Lan tỏa trên mạng xã hội: Ngưỡng mộ đại gia đình gần 200 người
Theo TechSpot, tại triển lãm công nghệ CES (Mỹ) năm nay, HDMI 2.2 và DisplayPort 2.1b đã chính thức được giới thiệu với những cải tiến vượt bậc. HDMI 2.2 nâng cấp băng thông gấp đôi so với chuẩn HDMI 2.1, trong khi DisplayPort 2.1b hỗ trợ chiều dài cáp truyền tải dữ liệu gấp ba lần tiêu chuẩn trước đó.Chuẩn HDMI 2.2 mang lại băng thông lên tới 96 Gbps, gấp đôi so với mức 48 Gbps của HDMI 2.1, vượt xa băng thông 80 Gbps của DisplayPort 2.1. Để tận dụng tối đa các tính năng của HDMI 2.2, người dùng cần sử dụng loại cáp mới mang tên Ultra96, được thiết kế đặc biệt để đáp ứng yêu cầu truyền tải lượng dữ liệu lớn.HDMI 2.2 hỗ trợ độ phân giải và tần số quét cao, như 4K ở 480 Hz, 8K ở 240 Hz và 10K ở 120 Hz, đồng thời hỗ trợ độ phân giải tối đa 16K. Các ứng dụng thực tế như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) và các công nghệ hiển thị không gian cũng sẽ được hưởng lợi từ khả năng truyền tải dữ liệu tốc độ cao. Ngoài ra, chuẩn HDMI mới còn phù hợp với các lĩnh vực chuyên biệt như bảng hiệu kỹ thuật số lớn, hình ảnh y tế và thị giác máy.Một cải tiến quan trọng khác là giao thức Latency Indication Protocol (LIP), giúp cải thiện khả năng đồng bộ hóa âm thanh và hình ảnh, đặc biệt hữu ích khi sử dụng nhiều thiết bị như hệ thống AV receiver hoặc soundbar. Với tính năng này, vấn đề lệch tiếng và hình thường gặp trên các thiết bị cũ có thể được giảm thiểu đáng kể.Mặc dù chuẩn HDMI 2.2 đã hoàn thiện và dự kiến triển khai vào nửa đầu năm 2025, nhưng việc phổ biến trên các thiết bị như màn hình hoặc card đồ họa sẽ mất thời gian. HDMI 2.2 vẫn đảm bảo khả năng tương thích ngược với các thiết bị sử dụng cổng HDMI đời cũ, giúp người dùng yên tâm khi nâng cấp.So với HDMI 2.2, DisplayPort 2.1b là một nâng cấp nhỏ hơn nhưng đáng chú ý. Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video (VESA) đã giới thiệu các loại cáp DP80LL (Low Loss) mới, hỗ trợ băng thông tối đa 80 Gbps trên chiều dài lên tới 3 mét. Đây là bước cải tiến lớn, khi các cáp DP80 cũ chỉ có thể duy trì băng thông tương tự trên chiều dài chưa đến 1 mét.Một điểm đáng chú ý là card đồ họa dòng RTX 5000 mới của Nvidia sẽ hỗ trợ chuẩn DisplayPort 2.1b. Nvidia cũng đã hợp tác với VESA để tối ưu hóa hiệu suất và đảm bảo khả năng tương thích giữa các GPU RTX và tiêu chuẩn DisplayPort mới.Mặc dù không có quá nhiều nâng cấp, DisplayPort 2.1b mang lại sự linh hoạt hơn trong việc thiết kế hệ thống hiển thị đa màn hình, đặc biệt với các ứng dụng đòi hỏi chất lượng hình ảnh cao và chiều dài cáp lớn như hệ thống hội nghị hoặc trình chiếu quy mô lớn.Cả HDMI 2.2 và DisplayPort 2.1b đều đánh dấu bước tiến quan trọng trong công nghệ kết nối hình ảnh. Tuy nhiên thương mại hóa trên diện rộng còn cần thời gian, những cải tiến này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của các thiết bị hiển thị trong tương lai, từ màn hình siêu phân giải đến các ứng dụng công nghệ thực tế ảo tiên tiến.Seachains ngây ngất ở Đồng Nai
Viện KSND TP.Hà Nội mới đây hoàn tất cáo trạng truy tố 9 bị can về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Trong số này, có Nguyễn Thị Thủy (42 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội), từng có 2 tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Hồ sơ vụ án cho thấy, chiều 22.1.2024, tổ công tác thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hà Nội kiểm tra hành chính tại khu vực thôn Thượng Thanh (xã Thanh Cao, H.Thanh Oai) thì phát hiện Nguyễn Thường Tâm (43 tuổi, người địa phương) có biểu hiện nghi vấn.Kiểm tra điện thoại của ông Tâm, cảnh sát phát hiện các nội dung liên quan đến hoạt động đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, số đề. Đây cũng là mắt xích đầu tiên hé lộ đường dây cờ bạc có quy mô lớn, chốt thắng thua sau khi có kết quả Xổ số kiến thiết miền Bắc.Cụ thể, khoảng tháng 9.2023, bà Nguyễn Thị Thủy đặt vấn đề muốn đánh số lô, số đề với ông Nguyễn Thường Tâm. Ông Tâm hỏi ông Mai Văn Vượng (50 tuổi, cùng trú tại H.Thanh Oai) để chuyển số lô, đề của bà Thủy nhằm hưởng chênh lệch. Ông Vượng đồng ý nhận số lô, số đề của bà Thủy, đồng thời nhận thêm của Nguyễn Minh Long (25 tuổi, trú cùng địa phương), Nguyễn Văn Thường và Bùi Văn Tây (đều 58 tuổi, trú tại H.Ứng Hòa, Hà Nội).Tiếp đó, ông Vượng tổng hợp số lô, số đề của khách, chuyển một phần cho ông Lê Văn Thắng (49 tuổi, trú tại H.Ứng Hòa) để hưởng lợi chênh lệch; phần khác thì trực tiếp chịu thắng thua với khách đánh bạc. Kết quả điều tra xác định, từ tháng 12.2023 - 1.2024, ông Vượng tổ chức đánh bạc bằng hình thức nhận số lô, số đề với tổng số tiền hơn 7,1 tỉ đồng, qua đó thu lợi bất chính hơn 531 triệu đồng. Ông Tâm bị cáo buộc tổ chức đánh bạc bằng hình thức nhận số lô, số đề với tổng số tiền hơn 6 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 546 triệu đồng.Các bị can khác trong vụ án đã tổ chức đánh bạc bằng hình thức tương tự với tổng số thấp nhất 57 triệu đồng, cao nhất hơn 2,7 tỉ đồng, qua đó thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến hơn 1 tỉ đồng.Nữ bị can Nguyễn Thị Thủy bị cáo buộc đánh bạc với tổng số tiền hơn 11,3 tỉ đồng. Đáng chú ý, số tiền này được bà Thủy "ném" vào lô đề chỉ trong vòng 27 ngày, bị thua hơn 4,4 tỉ đồng.
Website quảng bá du lịch quốc gia Việt Nam 'vượt mặt' Thái Lan
Năm Mậu Thìn 968, Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, đồng thời cho xây cung điện, đặt triều nghi. Năm 970, đặt niên hiệu là Thái Bình, cho đúc đồng tiền Thái Bình.
Trên mặt trận tấn công của Hanoi Buffaloes, Đinh Thanh Tâm thường xuyên đón được đường chuyền để dứt điểm, nhưng ngoại binh Anthony January mới là người đạt hiệu suất đưa bóng vào rổ ấn tượng. Chỉ sau 2 hiệp đầu, trung phong cao 2,05 m này đã ghi hơn 20 điểm.
Apple ra mắt chip M4 mới tập trung vào AI
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.