Thúc đẩy xuất khẩu nông sản chính ngạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hội thi tuyên truyền lưu động TP.HCM do Sở VH-TT TP.HCM phối hợp với UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức. Đơn vị thường trực là Trung tâm Thông tin triển lãm thành phố. Hội thi dành cho các đội tuyên truyền lưu động thuộc các trung tâm văn hóa, trung tâm văn hóa - thể thao, trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, trung tâm văn hóa - thể thao và truyền thông thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.Nội dung tuyên truyền trong hội thi xoay quanh các chủ đề ca ngợi sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước; ca ngợi những thành tựu mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.HCM đạt được trong 50 năm qua; ca ngợi lòng nhân ái, nghĩa tình của người dân TP.HCM. Ban tổ chức cho biết, mỗi đơn vị tham gia xây dựng 1 tiết mục văn nghệ tuyên truyền, có thời gian tối thiểu 15 phút và tối đa 20 phút. Mỗi đội không quá 30 người, có 2 tuyên truyền viên chính thức. Các đội tham gia hội thi sử dụng ca khúc trong tuyển tập TP.HCM - Thành phố tôi yêu do Hội Âm nhạc TP.HCM phát hành, nhưng cũng có thể tự sáng tác hoặc chọn những bài hát khác (nhưng phải thông báo trước với ban tổ chức).Ban tổ chức dự kiến sẽ thực hiện hội thi, làm gian hàng triển lãm... ở khu vực trung tâm cũng như điều chỉnh tổ chức vào cuối tuần để thu hút người xem. Thời gian diễn ra hội thi từ ngày 12.3 - 14.3, tại góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ (phường Bến Nghé, Q.1, TP.HCM). Lễ khai mạc dự kiến được tổ chức vào tối 12.3. Hội Âm nhạc TP.HCM công bố tuyển tập ca khúc TP.HCM - Thành phố tôi yêuNhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh - Chủ tịch Hội Âm nhạc TP.HCM cho biết từ đầu năm 2022 đến nay, hội đã triển khai 4 đợt vận động sáng tác ca khúc về TP.HCM. Tuyển tập ca khúc TP.HCM - Thành phố tôi yêu gồm 30 ca khúc được hội đồng nghệ thuật chọn lọc. "Các ca khúc này là kết quả cuộc vận động sáng tác và đặt hàng các nhạc sĩ sáng tác. Trong đó, 3/4 là ca khúc tuyên truyền, cổ động vui tươi, 1/4 còn lại là tác phẩm chuyên sâu. Chúng ta có đầy đủ thể loại để phát triển thành câu chuyện cho tiết mục. Hội Âm nhạc TP.HCM đã quay 30 MV, thực hiện nhạc nền để các đội sử dụng hiệu quả trong công tác tuyên truyền thông qua hội thi. Các đội có quyền hòa âm, phối khí, dàn dựng lại ca khúc để phù hợp tiết mục dự thi", nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh cho hay.
Khám phá ghế dành cho game thủ Razer Enki
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".
Quầy bánh tráng nướng đắt khách của chàng rể Việt tại Thái Lan
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
Tiết kiệm chi phí và đáp ứng nhu cầu lưu trữ dữ liệu với Bizfly Simple Storage
Theo nguồn tin của Thanh Niên, đến 23 giờ đêm 10.2, sau nhiều giờ truy bắt, Công an TX.Kỳ Anh (Hà Tĩnh) phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Tĩnh và các lực lượng chức năng đã bắt được nghi phạm dùng súng bắn chết anh Phùng Văn Phúc (26 tuổi, ngụ tổ dân phố Hồng Hải, P.Kỳ Phương, TX.Kỳ Anh), tại nhà riêng của nạn nhân. Nghi phạm bị lực lượng chức năng bắt giữ khi đang lẩn trốn tại xã Cẩm Trung (H.Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh). Nghi phạm này được xác định là Trần Văn Huy (41 tuổi, ngụ tại xã Cẩm Minh, H.Cẩm Xuyên). Huy là con rể của hàng xóm cạnh nhà anh Phúc, nên thường xuyên tới đây lưu trú.Như Thanh Niên đã thông tin, khoảng 17 giờ ngày 10.2, người dân tổ dân phố Hồng Hải nghe tiếng súng phát ra từ nhà anh Phúc nên chạy đến xem và phát hiện anh Phúc bị bắn gục tại phòng ngủ. Do vết thương quá nặng nên nạn nhân đã tử vong.Theo camera an ninh nhà dân, trước thời điểm anh Phúc bị bắn, có một người đàn ông tới khu vực gần nhà nạn nhân và dùng súng bắn một phát vào phòng ngủ nơi anh Phúc đang ngồi máy tính, khiến nạn nhân bị một vết thương ở sườn do trúng đạn. Sau khi gây án, thủ phạm điều khiển xe máy trốn khỏi hiện trường.Nhận được tin báo, Công an TX.Kỳ Anh đã phối hợp với lực lượng của Công an tỉnh Hà Tĩnh truy bắt thủ phạm và thu giữ 1 khẩu súng CPC bắn đạn thể thao mà nghi phạm sử dụng để gây án, vứt cách hiện trường 3 - 4 km, sau đó bắt được hung thủ.Nguyên nhân vụ nổ súng bắn chết người đang được lực lượng chức năng điều tra, làm rõ.

Acer ra mắt laptop màn hình 3D không cần kính
Giá USD hôm nay 2.5.2024: Đô tự do giảm mạnh
Đi về miền có nắng ở 3 tập gần đây tiếp tục những diễn biến ngày càng hấp dẫn khi ông Phan xuất viện về nhà nhưng vẫn chưa thể hồi phục trí nhớ hoàn toàn. Ông chỉ nhớ những chuyện gần đây và những chuyện in sâu trong ký ức. Ông vẫn nhận ra Dương nhưng với con trai duy nhất là Phong thì ông Phan vẫn không nhớ.Trong vài tình huống của những tập phim này cho thấy Tường Vân nổi cơn ghen khi vài lần thấy Ánh Dương và Đình Phong bên nhau. Dù Phong đã giải thích nhưng Tường Vân vẫn cho rằng cô trợ lý đang lợi dụng Phong. Một vài tình tiết quay về quá khứ cho thấy mẹ của Tường Vân ngày xưa từng yêu thầm ông Phan. Nên khi biết ông Phan chuẩn bị cưới vợ, bà Hà đã rất sốc. Giờ gặp lại ông Phan trong tình trạng mất trí nhớ, lại thấy con gái vướng vào cảnh tình cảm đơn phương giống mình ngày xưa, bà Hà thấy bất an. Chưa biết mối quan hệ giữa mẹ mình và ông Phan nên khi bà Hà cấm Tường Vân qua lại với Phong thì cô tiểu thư này đã phản ứng quyết liệt và tuyên bố một ngày nào đó Đình Phong sẽ yêu cô.Đi về miền có nắng tập 8 có thêm những diễn biến cho thấy công ty với sự điều hành của Phong lại rơi vào cảnh khó khăn do một số nguyên tắc cứng nhắc của anh. Một đối tác lớn không chịu ký tiếp hợp đồng và Phong không kiên nhẫn chờ đợi được nên đã quyết định không ký. Điều này đồng nghĩa với việc cà phê bị tồn hàng, công nhân và người lao động không có thưởng tết. Ánh Dương rất bức xúc nên nói rõ để vị giám đốc trẻ biết được những gì đang diễn ra, từ hoàn cảnh đến tình người, văn hóa công ty mà ông Phan đã gầy dựng.Trong tập 8 và 9 của Đi về miền có nắng còn có vài cảnh gay cấn khi người yêu cũ của Ánh Dương đến đợi cu Bin ở cổng trường. Bà Xuân nhìn thấy nên báo tin cho Ánh Dương chạy tới ngăn cản. Nhưng gã người yêu cũ vẫn "mặt dày", muốn đón con trai. Ngày trước, khi Dương báo tin mình mang thai, hắn đã rũ bỏ, còn đặt nghi ngờ đứa bé trong bụng không phải con hắn. Cãi nhau một hồi, Ánh Dương bị người yêu cũ xô ngã. Bất ngờ Đình Phong xuất hiện cho hắn "ăn đấm" và lập tức phải rời đi. Tuy nhiên hắn vẫn để lại lời hăm dọa sẽ không để họ yên. Sau màn "anh hùng cứu mỹ nhân" của Phong, mối quan hệ giữa Ánh Dương và Đình Phong trở nên "dễ thở" hơn. Đặc biệt cu Bin tỏ ra thân thiết với Phong và cậu bé muốn mẹ cùng chú Phong, bà Xuân đóng vở kịch giải cứu trẻ em bị bắt cóc. Họ chơi đùa rất vui trông giống một gia đình.Một cảnh khác trong tập 9 còn cho thấy biết con gái yêu đơn phương con trai của ông Phan, bà Hà một mực ép Tường Vân về lại Sài Gòn nhưng cô không nghe. Bà Hà đành kể lại mối tình đơn phương trong quá khứ và bà không muốn con gái theo vết xe đổ của mình. Cuối cùng bà Hà đưa ra hai phương án để Vân chọn: Một là cô phải bằng mọi cách có được người đàn ông mình yêu. Hai là buông bỏ hết để quay về Sài Gòn. Vân đã chọn phương án thứ 1. Trước đó tiểu thư Sài thành đã hẹn gặp Ánh Dương để dằn mặt nhưng vốn chưa có tình cảm gì với tổng tài trẻ tuổi nên Dương phớt lờ.Đi về miền có nắng tập 10 tối nay 17.1 lúc 20 giờ trên VTV3 tiếp tục những nội dung ngày càng hấp dẫn hơn với những diễn biến cho thấy Đình Phong đón cu Bin ở cổng trường và được cu Bin giới thiệu với bạn là "ba của mình". Đưa con trai của Ánh Dương về đến nhà, Đình Phong phát hiện cậu bé bị sốt phải đưa vào bệnh viện gấp.Trước đó, Đình Phong có cuộc hẹn chỉ có hai người tại quán của Tường Vân. Nhưng cô nàng đợi mãi, Đình Phong vẫn không tới.Đi về miền có nắng tập 10: "Em gái mưa" sẽ làm gì nếu biết "crush" vì mẹ con Ánh Dương mà để mình đợi?
Cần Thơ: Bắt nghi phạm bệnh tâm thần chém người tử vong
Sáng nay, 11.5, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Hà Tĩnh và Báo Hà Tĩnh tổ chức khai mạc giải bóng chuyền nam thanh niên toàn tỉnh lần thứ 22.
qqlive
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ngày 21.1 tới đây, 5 đơn vị được vào vòng 2 cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ bước vào giai đoạn báo cáo thuyết minh phương án thiết kế trước Hội đồng chuyên môn. Từ đó sẽ chọn ra ý tưởng xuất sắc nhất, mang đến phương án quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa xứng tầm, đem lại lợi ích lớn cho người dân. Không chỉ hơn 16.600 người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa mong ngóng, mà người dân TP.HCM đều chờ đợi sớm có cái kết đẹp cho bán đảo bị “treo” suốt 3 thập kỷ bởi những dự án được vẽ ra nhưng không thể hiện thực hóa.Người dân sẽ thụ hưởng giá trị tương lai của quy hoạch, đó chắc chắn là tiêu chí quan trọng để lựa chọn ý tưởng thắng giải. Ghi nhận ý kiến của người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cũng như TP.HCM, hầu hết đều mong mỏi TP sẽ sáng suốt lựa chọn được ý tưởng quy hoạch xứng tầm, mang lại sự phát triển tổng thể về kinh tế, hạ tầng giao thông - hạ tầng xã hội, du lịch, môi trường, diện mạo đô thị, nhà ở khang trang, phát huy lợi thế vị trí, giá trị tự nhiên sông nước của bán đảo… “Chúng tôi kỳ vọng quy hoạch sẽ giúp Bình Quới - Thanh Đa đi sau nhưng sẽ phát triển nhanh, có những công trình biểu tượng, tạo dấu ấn mới, trở thành một điểm đến tầm cỡ quốc tế, giúp người dân nơi đây được mở mày mở mặt sau hơn 30 năm chờ đợi…”, anh Trọng Việt - người dân tại quận 1 TP.HCM nói.Theo các chuyên gia, cuộc thi này có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tìm ra giải pháp quy hoạch không gian đô thị phù hợp, không chỉ giúp Bình Quới - Thanh Đa “lột xác” mà còn giúp “hòn ngọc” này tỏa sáng, vươn mình trở thành một điểm nhấn tầm cỡ của đô thị lớn nhất cả nước. Muốn vậy, quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cần chú trọng chiến lược phát triển bền vững, tạo ra một cộng đồng có tính thích ứng, phát triển hài hòa với dòng chảy sông Sài Gòn; phát huy cảnh quan ngập nước, tạo nên các khu du lịch sinh thái ven sông, tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương độc đáo... Nếu Trường Thọ gắn với đổi mới sáng tạo, thương mại dịch vụ thì Thanh Đa sẽ phát triển nhiều mảng công viên xanh, trở thành một “sân chơi”, điểm đến đa trải nghiệm của TP. Khi đó, người dân được sống trong những không gian vừa hiện đại vừa sinh thái, đồng thời có thể làm giàu nhờ phát triển du lịch, dịch vụ. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Thanh Đa dù chỉ là một bán đảo nhưng quy hoạch phải nhìn trong tổng thể phát triển sông Sài Gòn, đặt trong chiến lược phát triển đến 2030 - 2050. Do đó, phải đặt ra hết vấn đề liên kết với trung tâm hiện hữu thế nào, nối ra biển, nối về Bình Dương, nối với tuyến đường ven sông Sài Gòn ra sao… Gắn với định hướng dài hạn đó thì TP.HCM sẽ đạt mục tiêu tái hiện đô thị gắn kết với sông nước, đem lại giá trị rất lớn cho TP.HCM cũng như toàn vùng Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, cần tạo ra những công trình điểm nhấn, biểu tượng, đẳng cấp nhất, đẹp nhất ở Bình Quới - Thanh Đa để xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của bán đảo. KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, kỳ vọng những công trình cao nhất, đẹp nhất của TP.HCM sẽ đặt ở bán đảo Thanh Đa. Khi đó, bán đảo Thanh Đa sẽ thành trung tâm đô thị, hành chính và công viên ngập nước tầm cỡ quốc tế. Với mục tiêu đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa phát triển xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của mình, nơi đây sẽ có các công trình điểm nhấn, công trình phức hợp đa năng (như văn phòng - thương mại), khách sạn 5 sao phục vụ du lịch cao cấp. Đồng thời, cần công trình đa năng, sáng tạo, đặc sắc như quần thể triển lãm, trình diễn show nhạc nước, thực cảnh hay công viên chuyên đề với công trình biểu tượng nghệ thuật như có những cây cầu đặc biệt, hay các đài phun nước tạo ấn tượng cho cảnh quan… Từ đó, mang đến diện mạo mới khang trang, cảnh quan hiện đại với những công trình kiến trúc đẹp, trở thành niềm tự hào cho người dân TP."Việc tìm kiếm một công trình kiến trúc điểm nhấn, mang tính biểu tượng ở TP.HCM là cần thiết. Nhắc tới Úc là người ta nghĩ tới Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) tại Sydney, Hà Lan thì có công trình cối xay gió…, những công trình này mang ý nghĩa giá trị đặc biệt cho riêng địa phương, nhắc tới là nhớ đến TP đó ngay lập tức. Câu chuyện này lâu nay chúng ta cũng tính đến nhưng vẫn chưa triển khai được. Vị trí có thể tính đến là ở bán đảo Thanh Đa. Cốt lõi công trình đó phải đạt đến tầm cỡ, tức là nhìn thấy nó thì người ta biết ngay là TP.HCM", KTS Khương Văn Mười nêu quan điểm.Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của bán đảo, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đầu tiên bản quy hoạch không thể chỉ nhìn hạn hẹp trong ranh giới Bình Quới - Thanh Đa, mà phải nhìn rộng hơn trong tương quan tổng thể không gian đô thị bên này bán đảo và bên kia sông. Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không chỉ là bờ sông bao quanh bán đảo, mà cần tính từ các trục giao thông huyết mạch xung quanh, ở bên kia sông. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, vị trí Bình Quới - Thanh Đa cần gia tăng kết nối với các khu vực lân cận như Thảo Điền, Trường Thọ, Rạch Chiếc thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quy hoạch 3 - 4 cây cầu), đường thủy, các cây cầu đi bộ, thậm chí nghĩ tới hệ thống monorail, phát triển hệ thống bến du thuyền kết hợp không gian mặt nước...Cần ít nhất 3 - 4 cầu nối thẳng sang khu cảng Trường Thọ, khu đô thị An Phú, Linh Đông… “Các hồ sơ dự thi ý tưởng quy hoạch Thanh Đa cần nêu chi tiết vị trí xây dựng cầu. Giải được bài toán kết nối sẽ tạo nên cơ hội và động lực mới, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng bảo tồn, chỉnh trang, và phát triển các khu đô thị trên bán đảo Thanh Đa cũng như các khu bên kia sông”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thêm.Bên cạnh chức năng kiến tạo không gian sống hiện đại, sinh thái với chất lượng sống cao, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa còn giàu tiềm năng để định vị là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, triển lãm văn hóa nghệ thuật hàng đầu của TP.HCM. Từ đó mang lại giá trị kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ, thương mại, giúp tạo công ăn việc làm, mang đến thu nhập bền vững, làm giàu cho người dân. Cũng từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.Việc tổ chức cuộc thi khẳng định quyết tâm thay đổi "vận mệnh" Bình Quới - Thanh Đa của TP.HCM. Các chuyên gia kỳ vọng, với sự góp sức của các đơn vị quy hoạch, kiến trúc tầm cỡ quốc tế, sớm đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lột xác trở thành trung tâm về đô thị - du lịch sinh thái tầm vóc quốc tế, mang lại giá trị thụ hưởng lớn cho chính người dân nơi đây.Nói về việc quy hoạch Thanh Đa nhiều lần bị lỡ hẹn, theo KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, bên cạnh những khó khăn, tồn tại cũ như quy mô dự án quá lớn, nguồn vốn cao, khả năng thu hút nhà đầu tư thấp, thì một phần do quy hoạch, định hướng phát triển và cách làm trong giai đoạn trước chưa phù hợp, khiến dự án không khả thi, dùng dằng mãi không thể dứt điểm. Trong lần trở lại này, cuộc thi kỳ vọng tìm ra được quy hoạch phù hợp, khả thi, từ đó hấp dẫn được các nhà đầu tư cùng tham gia. TP.HCM quyết tâm “hồi sinh” vùng đất này khi đưa dự án Bình Quới - Thanh Đa vào danh mục các dự án tiêu biểu cấp TP thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), với mục tiêu đến ngày 30.4 sẽ hoàn thành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư