Cựu Phó thủ tướng Đức gốc Việt lập công ty tư vấn
Thị trường CO2 nội địa (thị trường bắt buộc) là do quốc gia hoặc vùng lãnh thổ quy định và được thành lập, vận hành nhằm mục tiêu thực hiện các cam kết giảm phát thải của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.Sân bay Long Thành và cú bật ngoạn mục của Hồ Tràm
Sáng 11.2, ông Nguyễn Phú Quốc, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị, cho biết đã có kết quả mẫu xét nghiệm đàn trâu thả rông chết hàng loạt phát hiện tại H.Triệu Phong, do người dân ở H.Đakrông chăn thả theo phương pháp thả rông trong rừng.Trong ngày hôm qua 10.2, người dân tại H.Đakrông tiếp tục phát hiện có thêm 4 con trâu bị chết. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, địa bàn H.Đakrông, địa phương ghi nhận có 34 con trâu, bò chết với các biểu hiện sình bụng, nhe răng... Sau khi lấy mẫu trâu chết để xét nghiệm, Chi cục Thú y Vùng 3 kết luận một số mẫu có vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng. Ngoài ra, có mẫu chứa ký sinh trùng Babesia, gây bệnh lê dạng trùng.Từ kết quả xét nghiệm, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị tiếp tục chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y phối hợp UBND các huyện Triệu Phong, Đakrông triển khai biện pháp phòng chống dịch và khẩn trương tổ chức tiêm vắc xin tụ huyết trùng cho trâu.“Trong ngày hôm qua 10.2, chúng tôi đã đến khu vực có dịch, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống dịch để ngăn dịch bệnh tiếp tục gây hại đàn trâu, bò”, ông Quốc nói.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, người dân địa phương phát hiện hàng chục con trâu chết bất thường, nằm rải rác ở khu vực rừng tràm, rừng cao su thuộc thôn Kiên Phước (xã Triệu Ái, H.Triệu Phong). Số trâu này đều do người dân ở xã Ba Lòng (H.Đakrông) nuôi theo phương pháp thả rông.Tại hiện trường, các con trâu chết đều bị chướng hơi, mùi hôi nồng nặc. Cơ quan chức năng từng nhận định những con trâu này chết trong quãng thời gian từ ngày 30.1, do mắc bệnh tụ huyết trùng cấp tính.
Điều gì đang xảy ra với 'ông lớn' hàng không Mỹ?
Ngày 17.1, phiên tòa xét xử vụ án Hạc Thành Tower bước sang ngày thứ 3. Sau phần tranh luận, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND tỉnh Thanh Hóa đã cho các bị cáo tự bào chữa.10/11 bị cáo đều thống nhất với các quan điểm, tranh luận của luật sư bào chữa cho mình, riêng bị cáo Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, có phần tự bào chữa thêm.Ông Chiến nói rằng, ông không đồng ý với tội danh bị truy tố là "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" theo điều 219 bộ luật Hình sự; và chỉ nhận bản thân "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Đáng chú ý, bị cáo Chiến không đồng ý với bản luận tội của đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa (luận tội trong ngày xét xử 16.1) rằng "bị cáo Trịnh Văn Chiến đã nhận tội". Bị cáo Chiến cho rằng trong suốt những ngày diễn ra phiên tòa, ông chưa từng "nhận tội" như bản luận tội nêu."Tôi chỉ nhận tội thiếu trách nhiệm thôi, còn tội theo điều 219 bộ luật Hình sự tôi không nhận tội đâu... Trong bản luận tội của viện kiểm sát nói tôi đã nhận tội là không hợp lý", ông Chiến nói.Ông Chiến cũng mong HĐXX xem xét, đánh giá công lao của ông đóng góp trong quá trình công tác, bởi trong thời gian làm Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa rồi Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, cá nhân ông có công lớn khi đưa các dự án lớn về đầu tư ở tỉnh Thanh Hóa, như Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, cảng hàng không Thọ Xuân, xây dựng TP.Sầm Sơn..."Mong muốn HĐXX ngoài quan tâm, xem xét cho bản thân tôi thì cũng xem xét để làm sao giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo còn lại", ông Chiến nói.Ông Chiến đưa ra so sánh giữa vụ án này với một số vụ việc gây thất thoát tiền của nhà nước ở các tỉnh khác, nhưng cán bộ liên quan chỉ bị kỷ luật chứ không bị xử lý hình sự dù tình tiết tương tự, để mong các cơ quan chức năng xem xét, không hình sự hóa vụ việc.Trước đó, ngày 16.1, đại diện Viện KSND tỉnh Thanh Hóa đã luận tội các bị cáo, cho rằng có đủ chứng cứ, tài liệu, cơ sở để truy tố 11 bị cáo vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, quy định tại khoản 3, điều 219 bộ luật Hình sự. Đồng thời, đề nghị tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Chiến mức án 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Ở góc độ kinh doanh, ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty CP Sản xuất thương mại xuất nhập khẩu cà phê Napoli cũng thừa nhận: Là một nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng khi đi ra nước ngoài có rất ít thương hiệu cà phê Việt, ít hơn cả Thái Lan hay Malaysia, đáng kể nhất chỉ có Trung Nguyên. Để xuất khẩu cà phê phát triển bền vững cần phải đầu tư và xuất khẩu các sản phẩm cà phê có thương hiệu và để thành công, cần có sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước trong công tác xúc tiến thương mại, marketing…
Nhiều thập niên thách thức Trung Quốc của 'bà già gân' Pelosi
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.