Thường xuyên chạy đường dài, có nên mua ô tô điện VinFast?
5 sản phẩm Apple có thể ra mắt vào năm 2024
Mới đây Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Báo Thanh Niên đã cơ bản chốt xong địa điểm và thời gian thi đấu vòng loại và vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam - Cúp Café de Măng Đen năm 2023.
Đồng Nai: Mức thưởng tết cao nhất dự kiến khoảng 1 tỉ đồng
The Guardian ngày 31.1 đưa tin trong một nghiên cứu thu thập dữ liệu tại 16 thành phố lớn trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện 11 thành phố “có xu hướng gia tăng đáng kể số lượng chuột” và đà này dự kiến tiếp tục tăng.Theo đó, trong một thập niên qua, số lượng chuột đã tăng 300% tại thành phố San Francisco (Mỹ), 186% ở Toronto (Canada) và 162% ở New York (Mỹ). Toronto ghi nhận “cơn bão chuột” gia tăng theo đà tăng dân số tại thành phố. “Khi bạn đi bộ trên đường phố Toronto, dưới chân bạn, sâu trong hệ thống nước thải, là một nơi đầy rẫy chuột”, bà Alice Sinia, nhà côn trùng học hàng đầu của Orkin, công ty kiểm soát sâu bệnh lớn nhất tại Canada. Đường dây nóng ở Canada ghi nhận 1.600 cuộc gọi liên quan các vấn đề về chuột hồi năm 2023, so với 940 cuộc vào năm 2019.Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Advances tập trung vào các thành phố lớn tại Mỹ, Canada, Hà Lan và Nhật Bản. Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ tăng có mối tương quan với số lượng chuột xuất hiện ngày càng nhiều. Chuột là loài động vật có vú không thích thời tiết lạnh, song những nơi nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để chúng kiếm ăn và sinh sôi.Tại Toronto, thời tiết lạnh xưa nay khiến chuột không có nhiều ở thành phố này, song với tình trạng ấm lên toàn cầu, thành phố xứ lạnh cũng dần xuất hiện loài gặm nhấm. Chuột gây ra thiệt hại hàng tỷ USD, khi chui vào các tòa nhà và phá hoại, cũng như có thể truyền ít nhất 60 loại bệnh cho con người, ngoài ra còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của các loài khác sống trong thành phố. Các gia đình thường xuyên thấy chuột cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng tinh thần. Trong khi đó, nghiên cứu chỉ ra các hoạt động diệt chuột tiêu tốn khoảng 500 triệu USD mỗi năm trên toàn cầu.
Theo Bộ Công an, Nghị định 168 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ 1.1.2025. Tại nghị định này, hàng loạt lỗi vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn... bị tăng mức xử phạt vi phạm hành chính. Đáng chú ý, cơ quan soạn thảo đã tăng rất cao mức phạt đối với các hành vi, nhóm hành vi là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vụ tai nạn; đặc biệt nếu xảy ra trên đường cao tốc.Nghị định mới được xây dựng trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, tai nạn được kiềm chế. Về tổng thể tình hình giao thông còn nhiều vấn đề đặt ra như hạ tầng giao thông phát triển chưa tương ứng với nhu cầu, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập; lượng phương tiện tăng cao mỗi năm với gần 500.000 ô tô cùng khoảng 2 triệu xe máy… Ý thức một số người tham gia giao thông chưa cao, tình trạng vi phạm còn diễn ra phổ biến. Để lập lại trật tự đòi hỏi việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe, tương xứng với vi phạm, nhất là các hành vi cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt, việc tăng mức xử phạt để kiềm chế tai nạn giao thông.Theo Nghị định 168, mức phạt một số lỗi của người lái ô tô tăng rất mạnh so với Nghị định 100, nghị định 123. Bên cạnh đó, các lỗi điều khiển xe đi ngược chiều trên cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, quay đầu xe trên đường cao tốc cũng bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng.Từ 1.1.2025, nhiều lỗi vi phạm giao thông của người lái xe máy cũng bị tăng mức phạt lên rất cao. Cụ thể: các lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, điều khiển xe máy vào đường cao tốc, đi ngược chiều... đều bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng.
Giá xăng dầu hôm nay 28.3.2024: Xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu đồng một lít?
Đề xuất trên được UBND quận 1 nêu ra trong buổi làm việc với Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được chiều 19.3 nhằm khai thác ngắn hạn "đất vàng" trong thời gian chờ thực hiện theo quy hoạch.Trong tháng 2 và tháng 3.2024, UBND quận đã đã gửi văn bản trình UBND TP.HCM phương án sử dụng đối với khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng 8 - 12 Lê Duẩn. Hiện nay, quận đang chờ đang chờ ý kiến của thành phố triển khai để Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất tạm bàn giao khu đất cho địa phương triển khai.Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất TP.HCM cho biết quận 1 đề xuất sử dụng tạm 2 khu đất trên làm bãi xe, khu ẩm thực đêm. Theo quy định hiện hành, Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị quản lý được phép cho thuê ngắn hạn, khai thác ngắn hạn.Hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang trình UBND TP.HCM đề án khai thác ngắn hạn đối với các khu đất công trên toàn thành phố. "Sau khi thành phố ban hành quy trình cho thuê ngắn hạn, trung tâm sẽ làm việc với quận 1 thống nhất mục đích để công khai kêu gọi đầu tư", đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất nói thêm.Khu đất 8 - 12 Lê Duẩn rộng gần 4.900 m2, ở vị trí đắc địa với 3 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm. Khu "đất vàng" này liên quan đến vụ án cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Tài giao đất trái phép làm thất thoát tài sản nhà nước. Đến năm 2022, khu đất được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.Khu đất 2 - 4 - 6 Hai Bà Trưng rộng hơn 6.000 m2 cũng ở vị trí kim cương khi nằm cạnh công trường Mê Linh, gần sông Sài Gòn. Đây là khu đất "khiến" cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng hàng loạt quan chức vướng vòng lao lý. Khu đất này được bàn giao về cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý từ tháng 10.2022.Cũng tại buổi làm việc, UBND quận 1 kiến nghị sớm có quyết định về chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đối với dự án Chợ Gà, Gạo thuộc phường Cầu Ông Lãnh, tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tư dự án phục vụ mục tiêu chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm.Lãnh đạo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết đang chờ ý kiến phản hồi của các sở ngành liên quan để tổng hợp, hoàn thành trong tháng 3. Theo đó, khu vực này sẽ được tăng chỉ tiêu xây dựng, quy hoạch để thu hút đầu tư.