Video LMHT: Đội hình VIETNAM All-Stars tung intro cực chất
Chặng 2 giải xe đạp nữ quốc tế Biwase Tour of Vietnam 2025 có lộ trình thi đấu dài 151 km, xuất phát từ TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) đi Bình Phước rồi quay trở về đích tại nơi xuất phát ban đầu. Mọi sự chú ý dồn về 2 tay đua đang cạnh tranh quyết liệt danh hiệu áo vàng, áo xanh là Nguyễn Thị Thật (CLB Tập đoàn Lộc Trời) và Jutatip (Thái Lan) nhưng bất ngờ đã xảy ra.Ở điểm rút giải thưởng dọc đường, Nguyễn Thị Thật đánh bại Jutatip, qua đó vươn lên giữ danh hiệu áo xanh cho tay đua có tổng điểm nước rút cao nhất. Ngay sau đó diễn ra các cuộc tấn công mạnh mẽ và 1 nhóm khoảng 10 tay đua thoát đi thành công. Đáng chú ý ở nhóm đi đầu này không có mặt Nguyễn Thị Thật và Jutatip. Các tay đua đi đầu với những gương mặt đáng chú ý như bộ đôi ngoại binh người Nga của CLB Biwase Bình Dương là Natalia Frolova, Valeriya Zakharkina; Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Thị Thu Mai (Tập đoàn Lộc Trời); Khaoplot Kamonrada, Somrat Phetdarin (Thái Lan) đẩy tốc độ lên rất cao, dần bỏ xa tốp sau lên tới hơn 5 phút. Nhóm các tay đua đi đầu về đích thành công, trong đó tay đua Khaoplot Kamonrada bất ngờ đánh bại các đối thủ, giành chiến thắng đồng thời vươn lên chiếm giữ danh hiệu áo vàng dành cho tay đua có thời gian thi đấu ít nhất sau 2 chặng. Về đích sau nhóm đầu 5 phút 45 giây, Nguyễn Thị Thật gặp khó trong cuộc đua áo vàng nhưng vẫn giữ được danh hiệu áo xanh. Ngày mai (9.3), diễn ra chặng 3 giải xe đạp nữ quốc tế Biwase Tour of Vietnam 2025 dài 120 km từ huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đến TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng). Ở chặng đua này, các cua rơ chinh phục thử thách lớn nhất là đèo Bảo Lộc với ưu thế thuộc về những tay đua có khả năng leo đèo giỏi.Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.5.2024
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.
Gợi ý tủ đồ mùa thu cho nàng xuống phố trà chiều cùng nàng hậu Kim Ngân
"Cuộc đua này phụ thuộc vào ngựa rất nhiều, vì là ngựa thồ hàng nên cũng tùy ý lắm. Đứng trước đám đông, ngựa dễ bị hoảng chạy loạn xạ. Tôi phải dùng roi thúc mạnh nó mới chịu đua, hơn nữa phải tập trung cao độ, nếu không sẽ bị nó hất rớt là bị loại ngay", ông Sáu nói.
Đèn âm hồn của đạo diễn Hoàng Nam gây chú ý khi thu về hơn 58 tỉ đồng, dẫn đầu doanh thu phòng vé những ngày qua. Song phim cũng vướng không ít tranh cãi về mặt nội dung, kể cả diễn xuất của nam chính Phú Thịnh. Trong phim, Phú Thịnh đóng vai Đinh - người chồng đi lính xa nhà, khi trở về thì xảy ra hiểu lầm, khiến vợ rơi vào bi kịch. Theo dõi tác phẩm, nhiều người cho rằng vì chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất nên phần thể hiện của chàng trai 9X không hoàn toàn thuyết phục được khán giả. Thậm chí có ý kiến đánh giá hot boy Người ấy là ai diễn đơ, đặc biệt là ở những phân đoạn đầu của phim, khiến người xem thấy khó chịu. Chia sẻ về những tranh cãi khi đảm nhận vai nam chính Đèn âm hồn, Phú Thịnh cho rằng đã là diễn viên thì việc đón nhận lời khen hay góp ý là điều không tránh khỏi. Bản thân anh xem đó là món quà, thể hiện được tình cảm, sự ưu ái mà mọi người dành cho mình. Phú Thịnh chia sẻ thêm: “Kể cả những lời chê bai cũng đều quý giá. Nhờ như vậy, tôi mới biết mình đang thiếu sót, cần hoàn thiện ở đâu để thành phiên bản tốt hơn trong tương lai. Tôi sẽ cố gắng nhiều hơn để chinh phục khán giả”. Về cơ duyên đến với Đèn âm hồn, diễn viên 9X kể anh thấy được thông tin về buổi casting phim trên nền tảng mạng xã hội. Khi đọc kỹ hơn về thể lệ, Phú Thịnh nhận thấy đây là tác phẩm có nhiều yếu tố anh yêu thích nên quyết định thử thách chính mình. Chàng trai 31 tuổi kể lại: “Phim lấy cảm hứng về tác phẩm văn học xa xưa, cộng thêm đây còn là thể loại mà tôi mong muốn được thử sức. Do đó, tôi đã quyết định ghi danh casting và may mắn được làm việc cùng đạo diễn Hoàng Nam”. Chia sẻ thêm về sự đón nhận của khán giả dành cho Đèn âm hồn, nam diễn viên bộc bạch những ngày qua là quãng thời gian hạnh phúc của không chỉ riêng anh mà với toàn bộ ê kíp. Theo Phú Thịnh, khi thực hiện dự án này, mọi người chỉ đặt mục tiêu mang đến một sản phẩm chất lượng, ấn tượng đối với khán giả nhưng “tôi không nghĩ sự yêu thương của mọi người lại lớn đến thế. Đây là nguồn động lực đối với mọi người nói chung và với tôi nói riêng để mang đến những sản phẩm chất lượng sau này”.Nhìn lại, Phú Thịnh thấy bản thân may mắn khi góp mặt trong Đèn âm hồn. Dự án này cho thấy sự thay đổi rõ nét về màu sắc của anh so với những tác phẩm về đề tài học đường trước đó. Hơn hết, tình cảm ê kíp dành cho nhau khiến hot boy Người ấy là ai không khỏi cảm kích. “Mọi người không chỉ xem nhau như đồng nghiệp mà như một gia đình, sẵn sàng đứng ra giúp đỡ khi các thành viên gặp khó khăn. Riêng cá nhân tôi rút ra được nhiều bài học cho hành trình làm nghề nên rất cảm ơn những lời góp ý, thậm chí những lời chê bai”, sao nam cho hay. Bàn về câu chuyện doanh thu trên đường đua phim Việt hiện tại, Phú Thịnh hy vọng Đèn âm hồn có thể tiến xa hơn, thậm chí cán mốc trăm tỉ. Bởi theo anh, đây là con số nói lên sự yêu thương, quý mến của khán giả dành cho ê kíp. “Chính tình cảm này sẽ tạo động lực để mọi người có được những tác phẩm chất lượng hơn trong tương lai”, Phú Thịnh bày tỏ.
Có một hoa hậu vừa tốt nghiệp thạc sĩ ở Đại học Harvard
Người đang giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống trăm năm qua của ngôi nhà cổ này chính là ông Trần Thanh Nghị (51 tuổi), hậu duệ đời thứ 5 của gia tộc. Được nghe kể từ bà nội và ba, đến nay ông Nghị đã tích góp cho mình và gia đình những giai thoại truyền đời của tổ tiên. Ông Nghị cho biết trong trí nhớ của mình, ông chỉ biết xuất thân của bà sơ (là bà Nguyễn Thị Hạnh), là người gốc Gia Định, sống khu phía tây nam (thuộc Q.8, TP.HCM bây giờ). Xưa kia, bà Hạnh là bá hộ giàu có, làm "công xi heo", tức làm nghề giết mổ, buôn bán thịt heo. Bà Hạnh là đầu mối lớn, giao thịt heo cho các chợ lân cận trong khu vực. Bà Hạnh sở hữu ngôi nhà gỗ lớn, nằm sát đường cái, phía trước là con kênh (thuộc bến Bình Đông bây giờ). Do đó, mỗi lần giao dịch buôn bán, ghe bầu chở heo từ các tỉnh miền Tây đều tấp vào bến trước nhà bà sơ của ông Nghị. Thuật đại khái những lời từ bà nội, ông Nghị kể rằng, nhà bà sơ thuộc loại lớn nhất nhì vùng đó, rất giàu có. Nhà được làm bằng gỗ quý, với những hàng cột to, cao, diện tích lớn. "Nhà có mướn hai người, không làm việc gì khác ngoài việc mỗi ngày lau cột nhà. Khi lau phải bắt thang tre, rồi leo lên, người làm lấy bao bố nhún với dầu dừa sau đó bọc vào cột và ôm tuột xuống. Hai người đó được mướn chỉ để lau cột đó thôi", ông Nghị kể.Đồng thời, trước đó, vào khoảng năm 1910, bà sơ ông Nghị đã mua mảnh đất lớn ở khu vực xung quanh chùa Đức Lâm (nằm ở đường Gò Cẩm Đệm, Q.Tân Bình bây giờ) để làm nghĩa trang và xây nhà mồ từ đường thờ tổ tiên. Ngôi từ đường được xây theo phong cách "nhà nóc bánh ú" đơn sơ gồm mái ngói âm dương, tường gạch đúc đơn sơ. Từ đường này cũng chính là địa điểm mà ngôi nhà cổ 115 tuổi của ông Nghị đang ở. Về sau, bà sơ giao sự nghiệp cũng như khu nghĩa trang cùng nhà từ đường lại cho bà cố ông Nghị là bà Phạm Thị Sách. Tuy nhiên, thời gian sau, khoảng năm 1940 bà Sách lại bỏ nghề "công xi heo" để quy y Phật pháp. Từ đó, nghề làm "công xi heo" gia truyền của gia đình cũng mất dần. Thời điểm cuối năm 1944, bà Phạm Thị Yên, người con thứ 7 của bà Phạm Thị Sách tốt nghiệp dược sĩ ở Pháp rồi trở về Sài Gòn mở tiệm thuốc Tây mang tên Phạm Thị Yên. Thấy vậy, bà Phạm Thị Sách bán hết gia sản rồi mua nhiều nhà ở trung tâm Sài Gòn - Chợ Lớn để con gái kinh doanh thuốc và cho thuê. Lúc đó những tiệm thuốc Tây này dần trở thành đầu mối chính, cung cấp cho các bệnh viện lớn. Kinh tế gia đình từ đó tiếp tục hưng thịnh. "Tiệm thuốc chuyên nhập các loại thuốc chủ yếu là cảm, sốt, tiêu chảy… để kinh doanh cũng như lén đưa vào chiến khu D cho cách mạng", ông Nghị chia sẻ và tiết lộ rằng: "Nhà tôi thuộc dạng "tam đại đồng đường", có nghĩa nhờ nhà bán thuốc mà nuôi cả dòng họ và mọi người đều ở chung nhà. Chưa kể, đặc điểm của dòng họ có truyền thống "âm thịnh dương suy", người nam toàn làm rễ. Tài sản, sự nghiệp gì đều truyền lại cho người nữ". Khoảng năm 1950, quá trình hoạt động của bà Yên bị bại lộ. Các nhà thuốc bị bán hết, nhiều người trong gia đình tìm hướng rẽ khác nhau. Bà nội ông Nghị là bà Nguyễn Thị Huê dọn về khu nghĩa trang và nhà từ đường sinh sống. Bà Huê lấy chồng năm 16 tuổi, sinh được 19 người con. Chồng làm biện lý tòa án ở trong Sài Gòn. Ông Trần Hữu Chí (là ba ông Nghị) là người con thứ 10 trong gia đình và cũng là người được giao trọng trách giữ nhà từ đường sau này. Khi trở về sinh sống, bà Huê cải tạo lại nhà từ đường thành nhà để ở và gần như vẫn giữ nguyên hiện trạng ngôi nhà và khu đất xung quanh. Tuy nhiên, về sau, một phần mảnh đất nghĩa trang được bà Sách chia lại cho các con để xây nhà sinh sống, tức anh chị em của bà Huê. Khu vực bán kính xung quanh nhà ông Nghị hiện tại đa phần là những người trong cùng dòng họ với nhau. Ông Nghị kể tiếp, vì quá giàu có nên bà nội ông luôn sống trong nhung lụa. Hầu như cuộc đời bà Huê chỉ biết sinh con và đánh bài tứ sắc mỗi ngày. Còn với bà cố, luôn có truyền thống khi con gái xuất giá, lấy chồng sẽ được tặng một bộ nữ trang có đính hột xoàn cùng 20 cây vàng làm của hồi môn. Do đó, bà nội ông Nghị cũng được thừa hưởng tương tự. "Tôi còn nhớ mỗi lần hết tiền bà nội lại nại một hột lớn lắm rồi mang ra chợ bán. Giá trị của bộ nữ trang này mà quy đổi ra thời này chắc giá trị rất lớn", ông Nghị nói. Từ năm 2006, ông Nghị bắt đầu tiếp quản ngôi nhà cổ này từ ba và bắt đầu cải tạo sửa chữa gia cố, tuy nhiên, ông vẫn giữ nguyên vẹn kết cấu chung của ngôi nhà. Ngôi nhà được chia làm 3 gian chính, đậm chất Nam bộ. Bao gồm gian thờ, khu thảo bạt (khu vực sinh hoạt chung), gian bếp và phòng ngủ. Dù trải qua trăm năm nhưng kết cấu ngôi nhà vẫn với mái ngói âm dương, hệ kèo gỗ, cột chính trong nhà là loại gỗ căm xe cùng tường xây bằng gạch đúc hoàn toàn. Bên dưới chân móng được lót lớp gạch lớn, mỗi viên nặng khoảng 5 kg. Phía trước ngôi nhà là hành lang, sau là ba cửa chính vòng cung "nam tả, nữ hữu". Bao bọc xung quanh nhà hiện nay là con hẻm bê tông nhỏ. Diện tích nhà hiện nay lên đến 250 m2 . Càng về sau, con hẻm được nâng lên, nên nhìn vào ngôi nhà như đang "chìm xuống" lòng đất. Những vật dụng theo nhà từ thời trước có tuổi đời gần trăm tuổi như: bộ ván gỗ đỏ, bộ bàn ghế gỗ hình chữ nhật và các bàn thờ cẩm xà cừ được ông gìn giữ cẩn thận cho đến ngày nay. Ông Nghị bày tỏ, ở nhà cổ trăm tuổi rất cực. Để ngôi nhà không rơi vào cảnh hoang tàng, xuống cấp ông phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và công sức. Ông sợ nhất vào mùa mưa, nước ngập làm chân tường nhà càng thêm ẩm mục. Nếu sửa chữa tổng thể nhà rất khó. Chỉ cần đụng vào kết cấu, nhà có thể sập bất cứ lúc nào. Nhiệm vụ giữ nhà cổ từ đường cũng lắm công phu, ông phải chọn loại nụ xông trầm và nhang trầm để thắp cho tổ tiên bởi theo ông nhựa của trầm sẽ chống mối mọt. Chưa kể khi giữ những món đồ trong nhà, ông phải lắp nhiều camera, khóa 2 đến 3 lớp cửa mới đảm bảo an toàn. Mỗi ngày thắp nhang, ông phải tắm sạch sẽ, thay bộ đồ bà ba, khấn vái từng ông bà tổ tiên. Công đoạn này ông mất đến 30 phút mỗi ngày. Dù ngôi nhà đã cũ, nhưng đây như là giá trị tinh thần, văn hóa, kiến trúc, đồ vật lớn đối với ông và dòng họ. Mỗi năm, trong nhà ông phải thực hiện đến 8 lễ cúng giỗ, chưa kể giao thừa, Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, điều ông tâm tư bây giờ tìm được con cháu tiếp nối, giữ gìn ngôi nhà cũng như giá trị truyền thống của tổ tiên khi xưa.