Từng trị giá gần 50 tỉ USD, WeWork nộp đơn bảo hộ phá sản
Tay ném sở hữu chiều cao "khủng" 2.03 m chia sẻ đây là lần đầu tiên mình được góp mặt trong hạng mục giải thưởng cá nhân ở VBA và không còn niềm vui nào hơn khi được trao thưởng ở hạng mục nội binh xuất sắc nhất VBA 2023. "Chức vô địch, danh hiệu tập thể thì tôi đã có rồi nên việc lần đầu tiên được ghi nhận trên phương diện cá nhân, bản thân tôi thật sự cảm thấy rất hạnh phúc. VBA 2023 là mùa giải tôi thi đấu tốt và tiến bộ hơn so với trước đây", Nguyễn Huỳnh Phú Vinh chia sẻ.Sedan hạng B dưới 600 triệu: Honda City tiếp tục vượt Hyundai Accent, Toyota Vios
Chiều 1.3, đại diện Cục CSGT Bộ Công an, cho biết ngày 1.3, lực lượng công an toàn quốc đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi GPLX, qua đó đã tiếp nhận 391 hồ sơ (trực tiếp 344 hồ sơ, qua dịch vụ công 47 hồ sơ).Đại diện Cục CSGT cho hay, từ tuần sau, lực lượng công an sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ cả vào cuối tuần. Hiện lực lượng đang tổ chức vận hành hệ thống phần mềm và các công tác chuẩn bị cơ sở vật chất để bảo đảm phục vụ người dân từ ngày 3.3 (thứ hai tuần tới).Theo đại diện Cục CSGT, sau khi Bộ trưởng Bộ Công an ký ban hành thông tư quy định về sát hạch, cấp GPLX; cấp, sử dụng GPLX quốc tế, lực lượng CSGT đã tập huấn cho hơn 1.800 cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện nhiệm vụ này.Tại Hà Nội, từ sáng 1.3, hai điểm tiếp nhận thủ tục cấp đổi GPLX do lực lượng CSGT quản lý tại số 2 Phùng Hưng (P.Văn Quán, Q.Hà Đông) và số 253 Nguyễn Đức Thuận (TT.Trâu Quỳ, H.Gia Lâm) đã mở cửa để phục vụ nhân dân. Từ sớm, nhiều người dân đã đến 2 cơ sở trên để làm thủ tục.Anh Nguyễn Văn Thà (33 tuổi, trú H.Đan Phượng, Hà Nội) cho biết bản thân lần đầu đi cấp đổi GPLX và ngày đầu lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ này nên lo lắng có thể gặp trục trặc. Tuy nhiên, khi đến cơ sở số 2 Phùng Hưng, anh Thà thấy lực lượng CSGT làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện, tiếp nhận hồ sơ rất nhanh."Sau khi xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan, các anh công an thực hiện thủ tục chỉ mất vài phút", anh Thà nói.Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội, cho biết ngay sau khi tiếp nhận nhiệm vụ vào chiều 28.2, phòng đã chỉ đạo Đội sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhanh chóng ổn định tổ chức, thực hiện nhiệm vụ một cách khoa học, hiệu quả, liên tục, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp. "Trách nhiệm phục vụ nhân dân là ưu tiên hàng đầu, chúng tôi xác định sẵn sàng làm việc cả ngày nghỉ để đáp ứng nhu cầu cấp, đổi giấy phép lái xe, không để ngắt quãng, gián đoạn", đại tá Nghĩa nói.
Cú bắt tay giữa ZaloPay và Grab Việt Nam giúp chuyển đổi số ra sao?
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Theo thông tin Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT) công bố ngày 6.2, trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 63,15 tỉ USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1 đạt 33,09 tỉ USD, giảm 6,9% so với tháng trước và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,49 tỉ USD, giảm 11,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,6 tỉ USD, giảm 5,0%.Có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 67,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, sơ bộ nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 0,22 tỉ USD, chiếm 0,7%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 29,43 tỉ USD, chiếm 89,0%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 2,65 tỉ USD, chiếm 8,0%; nhóm hàng thủy sản đạt 0,77 tỉ USD, chiếm 2,3%.Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 1 đạt 30,06 tỉ USD, giảm 14,1% so với tháng trước, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất với kim ngạch đạt 28,26 tỉ USD, chiếm 94,0%.Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 với kim ngạch đạt 9,8 tỉ USD; xuất siêu sang Mỹ đạt 8,5 tỉ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11,6 tỉ USD; nhập siêu từ Trung Quốc 5,8 tỉ USD, giảm 19,6%.Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,03 tỉ USD trong tháng 1 (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,7 tỉ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,4 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 4,43 tỉ USD.Trước đó, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12.2024 xuất siêu 0,52 tỉ USD; cả năm 2024 xuất siêu 24,77 tỉ USD.Thực tế nhiều năm cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giảm trong tháng đầu năm là hoàn toàn bình thường. Lý do bởi đây thường là thời điểm diễn ra đợt nghỉ tết Nguyên đán kéo dài. Những tháng sau đó, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ dần lấy lại đà tăng trưởng.
Túi xách tay thêu họa tiết chevron - đặc quyền của cô nàng hiện đại
Ngày 2.1.2025, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo Sở Y tế tỉnh này khẩn trương thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức thuộc các đơn vị trong ngành, đồng thời báo cáo kết quả lên UBND tỉnh Cà Mau trong tháng 2.2025.Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng chỉ đạo nêu rõ cần tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong việc chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho các đối tượng không đúng quy định.Đối với những trường hợp đủ điều kiện được hưởng phụ cấp nhưng chưa nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu rà soát từng trường hợp cụ thể, tổng hợp và đề xuất các cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định, bảo đảm quyền lợi người lao động, tránh bỏ sót. Đồng thời, kiểm điểm và rút kinh nghiệm đối với tập thể, cá nhân chậm trễ trong việc đề xuất và giải quyết chính sách phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định. Trước đó, như Thanh Niên thông tin, qua rà soát, Sở Y tế Cà Mau xác định có 122 viên chức thực hiện nhiệm vụ đúng theo vị trí việc làm, đồng thời tham gia thêm (kiệm nhiệm) công tác chuyên môn y tế, đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 40% (và bổ sung thêm 60% trong năm có dịch Covid-19). Trong đó có 21 trường hợp bị cắt giảm ưu đãi nghề từ 40% xuống còn 20%. Từ kết quả trên, Sở Y tế Cà Mau đề xuất UBND tỉnh Cà Mau chi trả bổ sung trợ cấp ưu đãi nghề cho 21 viên chức đã bị cắt giảm, tổng số tiền dự kiến chi trả bổ sung gần 2 tỉ đồng. Trong đó, hơn 235 triệu đồng bổ sung cho phần 20% ưu đãi nghề đã bị cắt giảm và 1,7 tỉ đồng phần phụ cấp bổ sung 60% trong giai đoạn dịch Covid-19 cho nhân viên y tế.Tuy nhiên, hiện nhiều viên chức trên cho rằng việc cắt giảm cơ học như trên chưa phù hợp, vì họ được giao phụ trách, hoặc làm các vị trí ở bộ phận hành chính, kế toán, tổng hợp nhưng vẫn kiêm nhiệm các công việc chuyên môn về y tế ở tuyến cơ sở.