Yêu vì tình hay vì lòng thương hại?
Nhưng điều này có chính xác không, và đa số đàn ông và phụ nữ có thực sự hưởng lợi từ thói quen đi tiểu trước hoặc sau khi quan hệ tình dục không?Đội nhà trắng tay rời giải, truyền thông Malaysia than vãn: Tại U.23 Việt Nam!
Với sự đẩy mạnh đầu tư vào các công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, blockchain…), công nghệ xanh, cùng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 57, ngành công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng mạnh, hướng tới mục tiêu đạt 4.320 tỉ đồng doanh thu vào năm 2025, đóng góp hơn 12% GDP và nâng tỷ lệ giá trị Việt Nam trong ngành từ 32% lên 50% vào năm 2030.Tại buổi công bố Chương trình Top 10 và Bản đồ Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2025 diễn ra chiều 27.2 tại Hà Nội, đại diện Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) đánh giá sự ra đời của bản đồ sẽ giúp định vị doanh nghiệp trong hệ sinh thái công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tăng kết nối với mạng lưới nhà đầu tư, quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo... "Đây cũng là nền tảng chứng thực, xác tín, giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội này", ông An Ngọc Thao, Phó tổng thư ký VINASA chia sẻ.Bắt đầu thực hiện từ năm 2025, bản đồ doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam áp dụng mô hình đánh giá theo hai trục chính gồm "Tầm nhìn" (thể hiện định hướng phát triển, khả năng đổi mới trong tương lai của doanh nghiệp) và "Khả năng thực thi" (đánh giá mức độ triển khai, áp dụng sản phẩm, dịch vụ vào thực tế). Dựa trên hai trục, doanh nghiệp được phân vào 4 nhóm: Thực lực (năng lực triển khai mạnh, tập trung vào hiệu quả thực tế), Đầu tàu (dẫn dắt thị trường, có tầm nhìn lẫn khả năng), Chuyên biệt (có thế mạnh trong lĩnh vực cụ thể, phát triển chuyên sâu) và Khai phá (đổi mới sáng tạo). Qua các tiêu chí trên, bản đồ sẽ cung cấp dữ liệu toàn cảnh về hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phân loại theo lĩnh vực, quy mô, năng lực đổi mới và tiềm năng phát triển. Trong tương lai, bản đồ sẽ được hoàn thiện hơn, phản ánh doanh nghiệp thuộc nhiều phân khúc khác nhau, không chỉ giới hạn trong Top 10.Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số doanh nghiệp công nghệ số đang hoạt động tại Việt Nam (tính đến hết năm 2024) đạt 54.500 đơn vị, tăng 16% so với năm trước. Nhóm doanh nghiệp này cũng đóng góp lớn cho lĩnh vực thông tin và truyền thông Việt Nam khi chiếm hơn 91% doanh thu toàn ngành và 11% GDP.Cụ thể, năm 2024 doanh thu ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng (khoảng 166,7 tỉ USD), tăng 13,2% so với năm 2023. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số (ICT) đóng góp 3.878.296 tỉ đồng (khoảng 151,86 tỉ USD). Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt 132,3 tỉ USD, tăng 11,6% so với năm 2023, chiếm 32% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của quốc gia.
Hố nguy hiểm ven đường
Hoa hậu Kiều Duy có dịp hội ngộ Á hậu Phương Thanh, Á hậu Cẩm Ly trong chuyến hành trình khám phá 3 quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với chuyến công tác này, top 3 Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 khéo léo chọn áo dài truyền thống với mong muốn tôn vinh văn hóa dân tộc trước bạn bè thế giới. Top 3 Hoa hậu Quốc gia Việt Nam có dịp ghé thăm các địa điểm nổi tiếng như miếu Thành Hoàng, bến Thượng Hải, phố Nam Kinh… Trong tà áo dài thướt tha, Nguyễn Ngọc Kiều Duy tự hào khi góp phần truyền tải thông điệp giữ gìn văn hóa Việt Nam đến thế hệ trẻ. Cô chia sẻ: “Tôi rất vui khi có thể vừa trải nghiệm nền văn hóa mới, cũng vừa có thể giới thiệu thêm về văn hóa nước mình đến với mọi người”. Không chỉ tại Thượng Hải, trong suốt 5 ngày trải nghiệm những vùng đất mới, Kiều Duy cũng ưu tiên chọn áo dài cho hành trình đặc biệt này. Người đẹp bày tỏ niềm hào hứng khi có thể khám phá những địa danh nổi tiếng như Busan (Hàn Quốc), Fukuoka (Nhật Bản) và có những kỷ niệm đáng nhớ bên hai người bạn thân thiết là Cẩm Ly, Phương Thanh. Ngoài việc được thăm thú những địa danh nổi tiếng, đây còn là dịp để Kiều Duy và các người đẹp khác khám phá về văn hóa, ẩm thực của nước bạn. Với Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024, đây không chỉ là chuyến đi nghỉ dưỡng mà còn là hành trình khám phá văn hóa, từ đó giúp cô mở rộng tầm nhìn và phát triển kỹ năng giao tiếp quốc tế. Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam hồi tháng 12.2024. Ngoài nhan sắc ngọt ngào, cô gây ấn tượng bởi phần ứng xử khéo léo. Sau đăng quang, ngoài việc tham gia các sự kiện giải trí, trình diễn thời trang, người đẹp còn tích cực với những dự án cộng đồng, san sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hiện tại, Kiều Duy đang theo học năm cuối ngành Ngôn ngữ Anh. Dù bận rộn với các hoạt động trên cương vị tân hoa hậu song người đẹp cũng bày tỏ mong muốn hoàn thành việc học. Cô chia sẻ: “Với tôi, nền tảng vững chắc nhất để bản thân tự tin sải bước trên bất kỳ con đường nào là học tập. Quan trọng hơn là phải luôn giữ được khát vọng muốn học hỏi và trau dồi thêm từng ngày”.
Thí sinh số báo danh 286 Nguyễn Văn Tân được biết đến là giọng hát sở trường Bolero truyền cảm. Từ những vòng đầu, Nguyễn Văn Tân được nhận xét là ứng viên nặng ký để đạt giải cao trong cuộc thi. Nguyễn Văn Tân đến với cuộc thi Tìm kiếm ngôi sao nhạc Việt năm 2024 không chỉ được yêu mến bởi sự đa năng, khi thể hiện tốt rất nhiều thể loại nhạc, mà anh còn được biết đến là thí sinh có lượng fans ủng hộ lấn át. Qua mỗi vòng thi, Nguyễn Văn Tân đều để lại trong lòng fans hâm mộ một niềm tin chiến thắng bởi anh luôn giữ phong độ ổn định.Mặc dù có thể hát nhiều dòng nhạc như trữ tình, dân ca… Pop ballad… Nhưng dòng nhạc Bolero là thể loại được anh yêu mến nhất. Thí sinh 286 chia sẻ: Nhạc bolero như thấm sâu vào trong máu âm nhạc của tôi, ca từ dòng nhạc này thật gần gũi, tình cảm và "chạm" đến xúc cảm trong chính nội tâm của Tân, vì thế mình dễ dàng truyền cảm xúc của chính bản thân qua ca từ của nhạc phẩm" Chính cảm xúc từ lòng người đến lòng người, 2 tâm trạng và tâm hồn gần nhau qua âm nhạc, nên mỗi khi hát dòng nhạc này, tôi như thấy mình trong bài hát…". Xúc động khi nhận chiếc cúp và chứng nhận Á quân Tìm kiếm ngôi sao nhạc Việt năm 2024, Tân Á quân nói: Tôi thật hạnh phúc và xúc động trước giải thưởng mình đạt được, đây là động lực lớn để Tân chính thức tham gia vào con đường ca hát chuyên nghiệp, là doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực rượu và bất động sản… Giờ khi có giải thưởng nay, tôi sẽ mang lời ca, tiếng hát của mình để phục vụ khán giả, đặc biệt cống hiến cho những chương trình, từ thiện, cộng đồng, đây là công việc mà mình đã tâm nguyện trước đó, giờ chắc chắn sẽ thực hiện.
‘Con muốn sống': Cậu bé ung thư não và giấc mơ chết lặng của người cha nghèo
Ngày 23.1, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM cho biết đã tiếp nhận, đưa về cứu hộ một con tê tê Java trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Ông Phạm Đình Nghĩa (ở xã Phú Xuân, H.Nhà Bè) cho biết, tối 21.1, ông phát hiện một động vật có hình dạng lạ đang di chuyển từ bãi đất cỏ mọc rậm rạp phía sau nhà ông ra giữa đường tại khu dân cư. Ông Nghĩa thấy tò mò nên bắt nhốt nó lại. Qua tìm hiểu, biết đây là tê tê, động vật quý hiếm, ông Nghĩa đã báo tin đến Công an xã Phú Xuân (H.Nhà Bè) ngay trong đêm. Ông Nghĩa cũng không rõ nguồn gốc con tê tê từ đâu.Chi cục Kiểm lâm TP.HCM sau đó đến tiếp nhận con tê tê trên từ ông Nghĩa để đưa về chăm sóc, cứu hộ theo quy định. Bước đầu, kiểm lâm xác định đây là tê tê Java, tên khoa học là Manis javanica, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Tê tê trên nặng khoảng 4 kg, chưa xác định giới tính. Trước đó, đầu tháng 11.2024, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM phối hợp Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) thả một con tê tê Java cùng nhiều động vật hoang dã khác gồm: diều đầu nâu, khỉ đuôi dài, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, kỳ đà vân, kỳ đà hoa, rùa núi vàng, rùa hộp lưng đen về môi trường tự nhiên. Số động vật hoang này chủ yếu do người dân tự nguyện giao nộp cho Chi cục Kiểm lâm TP.HCM. Sau thời gian được chăm sóc sức khỏe, cứu hộ tại Trạm cứu hộ động vật hoang dã ở Củ Chi, số động vật hoang dã trên được lực lượng chức năng thả về tự nhiên.