$577
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Thống kê vị trí về cả cặp. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Thống kê vị trí về cả cặp.Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), từ ngày 25.1 (tức ngày 26 tháng chạp) đến hết ngày 2.2 (tức ngày mùng 5 tết), EVN đã phối hợp Công ty vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO) đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trong dịp xuân Ất Tỵ 2025.Số liệu từ NSMO cho thấy, công suất tiêu thụ cao nhất của toàn hệ thống điện quốc gia bình quân ngày trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 chỉ ở mức khoảng 29.007MW, sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày trong kỳ nghỉ tết ở mức khoảng 528,1 triệu kWh/ngày.Như vậy, mức tiêu thụ điện trên cả nước trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 giảm 33,4% so với ngày thường của tuần trước tết. Tuy nhiên, mức tiêu thụ điện bình quân ngày trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 vẫn cao hơn cùng kỳ dịp Tết Giáp Thìn 2024 là 7,8%.Trước đó, NSMO dự báo nhu cầu tiêu thụ điện toàn quốc vào dịp Tết Nguyên đán đã giảm thấp đáng kể so với ngày thường. Theo số liệu thống kê thực tế, trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm có ngày chỉ còn ở mức 12.275 MW vào ban đêm (ngày 29.1, tức mồng 1 tết), tương ứng tỷ lệ giảm khoảng 50% so với ngày thường. Với mức tiêu thụ điện giảm thấp trong dịp nghỉ tết, nhiều loại hình nguồn điện buộc phải giảm phát phù hợp với nhu cầu phụ tải.Trên thực tế đối với hệ thống điện hiện nay, để đảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện, NSMO bắt buộc phải duy trì một số tổ máy điện truyền thống (như nhiệt điện than, turbine khí, thủy điện...) ở mức tối thiểu để đảm bảo quán tính và ổn định cho hệ thống điện cũng như có đủ công suất dự phòng trong các tình huống sự cố nguồn điện hoặc các biến động bất thường trong vận hành thực tế.Chính vì vậy, khi công suất phụ tải tiêu thụ xuống quá thấp, các nguồn truyền thống đã ngừng/giảm phát đến giới hạn kỹ thuật mà tổng công suất phát vẫn vượt nhu cầu tiêu thụ dẫn đến yêu cầu bắt buộc phải điều chỉnh giảm công suất huy động từ tất cả các loại hình nguồn điện, kể cả từ các nguồn năng lượng tái tạo (như thủy điện nhỏ, điện mặt trời, điện gió) để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia.EVN cho biết, các đơn vị vận hành nguồn và lưới điện thuộc EVN đã chấp hành nghiêm các mệnh lệnh điều độ từ NSMO và Trung tâm Điều độ hệ thống điện các miền, góp phần đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia, không gây sự cố và ảnh hưởng cung cấp điện trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Thống kê vị trí về cả cặp. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Thống kê vị trí về cả cặp.Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội. ️
Ngày 28.2, CLB Bình Phước thông báo HLV Anh Đức sẽ rời ghế HLV trưởng của đội bóng này. Như vậy, trận cầu tâm điểm vòng 11 giải hạng nhất giữa 2 đội thuộc tốp 3 CLB Bình Phước và PVF-CAND chính là "lời chia tay" của cựu tuyển thủ Việt Nam. Nhưng ở trận đấu mang tính chất đặc biệt này, HLV Anh Đức không có sự phục vụ của tiền đạo trụ cột Nguyễn Công Phượng khi chân sút quê Nghệ An chưa bình phục chấn thương. Đây cũng là lý do CLB Bình Phước thi đấu tương đối bế tắc. Như mọi khi, 2 tiền đạo Lê Thanh Bình và Hồ Tuấn Tài vẫn rất đói bóng và HLV Anh Đức thậm chí phải điều chỉnh nhân sự 2 lần ngay trong hiệp 1. Chính đội khách PVF-CAND mới là những người chơi tốt hơn, có được cơ hội rõ ràng hơn. Phút 31, Hồ Thanh Minh mang về quả phạt đền cho CLB PVF-CAND sau một nỗ lực đột phá trong vòng cấm. Nhưng từ khoảng cách 11 m, anh không thể đánh bại thủ thành Bùi Tấn Trường. Đây cũng là pha bóng đáng chú ý nhất trong 45 phút đầu tiên. Sang hiệp 2, CLB PVF-CAND tiếp tục là đội thi đấu tốt hơn và liên tiếp ghi được 2 bàn thắng. Các cầu thủ lần lượt lập công là Tẩy Văn Toàn (phút 50) và Hồ Thanh Minh (phút 60). Tưởng chừng lợi thế này sẽ giúp thầy trò HLV Mauro Jeronimo có lợi thế lớn để giành trọn 3 điểm. Tuy nhiên, CLB Bình Phước đã vùng lên, ghi 2 bàn liên tiếp do công của Hồ Tuấn Tài (phút 68) và Nguyễn Khắc Vũ (phút 71) để đưa trận đấu về vạch xuất phát. Nhờ 2 bàn thắng trong vòng chưa đầy 5 phút, cộng thêm khao khát giành trọn 3 điểm để dành tặng HLV Anh Đức trong ngày chia tay, các cầu thủ CLB Bình Phước chơi cực quyết tâm trong phần còn lại của trận đấu. Tuy nhiên, nỗ lực của đội chủ nhà bất thành. CLB Bình Phước chấp nhận trận hòa 2-2, khiến ngày chia tay của HLV Anh Đức trở nên không trọn vẹn. Trước trận đấu cuối cùng, dưới sự chứng kiến của khán giả nhà, chiến lược gia này đã rơi nước mắt. Điều này có lẽ khiến chính HLV Anh Đức và người hâm mộ CLB Bình Phước cảm thấy nuối tiếc hơn. Với kết quả này, CLB Bình Phước và đội PVF-CAND có cùng 21 điểm, kém đội đầu bảng Ninh Bình 9 điểm. Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn ️
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam. ️