Những địa điểm thi đấu tuyệt đẹp tại Đại hội Thể thao toàn quốc ở Quảng Ninh
Sáng 25.1, xảy ra kẹt xe ở khu vực cầu Rạch Miễu. Tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn sau khi xảy ra va chạm giữa xe khách giường nằm và xe máy khiến một phụ nữ tử vong tại chỗ.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 25 cùng ngày, xe khách giường nằm BS 84B-005.58 lưu thông trên QL60 theo hướng từ Bến Tre qua Tiền Giang. Khi xe khách vừa qua cầu Rạch Miễu, đang đổ dốc (đoạn thuộc địa bàn P.6, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) thì va chạm với xe máy BS 83C1-704.52 do một phụ nữ khoảng 35 tuổi (ngụ H.Kế Sách, Sóc Trăng) điều khiển lưu thông chiều ngược lại.Sau va chạm mạnh, người phụ nữ đi xe máy ngã xuống đường, bị xe khách giường nằm cán qua người tử vong tại chỗ. Tại hiện trường, xe máy hư hỏng nặng, nằm trước phần đầu xe khách; nạn nhân nằm dưới gầm xe. Vụ tai nạn khiến tình trạng kẹt xe ở cầu Rạch Miễu trở nên trầm trọng. Đến gần 10 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng tỉnh Tiền Giang mới xử lý xong hiện trường. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, thời điểm hơn 11 giờ cùng ngày, trên QL60 vẫn còn hàng ngàn phương tiện xếp hàng chờ ở hai phía đầu cầu Rạch Miễu. Bên cạnh đó, hàng đoàn xe máy đổ về từ hướng TP.HCM đi các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng khiến tình trạng kẹt xe càng căng thẳng.6 điểm đến phổ biến nhất châu Á, bất ngờ với vị trí của Việt Nam
Ngày 16.1, bà Hồ Thị Thùy Dương (48 tuổi, ở TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết đã nhận được thông báo thụ lý vụ án của TAND TP.Cam Ranh về vụ "tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại, chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu xin lỗi công khai" và bà là nguyên đơn, còn bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).Bà Dương thông tin, trước đó, bà từng khởi kiện Sacombank trong vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại", yêu cầu Sacombank trả lại số tiền thất thoát trong tài khoản của bà tại ngân hàng này gồm 46,9 tỉ đồng và tiền lãi trả chậm.Tháng 7.2024, TAND TP.Cam Ranh tuyên án sơ thẩm vụ án dân sự nói trên và đánh giá lỗi trong vụ việc này thuộc về phía Sacombank. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Dương và buộc Sacombank phải có trách nhiệm trả số tiền trên cùng với tiền lãi, bồi thường về những thiệt hại gây ra cho khách hàng theo quy định pháp luật.Trong đơn khởi kiện lần này, bà Dương cho rằng Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (người được Sacombank ủy quyền) đã có hành vi "xúc phạm danh dự, gây thiệt hại về uy tín, nhân phẩm" của bà sau khi ngân hàng thua kiện vụ án vừa nêu ở cấp sơ thẩm.Cụ thể, tháng 8.2024, Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa ký văn bản gửi Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hồ Thị Thùy Dương, với cáo buộc bà cố ý cấu kết với Nguyễn Thị Thanh Hà, cựu phó Phòng giao dịch Sacombank Chi nhánh Cam Ranh (đang bị điều tra), để chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.Trong đơn đề nghị của phía Sacombank có nêu: "...Bà Dương tuy không trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng rút tiền mặt nhưng thực tế bà Dương đã thông đồng với bà Hà", "đề nghị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hà và bà Dương trong việc câu kết với nhau để chiếm đoạt 46,9 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng".Liên quan đến đơn trên, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa lần lượt có phiếu chuyển đơn vào tháng 8 và tháng 9.2024 đến TAND tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa không thụ lý đơn của Sacombank, trong thông báo đến TAND tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11.2024.Trong đơn khởi kiện, bà Dương cho biết "từ một khách hàng gửi tiền rồi bị mất tại Sacombank, nay bà bỗng nhiên trở thành bị hại" nên khởi kiện. Nguyên đơn đề nghị tòa buộc bị đơn bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự bị xâm phạm với tổng số tiền hơn 140 triệu đồng, đồng thời yêu cầu xin lỗi công khai.Ngày 15.1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là bà Dương và bị đơn là Sacombank do có kháng cáo của ngân hàng. Sau phần xét hỏi, HĐXX phúc thẩm đã quyết định tạm ngưng phiên tòa, sẽ mở lại vào ngày 17.1 để bắt đầu phần tranh luận.
Mở cửa ô tô bất cẩn gây tai nạn cho người đi đường: Xử lý thế nào?
Thời gian qua, Tổng cục Thuế luôn quan tâm chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ trong công tác quản lý hóa đơn. Tuy nhiên, việc mua bán hóa đơn còn diễn ra phức tạp, cơ quan chức năng đã phát hiện xử lý một số vụ vi phạm về mua bán hóa đơn khống, hóa đơn không hợp pháp để thu lợi bất chính, trốn thuế, chiếm đoạt số tiền thuế của nhà nước.Những nguyên nhân được cơ quan thuế nhận diện và đưa vào diện theo dõi, giám sát đặc biệt, đó là do người nộp thuế (NNT) cố ý vi phạm, thực hiện hành vi thành lập doanh nghiệp (DN) với mục đích chính là mua, bán hóa đơn không hợp pháp để thu lợi bất chính; nguyên nhân từ công tác quản lý DN, quản lý hóa đơn của một bộ phận công chức thuế. Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế thực hiện một số chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc tăng cường các biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn; chấn chỉnh công tác quản lý thuế, kỷ cương, đạo đức, công vụ công chức thuế, tăng cường rà soát kiểm tra phát hiện NNT có dấu hiệu rủi ro về hóa đơn, chống gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng.Các đơn vị đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát, đối chiếu hóa đơn. Trường hợp phát hiện NNT sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp thì nghiêm túc xử lý theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế; nếu đến mức xử lý hình sự thì lập hồ sơ, chuyển cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.Tông cục Thuế lưu ý hồ sơ, tài liệu chuyển cơ quan chức năng phải được thu thập đầy đủ, xác định rõ hành vi vi phạm, hậu quả, thiệt hại... để chuyển đến cơ quan chức năng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 85/2016 và Quyết định số 489 ngày 07.4.2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quy chế chuyển tin báo vụ việc về thuế, hồ sơ kiến nghị khởi tố đối với hành vi vi phạm pháp luật về thuế có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra. Thường xuyên phối hợp với cơ điều tra để cung cấp thêm thông tin (nếu có yêu cầu bổ sung) và theo dõi kết quả điều tra. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ phân tích rủi ro, đánh giá, phân loại hồ sơ khai thuế liên quan đến hóa đơn để phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra về thuế, về hóa đơn, về hoàn thuế. Thực hiện phối hợp tốt giữa các cơ quan thuế trong việc xác minh hóa đơn đảm bảo chính xác, hiệu quả, kịp thời.Ngoài ra, các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công chức trong thực thi công vụ. Đặc biệt, thường xuyên đôn đốc, giám sát công chức quản lý trực tiếp NNT thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về quản lý NNT, đánh giá, xác định NNT có dấu hiệu rủi ro trong quản lý hóa đơn. Trong công tác kiểm tra nội bộ, đề nghị xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ về nội dung quản lý thuế về hóa đơn theo đúng định hướng của Tổng cục Thuế tại Công văn số 5499 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, công tác phòng chống tham nhũng và quản lý tài chính, tài sản công năm 2025.Trước đó, Tổng cục Thuế đã có Tổng cục Thuế đã có "Thư ngỏ" gửi NNT và đề nghị NNT kiên quyết nói không với mua, bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp dưới mọi hình thức để chung tay xây dựng môi trường kinh doanh đúng pháp luật.
Bên cạnh những hàng quán trả mặt bằng, đóng cửa dịp cuối năm khiến nhiều khách quen tiếc nuối, thời điểm này nhiều hàng quán khác ở TP.HCM tưng bừng mở cửa, khai trương.Mới đây, chị Bùi Cẩm Giang hào hứng khai trương nhà hàng buffet N'Rona nằm trong một trung tâm thương mại lớn trên đường Tạ Quang Bửu (Q.8). Cách đó vài tháng, chị cũng đã khai trương nhà đầu tiên trong một trung tâm thương mại khác nằm trên đường Phạm Văn Đồng (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Có gần 10 năm kinh doanh hải sản ở chợ đầu mối Bình Điền (Q.8), từ lâu chị chủ đã ấp ủ mở một nhà hàng hải sản của riêng mình và đến nay, dự định đó đã trở thành sự thật. "Thời điểm này tôi mới mở nhà hàng chủ yếu là bởi cuối cùng cũng chọn được mặt bằng ưng ý. Tôi cũng đã lựa chọn kỹ các mặt bằng khác nhau và quyết định chọn 2 nơi có vị trí đẹp để mở quán, dù giá có hơi chát", chị chia sẻ thêm.Mới mở quán, khó khăn lớn nhất của chị Giang là chưa có lượng khách quen ổn định. Thêm vào đó, tình hình kinh doanh ẩm thực cuối năm có phần chậm hơn so với thời điểm bình thường theo tình hình chung.Để nhiều khách biết tới, phía nhà hàng thường xuyên đưa ra những chương trình khuyến mãi như giảm giá, tặng nước, tặng hải sản cho khách tới ăn dịp cuối năm. Chị cho biết hiện tại nhà hàng phục vụ hơn 100 món ăn từ hải sản cũng như nhiều loại hải sản tươi sống như cua, ghẹ, tôm tích, hàu, nhum… cho khách thoải mái lựa chọn. Giá vé buffet ở đây từ 408.000 - 468.000 đồng tùy thời điểm khách ghé ăn. Mở nhà hàng ngày cuối năm là điều không dễ dàng, chị chủ cho biết nhà hàng sẽ cố gắng mỗi ngày để phục vụ tốt hơn nữa cho khách trong thời gian tới. Anh Khánh Duy (28 tuổi, ngụ Q.8) cho biết anh sống ở một chung cư gần quán buffet này. Thời gian gần đây, qua mạng xã hội, anh mới biết đến quán nên dự định sẽ cùng gia đình ghé ăn."Cuối năm, thấy khá nhiều hàng quán mới mở sôi động. Dưới chung cư nhà mình cũng có quán hủ tiếu bình dân cũng mới mở. Từ hàng quán bình dân đến nhà hàng đều rộn ràng khai trương. Mình định đến khi bớt bận sẽ cùng vợ ăn thử những quán gần nhà, quán nào ưng thì gắn bó lâu dài đỡ phải đi xa", anh cho biết.Cách đây không lâu, một nhà hàng "mới toanh" trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM) chuyên bán các món ăn truyền thống Việt Nam như chả giò, bì cuốn, bánh mì bì, cà ri gà, bún bì cuốn, bánh xèo… cũng vừa được chị chủ khai trương.Đây là mong muốn của chị và người thân từ rất lâu, nhưng đến nay mới điều kiện hiện thực hóa nó khi chồng chị tìm được mặt bằng vô cùng ưng ý. "Mặt bằng ở đây thực sự rất đẹp nên khi vừa biết được gia đình mình đã không chần chừ mà quyết định thuê để mở quán luôn. Hành trình mở quán cũng chỉ trong vài tuần, đầy ngẫu hứng", chị kể.Dù là quán ăn mới nhưng vì ở vị trí đắc địa nên có đông khách ghé ăn, đặc biệt là người nước ngoài du lịch TP.HCM tò mò vào ăn thử các món truyền thống Việt Nam. Với giá từ 59.000 - 109.000 đồng tùy món, hợp lý ở trung tâm TP.HCM, nhiều người làm văn phòng cũng ghé ăn đông vào buổi trưa.Phía quán cho biết mở quán thời điểm này thực sự là một thách thức không nhỏ, tuy nhiên với tâm huyết dành cho món ăn và cách phục vụ, chủ quán hy vọng sẽ ngày càng nhận được sự ủng hộ lớn của khách.Trong tháng 12.2024, quán bánh tráng trộn nổi tiếng TP.HCM của chị Diva Cát Thy, một người thuộc cộng đồng LGBT cũng vừa mở trở lại lần thứ 3 sau thời gian dài nghỉ bán.Khai trương trở lại với chị Cát Thy không phải là hành trình dễ dàng, tuy nhiên chị chủ may mắn khi có nhiều khách cũ tới ủng hộ. "Thời điểm này, buôn bán cũng không bằng so với trước kia, nhưng bình bán nhỏ, sống qua ngày. Mong từ đây buôn may bán đắt, được nhiều khách thương mến ủng hộ", chị chủ chia sẻ thêm.
Bác sĩ Lương Ngọc Trung - bác sĩ không đơn độc
Dịp tết, mỗi ngày ngôi nhà vườn xinh của Ngân thu hút hàng chục khách đến tham quan, chụp ảnh. Nguyễn Kháng Em (20 tuổi, ngụ TP.Cần Thơ) cho biết ngày tết là thời điểm bản thân cần nạp năng lượng để năm mới đi làm đạt hiệu quả hơn. Thay vì đi du lịch, anh cùng bạn bè chọn địa điểm vườn nhà của Ngân để trải nghiệm cuộc sống làng quê miền Tây thanh bình. Cùng ngồi dưới mái nhà lá trang trí theo kiểu tết xưa để ôn lại những chuyện đã qua trong 1 năm, chúc nhau lời chúc sức khỏe, hạnh phúc trong năm mới.