Hai đứa bé bán kem giúp đỡ mẹ gây sốt cộng đồng mạng
‘Xem nhanh 20h’ ngày 2.1 có nhiều tin tức đáng chú ý về: Ngày 2.1, đại diện được bà N.T.N (53 tuổi, ở xã Bình Nguyên, H.Thăng Bình, Quảng Nam - người trúng độc đắc 2 tỉ đồng) ủy quyền cho biết vừa làm việc cùng lãnh đạo Công ty Xổ số kiến thiết một thành viên Thừa Thiên - Huế (Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế) liên quan đến yêu cầu cung cấp kết quả giám định tờ vé số trúng độc đắc (giải đặc biệt).Trong buổi làm việc, phía Công ty XSKT Thừa Thiên - Huế đã chấp nhận cung cấp kết quả giám định cho bà N., đồng thời trả lại phí giám định 12 triệu đồng mà bà N. đã đóng trước đó cho Công an TP.Huế. Việc giám định được thực hiện theo yêu cầu từ phía Công ty XSKT Thừa Thiên - Huế.Sau khi nhận được kết quả giám định, phía nguyên đơn đã nộp cho TAND TX.Hương Thủy. Ngày 31.12.2024, đại diện của bà N. cũng đã nộp 36 triệu đồng tiền tạm ứng án phí, lệ phí tòa dân sự cho Chi cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế và cung cấp biên lai đến tòa án.Trước đó, TAND TX.Hương Thủy đã có văn bản thông báo gửi N. và các đại diện theo ủy quyền của bà N. về việc nộp số tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm 36 triệu đồng và cung cấp bản sao kết quả giám định của Công an TP.Huế về tờ vé số trúng giải đặc biệt.Sau khi nhận được thông báo từ tòa án, bà N. đã có đơn gửi Công ty XSKT Thừa Thiên – Huế để yêu cầu cung cấp kết quả giám định.Sáng 2.1, Đội CSGT Tân Sơn Nhất (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) tuần tra xử lý tình trạng tài xế vi phạm giao thông và phổ biến Nghị định 168/2024, trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình).Lúc 9 giờ 10 phút, anh H.M.T (30 tuổi, làm nghề shipper) chạy xe máy biển số 54V2-83... trên vỉa hè đường Cộng Hòa đoạn giao đường Út Tịch (P.4) nên CSGT yêu cầu dừng kiểm tra. Anh này cho hay đang đi giao hàng online, do gấp quá nên đã điều khiển xe máy leo vỉa hè.Với lỗi chạy xe trên vỉa hè, anh T. bị CSGT lập biên bản, xử phạt 4 - 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Đến 9 giờ 25 phút, CSGT phát hiện, xử lý nam shipper chạy xe máy biển số 37L1-37... ngược chiều trên đường Cộng Hòa. Làm việc với CSGT, nam shipper không xuất trình được giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe nên CSGT đã tạm giữ phương tiện.Với lỗi chạy ngược chiều, nam shipper bị phạt 4 - 6 triệu đồng, trừ 2 điểm giấy phép lái xe.Tiếp đó, CSGT cũng xử lý một số trường hợp tài xế công nghệ, shipper chở hàng che khuất biển số, với mức phạt 350.000 đồng. Hành vi này được áp dụng xử phạt lần đầu tiên kể từ khi Nghị định 168/2024 có hiệu lực.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.Kem Thủy Tạ ra mắt 2 vị kem mới tại Lễ hội 2024
Theo VGC, đoạn video giới thiệu Nintendo Switch 2 đã đạt lượt xem ấn tượng trong vòng chưa đầy 48 giờ trên kênh YouTube của Nintendo Mỹ.Chỉ sau 48 giờ công bố, video giới thiệu về máy chơi game Switch 2 trên kênh YouTube của Nintendo Mỹ đã cán mốc 17 triệu lượt xem, bỏ xa con số 13,3 triệu của PS5 trong cùng khoảng thời gian. Thậm chí, trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), video này còn đạt hơn 40 triệu lượt xem trên tài khoản Nintendo Mỹ và 51 triệu lượt xem trên tài khoản Nhật Bản.Trong video, Switch 2 cho thấy thiết bị vẫn giữ nguyên kiểu dáng quen thuộc với tay cầm Joy-Con có thể tháo rời, nay được nâng cấp với kết nối từ tính và màn hình OLED lớn hơn. Điểm nhấn của video giới thiệu là sự xuất hiện của một tựa game Mario Kart mới, khiến người hâm mộ phấn khích.Theo Bloomberg, Nintendo dự kiến sẽ bán được 20 triệu chiếc Switch 2 khi chính thức ra mắt. Sự quan tâm lớn từ cộng đồng game thủ cho thấy Switch 2 hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu này.Nintendo sẽ tiếp tục hé lộ thêm thông tin chi tiết về Switch 2 vào ngày 2.4 tới. Giới chuyên môn dự đoán, đây sẽ là sự kiện được mong chờ nhất trong năm của cộng đồng game thủ.
Tony Dzung: ‘Giảng dạy là quá trình thấu hiểu và truyền cảm hứng cho sự thay đổi’
Ngày 7.3, TAND tỉnh Bình Định xét xử sơ thẩm vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi liên quan đến bị cáo Nguyễn Đình Kim, cựu Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh (Bình Định).Theo cáo trạng, năm 2004, khi giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, ông Nguyễn Đình Kim biết rõ khu rừng phòng hộ tại tiểu khu 176a, xã Vĩnh Hòa cũ (nay là xã Vĩnh Hiệp, H.Vĩnh Thạnh) không được phép giao cho cá nhân.Tuy nhiên, ông Kim vẫn lợi dụng chức vụ, gây ảnh hưởng để được cấp 115 ha đất rừng. Năm 2006, sau khi bị thu hồi 18 ha, ông Kim (lúc này là Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh) tiếp tục nhờ người khác đứng tên xin cấp lại số đất này cùng 5,4 ha rừng liền kề. Hành vi của ông Kim đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 2,6 tỉ đồng. Tại tòa, ông Kim không thừa nhận tội danh, cho rằng cấp dưới không thông báo sai phạm. Dù vậy, các lời khai liên quan đã xác nhận hành vi vi phạm của ông Kim. Xét các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Kim 3 năm tù.Trước đó, vào tháng 3.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đình Kim, để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.Ông Nguyễn Đình Kim (71 tuổi) ở TT.Vĩnh Thạnh, H.Vĩnh Thạnh, Bình Định. Tháng 7.2002, ông Kim được bổ nhiệm làm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định. Đến tháng 10.2005, ông Kim được bầu làm Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh cho đến tháng 11.2014 thì nghỉ hưu.
Ngày 11.3, Công an P.1 (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan điều tra vụ nhiều người truy đuổi, đập phá ô tô công nghệ trên đường Lê Văn Duyệt.Sáng cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh chiếc ô tô đang lưu thông trên đường thì bị 2 người đàn ông và 1 phụ nữ chạy bộ ra giữa đường chặn lại, đập phá làm hư hỏng gương ô tô.Nam tài xế xuống đường, dùng điện thoại ghi hình lại thì bị một người phụ nữ khác chạy tới chửi tục, chỉ vào mặt. Tiếp đó, nam tài xế bị thêm khoảng 3 người khác đe dọa, truy đuổi, chạy bộ giữa dòng phương tiện qua lại trên đường. Vụ việc làm giao thông qua khu vực bị ảnh hưởng.Nam tài xế T.V.T (28 tuổi, ở TP.Thủ Đức) cho hay, lúc 23 giờ 25 ngày 10.3, anh T. chạy ô tô công nghệ trên đường Lê Văn Duyệt, khi gần tới giao lộ Phan Đăng Lưu (P.1, Q.Bình Thạnh) thì bị những người nói trên truy đuổi, đe dọa, đập phá làm hư hỏng gương chiếu hậu. Vụ việc chỉ dừng lại khi nhiều người đi đường can ngăn. Nam tài xế đã chi 6 triệu đồng để khắc phục hư hỏng.Anh T. dùng điện thoại ghi hình lại diễn biến vụ việc và trình báo Công an P.1. Bước đầu, nguyên nhân được xác định là do mâu thuẫn tham gia giao thông, nhóm người cho rằng tài xế ô tô công nghệ ép xe nên xảy ra vụ việc.Vụ việc đang được công an khẩn trương điều tra làm rõ.
Những người bình thường tạo nên giá trị phi thường
Cơ quan soạn thảo đề xuất nâng mức phạt tiền lên 1,5 - 2 lần so với Nghị định 168/2024 đối với 107 hành vi vi phạm. Ví dụ: ô tô đi không đúng phần đường hoặc làn đường tăng từ 4 - 6 triệu đồng lên 8 - 12 triệu đồng; vi phạm nồng độ cồn mức cao nhất (với ô tô) tăng từ 30 - 40 triệu đồng lên 45 - 60 triệu đồng; chở hàng quá khổ tăng từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 20 triệu đồng…Có 2 lý do được UBND TP.Hà Nội đề cập để giải thích cho đề xuất của mình. Thứ nhất, luật Thủ đô (có hiệu lực từ 1.1.2025) giao cho HĐND TP.Hà Nội quy định mức tiền phạt một số hành vi vi phạm giao thông trên địa bàn cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Để triển khai luật này, Hà Nội phải bổ sung quy định về việc tăng mức xử phạt như đã nêu.Thứ hai, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội có nhiều điểm khác biệt: ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế, nhiều vi phạm lặp đi lặp lại, nhiều thành phần tham gia giao thông và nơi cư trú không ổn định ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, số vụ tai nạn và số lượng phương tiện cao… Thực tiễn này đòi hỏi phải có một chế tài mang tính chất đặc thù của thủ đô, để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.Theo danh mục tại dự thảo, 107 lỗi vi phạm giao thông bị đề xuất tăng mức phạt tiền tập trung vào 3 nhóm. Một là những vi phạm có tính chất phổ biến; hai là những vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn và ùn tắc giao thông; ba là những vi phạm ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng.UBND TP.Hà Nội nhận định, tăng mức phạt tiền vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa tác động đến ý thức, buộc người tham gia giao thông phải chấp hành, nếu không sẽ bị áp dụng mức phạt cao hơn mức phạt chung. Dẫu vậy, quá trình thực hiện ban đầu có thể có những khúc mắc và phản ứng của dư luận, vì mức phạt tăng cao sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của người dân.Đề xuất của UBND TP.Hà Nội đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định 168/2024 (nâng mức phạt tiền lên nhiều lần với nhiều lỗi vi phạm) chỉ mới có hiệu lực thi hành khoảng hơn 1 tháng. Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cho rằng cả 2 lý do cơ quan soạn thảo viện dẫn để đề xuất tăng mức phạt tiền đều chưa thực sự thuyết phục.Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không.Ông Hùng phân tích, điều 33 luật Thủ đô quy định HĐND TP.Hà Nội được áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực (văn hóa, quảng cáo, xây dựng, giao thông…) cao hơn mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định. Mấu chốt ở đây là chữ "được", nghĩa là được phép áp dụng nếu thấy cần thiết, chứ không phải bắt buộc áp dụng. "Luật trao cho Hà Nội quyền đó, không phải là nghĩa vụ. Hà Nội có thể làm hoặc không", ông Hùng nêu quan điểm.Tương tự, nếu mục đích tăng mức phạt tiền để cải thiện ý thức tham gia giao thông thì rõ ràng Nghị định 168/2024 đang "làm rất tốt". Như số liệu Cục CSGT Bộ Công an vừa công bố, sau 1 tháng áp dụng nghị định mới, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có những chuyển biến tích cực: số vụ tai nạn và số trường hợp vi phạm đều giảm, người dân tự giác chấp hành ngay cả khi không có mặt CSGT, ùn tắc giao thông không kéo dài… "Ý thức đã tốt lên như vậy, liệu có cần thiết phải tiếp tục nâng mức phạt nữa không, nên chăng tìm kiếm thêm các giải pháp khác thay vì chú trọng vào phạt?", vị luật sư đặt câu hỏi.Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng kiến nghị Hà Nội nên cân nhắc đề xuất tại dự thảo. Đồng ý với lập luận của cơ quan soạn thảo về việc luật Thủ đô cho phép HĐND TP.Hà Nội được quyền tăng mức phạt cao hơn mặt bằng chung, nhưng ông Hòa cho rằng "tăng như vậy có phù hợp hay không thì phải xem tình hình thực tế, ý kiến người dân ra sao", nhất là khi Nghị định 168/2024 vừa mới tăng mức phạt lên rất cao.Vị đại biểu lo ngại một số tác động tiêu cực mang lại. Mức phạt quá cao, vượt quá khả năng kinh tế của người dân, khiến một số trường hợp người vi phạm sẵn sàng bỏ phương tiện cũ, giá trị thấp thay vì nộp phạt; gián tiếp tạo áp lực quá tải cho việc trông giữ phương tiện vi phạm - vốn là bài toán chưa thể giải quyết triệt để nhiều năm nay. Ngoài ra, mức phạt quá cao còn có thể phát sinh tiêu cực giữa người vi phạm với lực lượng thi hành công vụ.Anh Xuân Lực (37 tuổi, trú tại H.Thanh Oai, Hà Nội) ngày nào cũng đi và về trên quãng đường khoảng 15 km để vào nội thành làm việc. Với mức phạt hiện hành tại Nghị định 168/2024, và nếu tiếp tục tăng như đề xuất của chính quyền thủ đô, anh Lực lo lắng không may vi phạm sẽ "mất cả tháng lương".Nhưng điều khiến nhiều người e ngại hơn, đó là chất lượng hạ tầng giao thông. Cung đường anh Lực di chuyển mỗi ngày luôn trong tình trạng ùn tắc, khiến người điều khiển xe mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ về tinh thần. Nhiều đoạn xuống cấp, công trường thi công chắn mất phân nửa lòng đường, vỉa hè bị chiếm dụng, chưa kể hệ thống biển báo, vạch kẻ đường tại nhiều vị trí còn bất cập. "Phạt cao nhưng chất lượng đường sá cũng phải tương xứng, phải giảm áp lực cho tài xế thì mới có thời gian, tâm trí để chấp hành", anh Lực nói.Đồng quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản GTVT, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị, cũng cho rằng giảm ùn tắc và tai nạn giao thông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội bằng việc cứ tăng mức phạt, "đổ hết lỗi" cho người dân. Hà Nội nên tập trung vào các giải pháp bền vững, thuộc về trách nhiệm của chính quyền, để giải quyết tận gốc rễ.Đó là phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường chính, xây dựng cầu vượt, đường ngầm, mở rộng cửa ngõ TP; quy hoạch đô thị gắn với giao thông, hạn chế xây dựng nhà cao tầng tại khu vực trung tâm để giảm áp lực lên hạ tầng. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt là hệ thống tàu điện metro, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng…Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN, thì ủng hộ đề xuất của UBND TP.Hà Nội, nhằm xoay chuyển tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô đang phức tạp như hiện nay. Ông Thanh cho biết, Nghị định 168/2024 đã nâng mức phạt tiền lên nhiều lần so với trước đây, nhưng nhiều hành vi vi phạm với lỗi cố ý vẫn cứ diễn ra, như vượt đèn đỏ, nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đi ngược chiều… Điều này cho thấy nhiều người "chưa thấy sợ", cần thêm sự nghiêm minh về chế tài, bao gồm cả việc nâng mức phạt tiền và xử lý triệt để, minh bạch, "đến nơi đến chốn", nhằm thay đổi bộ mặt giao thông của thủ đô.Tuy vậy, ông Thanh bày tỏ băn khoăn về số lượng hành vi vi phạm bị đề xuất tăng mức phạt tiền, lên đến 107 hành vi là quá rộng, "như thế còn gì là đặc thù nữa". Cơ quan soạn thảo nên chọn lọc những hành vi vi phạm mang tính chất cố ý, tiềm ẩn nguy hiểm đến an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng, hoặc có yếu tố đặc thù ở thủ đô. Chẳng hạn cơi nới thành thùng, chở quá tải trọng, vi phạm nồng độ cồn, đua xe trái phép…