi á quân U.23 châu Á 2018, rồi tạo nên kỷ nguyên thành công cùng đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo.Nói vậy để thấy, việc dự World Cup (dù chỉ là ở cấp độ trẻ) có ý nghĩa thế nào trên hành trình vươn mình của những "măng non". Tại đây, các cầu thủ trẻ được cạnh tranh với những nền bóng đá mạnh nhất để tích lũy kinh nghiệm và rèn bản lĩnh trận mạc. Với nền bóng đá trẻ còn non yếu, nơi các cầu thủ trẻ từ U.17 đến U.20 chỉ đá khoảng 15-20 trận mỗi năm, dự World Cup chẳng khác nào một đặc ân.Có lẽ bởi vậy, U.17 Việt Nam sẽ được đầu tư đặc biệt cho mục tiêu dự U.17 World Cup 2025. Do Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) tăng số suất dự World Cup cho châu Á từ 4 lên 8 đội, cơ hội đã mở ra rõ ràng. Từ giờ đến vòng chung kết U.17 châu Á 2025 (diễn ra vào tháng 4 tại Ả Rập Xê Út), các cầu thủ trẻ còn 2 tháng để chuẩn bị. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chốt xong ứng viên huấn luyện đội, đó là một HLV Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm làm bóng đá trẻ. Dự kiến trong tháng này, đội sẽ hoàn thiện kế hoạch tập huấn dài hạn ở trong nước cũng như quốc tế (kéo dài khoảng 2 tuần) để có điểm rơi thể lực và phong độ tốt nhất.Để giành vé vượt qua vòng bảng (tương đương suất dự World Cup) ở bảng đấu có U.17 Nhật Bản, U.17 Úc và U.17 UAE là nhiệm vụ cực khó. Song, bóng đá trẻ luôn có chỗ cho bất ngờ. U.17 Việt Nam từng thắng 3-2 trước U.17 Úc tại giải U.17 châu Á 2016. Hay với UAE, bóng đá trẻ Việt Nam cũng có những kết quả khả quan. Chướng ngại lớn nhất gọi tên U.17 Nhật Bản, nhưng hãy tin với một HLV đến từ xứ mặt trời mọc, U.17 Việt Nam sẽ có "bộ não" hoàn hảo để phân tích và đọc vị đối thủ. Cũng giống U.17, lứa U.22 Việt Nam sẽ bước vào sân chơi lớn mang tên SEA Games 33 (trước đó là vòng loại U.23 châu Á 2026). Tất nhiên, so chuyện mơ World Cup với SEA Games dường như khập khiễng. Nhưng nên nhớ, với nền bóng đá trẻ vốn rất thiếu sân chơi cho người trẻ, mọi giải đấu đều rất quan trọng. Đây không thuần túy là chuyện thành tích, mà còn là tận dụng mọi giải đấu có thể để các cầu thủ gặt hái bài học. Đơn cử 8 năm trước, chính cú ngã ở SEA Games 29 (năm 2017) đã tạo động lực để lứa Quang Hải, Công Phượng vùng dậy mạnh mẽ và tạo nên phép màu Thường Châu.Chỉ sợ cầu thủ trẻ không có cơ hội để cọ xát. Còn bất kể sân chơi nào, dù lớn hay nhỏ, đều có ý nghĩa quan trọng để gom góp niềm tin. Bóng đá Việt Nam từng vươn ra châu Á, song mới chỉ chớm ở mức tiệm cận có thể gây bất ngờ. Thất bại cuối giai đoạn HLV Park Hang-seo nắm quyền cho thấy, bóng đá Việt Nam còn thiếu nhiều yếu tố để thành công, mà trong số đó có nền tảng mong manh của bóng đá trẻ. Đội tuyển Việt Nam đang tiến gần đến giai đoạn chuyển giao. Lứa 1995 - 1998 sẽ chạm dần ngưỡng bên kia sườn dốc sau 2, 3 năm nữa. Dù vậy, liệu lứa trẻ đã sẵn sàng thay thế? Muốn mơ mộng ở vòng loại World Cup 2030, vẫn cứ phải thành công ở sân chơi Đông Nam Á, rồi mới đi từng bước lên bậc thang cao hơn.Mơ SEA Games hay World Cup, chúng ta cũng cần lộ trình đi từ thấp đến cao và nghiêm túc phấn đấu cho từng mục tiêu. Nếu "dục tốc bất đạt", bóng đá trẻ Việt Nam khó thành công.
Lê Đức Phú (36 tuổi), làm việc tại 295 Phạm Văn Đồng, Q.Gò Vấp, TP.HCM, cho biết sinh năm 1988. Phú cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy trên mạng xã hội những bài viết có nội dung cho rằng năm 2024, những người sinh năm 1988 như anh sẽ gặp xui xẻo vì rơi vào năm tuổi cũng như phải đón nhận "tam tai cuối"…
'Da 5 Bloods': Góc nhìn chiến tranh Việt Nam từ một lăng kính phiến diện
Liên đoàn, bộ môn đua thuyền Việt Nam và TP.HCM kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng trước hoàn cảnh ngặt nghèo của HLV Võ Văn Tìm, người có nhiều đóng góp cho đua thuyền Việt Nam.Hôm nay (12.3), ông Hoàng Đức Tân, Giám đốc Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM nói với Thanh Niên: "Võ Văn Tìm nguyên là HLV đội tuyển đua thuyền Việt Nam và là HLV của đội tuyển đua thuyền TP.HCM trong nhiều năm qua. Hồi tháng 12 năm ngoái, Tìm có một số dấu hiệu bất thường trên cơ thể nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Điều không may xảy đến khi kết luận đưa ra là anh bị u gan và được chỉ định mổ gấp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó anh mổ cắt bỏ 1/2 lá gan, sức khỏe suy yếu. Sau phẫu thuật, bác sĩ cho biết phần gan còn lại cũng trong tình trạng báo động, phác đồ điều trị về lâu dài sẽ rất vất vả và khó khăn".Ông Hoàng Đức Tân cho biết thêm hoàn cảnh gia đình của HLV Võ Văn Tìm rất khó khăn khi con nhỏ mới 11 tháng tuổi, công việc của vợ thu nhập không ổn định. Gia đình nhỏ của anh cũng phải ở ké tại ký túc xá CLB Thể dục thể thao Thanh Đa mà Tìm là trụ cột. Thời gian qua, các đồng nghiệp trong đơn vị đã cùng nhau đóng góp để san sẻ chi phí điều trị cho Tìm. Tuy nhiên khó khăn vẫn chồng chất nên phía gia đình xin phép được xuất viện về nhà, nếu điều kiện cho phép mới có thể chữa trị. Vì thế rất mong nhận được sự chia sẻ, thăm hỏi động viên từ các anh, chị, cô, chú, các nhà hảo tâm, để gia đình em Tìm vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Trong khi đó chị Nguyễn Thị Hường, vợ của HLV Võ Văn Tìm thổ lộ: "Gia đình nội ngoại chúng tôi chúng tôi đều khó khăn nên 2 vợ chồng phải tự lo mọi thứ. Mẹ tôi cũng đang bị ung thư tuyến giáp nên cháu nhỏ nhờ bà nội trông giúp. Bác sỹ nói chi phí chữa trị cũng từ vài trăm hoặc trong tình huống xấu phải ghép gan thì chi phí cả tiền tỉ nên gia đình chẳng biết xoay xở thế nào. Tôi chỉ biết động viên anh cố gắng từng ngày". Bà Dương Hồng Hạnh - Chánh văn phòng Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam kiêm phụ trách bộ môn đua thuyền Cục TDTT cũng có thư ngỏ đến các anh chị em HLV, VĐV môn đua thuyền và các bạn bè gần xa về hoàn cảnh của HLV Võ Văn Tìm với hi vọng: "tiếp thêm động lực, sức mạnh để Tìm sớm bình phục trở lại làm một người con hiếu thảo, người chồng mẫu mực, người cha kính yêu và đặc biệt là một HLV đua thuyền giỏi, đầy nhiệt huyết với nghề".HLV Võ Văn Tìm quê ở Phú Yên, người có công đầu trong đào tạo, huấn luyện giúp đội tuyển đua thuyền truyền thống TP.HCM nhất toàn đoàn từ năm 2019 đến năm 2024 trước khi anh lâm bệnh. Học trò nổi bật nhất của HLV Võ Văn Tìm chính là Hoàng Văn Vương, nhà vô địch SEA Games 32 năm 2023 tại Campuchia. Hồi tháng 6.2024, HLV Võ Văn Tìm còn dẫn dắt đội tuyển đua thuyền TP.HCM đoạt HCV ở giải đua thuyền truyền thống tại Nga. Thông tin hỗ trợ HLV Võ Văn Tìm xin gửi về:- Họ và tên: Phan Thị Thiện (HLV đội tuyển đua thuyền TPHCM)- STK: 0531002572203 (Vietcombank)