Ngày chốt năm, ngư dân vẫn lo lắng vì cá ngừ đại dương rớt giá
AFP hôm nay 16.3 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Tammy Bruce cho biết ngoại trưởng hai nước đã thảo luận về giai đoạn kế tiếp của tiến trình đàm phán Ukraine. Tuy nhiên, thông báo không đề cập chi tiết về nội dung cuộc trao đổi Mỹ-Nga.Bất chấp căng thẳng gần đây giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky, chính quyền Kyiv đồng ý về nguyên tắc của đề xuất ngừng bắn trong vòng 30 ngày nếu Nga ngừng tấn công miền đông Ukraine.Tổng thống Nga Vladimir Putin nói ủng hộ chấm dứt xung đột nhưng cần thảo luận thêm với Mỹ và có những điều kiện cụ thể.Hai nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ-Nga cũng nhất trí tiếp tục làm việc tiến tới nối lại liên lạc giữa hai nước, vốn gián đoạn dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden.Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ không cung cấp chi tiết về thời điểm sẽ diễn ra vòng đối thoại kế tiếp giữa Mỹ-Nga vốn do Ả Rập Xê Út chủ trì từ tháng 2.Tổng thống Trump cũng chỉ trích việc một số nhà báo tìm cách làm mất uy tín những nỗ lực của chính quyền ông nhằm thiết lập liên lạc với phía Nga.Nhà lãnh đạo Mỹ đề cập thông tin không được kiểm chứng được một số hãng đưa tin, theo đó cho rằng Đặc phái viên Mỹ Steven Witkoff phải chờ 9 giờ trước khi được gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Moscow đêm 13.3.Ông Trump bác bỏ thông tin trên, cho biết Đặc phái viên Witkoff đã có nhiều cuộc gặp ở Moscow và tất cả đều sắp xếp nhanh chóng, đạt năng suất cao.Cũng trong cuộc điện đàm hôm 15.3, ông Rubio đã thông báo với ông Lavrov về chiến dịch quân sự Mỹ vừa khởi động ở Trung Đông, theo Reuters.Đợt tấn công đầu tiên của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen đã khiến ít nhất 21 người thiệt mạng hôm 15.3, theo thông tin cập nhật mới nhất từ lực lượng này.Trung Quốc siết chặt kiểm soát xuất khẩu than chì vì lý do an ninh quốc gia
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".
Khánh Phương lộ diện sau biến cố, mừng con dâu tỉ phú Hoàng Kiều làm bà chủ
Hát bội là một nghệ thuật sân khấu cổ truyền độc đáo, tiêu biểu của dân tộc. Nghệ thuật hát bội gắn liền với tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh. Nghệ thuật hát bội đã ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm của người dân Vĩnh Long qua nhiều thế hệ.
Bên cạnh những “cái hay”, không thể phủ nhận Xpander 2022 vẫn còn một số chi tiết khiến chúng tôi chưa thực sự hài lòng. Đầu tiên là tiếng động cơ “gầm” khá lớn khi người lái đạp nhồi ga, vòng tua máy được đẩy lên cao. Ngoài ra, khả năng cách âm trên xe cũng chưa thực sự tốt, những tiếng vọng từ bên ngoài vào khoang cabin vẫn nghe khá rõ.
Cấm vẫn đổ
Tờ South China Morning Post ngày 19.3 dẫn tài liệu nội bộ cho biết lãnh đạo 80 doanh nghiệp hàng đầu thế giới sẽ dự Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 22-24.3.Trong số đó, các công ty Mỹ chiếm số lượng nhiều nhất. Cụ thể, những nhân vật nổi bật của Mỹ có tên trong danh sách gồm Tổng giám đốc Tim Cook của Apple, ông Stephen Schwarzman của Blackstone, ông Hock E. Tan của Broadcom, ông Kenneth Griffin của Citadel Investment, ông Bob Sternfels của McKinsey, ông Brian Sikes của Cargill, ông Albert Bourla của Pfizer và ông Rajesh Subramaniam của FedEx.Đại diện của nhiều doanh nghiệp lớn khác như Saudi Aramco, BHP, Maersk, BMW, Mercedes-Benz, Prudential, Rio Tinto, Schneider Electric, SK Hynix, HSBC, Standard Chartered, Tata Group và Temasek Holdings cũng sẽ có mặt.Các tổ chức như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển châu Á, Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, Đại học Harvard, Đại học Oxford cũng được mời.Theo South China Morning Post, các lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thường họp cùng các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh mỗi năm sau khi kỳ họp "lưỡng hội" bế mạc.Sự kiện lần này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh thu hút và giữ chân nhà đầu tư nước ngoài để củng cố nền kinh tế và đối phó với nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy các nhà sản xuất đưa hoạt động sang Mỹ.Bất chấp những hoạt động mở cửa và khuyến khích nhà đầu tư bên ngoài, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc tiếp tục giảm.Cụ thể, trong hai tháng đầu năm 2025, lượng đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc chỉ đạt 171,2 tỉ nhân dân tệ (23,7 tỉ USD), giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2024, tổng mức đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc giảm 27%. Bắc Kinh cho rằng việc này là do các doanh nghiệp nước ngoài tăng cường vay vốn tại Trung Quốc, vì họ có thể vay nhân dân tệ với chi phí thấp hơn so với vay USD.Các doanh nghiệp nước ngoài đóng góp gần 7% tổng số việc làm tại Trung Quốc, 14% thu thuế và 1/3 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.Chưa rõ các lãnh đạo doanh nghiệp có gặp Chủ tịch nước Tập Cận Bình hay không. Bloomberg hôm đầu tuần đưa tin một số lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài có thể gặp ông Tập vào ngày 28.3 nhưng chi tiết có thể thay đổi.