Giá vàng lập đỉnh mới sau khi hủy đấu thầu
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Những điểm du lịch ở TP.HCM giảm, tặng vé tham quan cho khách nữ dịp 8.3
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Hồng Vân xót xa cô vợ trẻ chịu thiệt thòi khi lấy chồng khó tính
Theo TechRadar, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng vừa được phát hiện trong ứng dụng gián điệp Spyzie, đe dọa dữ liệu cá nhân của hàng trăm nghìn người dùng Android và hàng nghìn người dùng iPhone, iPad. Theo các nhà nghiên cứu an ninh mạng, ứng dụng này đã làm rò rỉ hàng loạt thông tin nhạy cảm như địa chỉ email, tin nhắn văn bản, nhật ký cuộc gọi, hình ảnh và nhiều dữ liệu khác.Spyzie thuộc loại phần mềm gián điệp thường được gọi là 'spouseware' - các ứng dụng được cài đặt lén lút trên thiết bị của người khác, thường là bạn đời, con cái hoặc người thân. Mặc dù được quảng cáo là ứng dụng giám sát hợp pháp, nhưng chúng hoạt động trong vùng xám của pháp luật và bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng chính thống như App Store và Play Store. Đây không phải là lần đầu tiên các ứng dụng loại này bị phát hiện rò rỉ dữ liệu. Trước đó, các ứng dụng Cocospy và Spyic cũng đã bị phanh phui với những lỗ hổng tương tự. Theo nhà nghiên cứu, có tới 1,81 triệu địa chỉ email của người dùng Cocospy và 880.000 địa chỉ của người dùng Spyic đã bị lộ. Đối với Spyzie, con số này là hơn 510.000 địa chỉ email người dùng Android và dữ liệu nhạy cảm của ít nhất 4.900 người dùng iOS.Các chuyên gia cảnh báo những lỗ hổng này rất dễ bị khai thác và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người dùng. Họ khuyến cáo người dùng nên kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị của mình để phát hiện và gỡ bỏ các ứng dụng đáng ngờ.Hiện tại, các nhà điều hành của Spyzie vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vụ việc này.
Ngày 20.1, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ. Đó sẽ là ngày tổng thống nhậm chức chính thức thứ 60 trong lịch sử Mỹ.Theo NBC Chicago, lễ nhậm chức sẽ bắt đầu vào lúc 12 giờ ngày 20.1, giờ miền đông Mỹ, tức 0 giờ ngày 21.1, giờ Việt Nam.Lịch trình do Ủy ban nhậm chức Trump-Vance công bố cho thấy Tổng thống đắc cử Trump và Phó tổng thống đắc cử J.D. Vance sẽ có các buổi tiệc vào ngày 18.1. Ngày 19.1, ông Trump đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm liệt sĩ vô danh tại Nghĩa trang quốc gia Arlington, sau đó có bài phát biểu mừng chiến thắng tại Nhà thi đấu Capital One ở thủ đô.Ngày 20.1 sẽ bao gồm nhiều sự kiện như lễ cầu nguyện tại nhà thờ St. John ở đối diện Nhà Trắng theo truyền thống. Tiếp theo, ông Trump và phu nhân dự tiệc trà tại Nhà Trắng cùng vợ chồng Tổng thống Joe Biden. Sau đó, họ sẽ cùng đến Điện Capitol để làm lễ tuyên thệ. Vì lý do thời tiết nên nghi thức tuyên thệ sẽ không diễn ra trước bậc thềm tòa nhà mà chuyển vào bên trong. Đây là lần đầu tiên từ lễ nhậm chức của Tổng thống Ronald Reagan hồi năm 1985 nghi thức tuyên thệ diễn ra dưới mái vòm tòa nhà quốc hội.Sau một số nghi thức, ca sĩ opera Christopher Macchio sẽ hát quốc ca. Tiếp đó, Phó tổng thống J.D. Vance sẽ tuyên thệ với sự chủ trì của thẩm phán Brett Kavanaugh của Tòa án Tối cao.Sau một tiết mục của ca sĩ Carrie Underwood, Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts sẽ chủ trì nghi thức tuyên thệ của Tổng thống Trump.Sau khi tuyên thệ, ông Trump sẽ đọc diễn văn nhậm chức và được các mục sư làm lễ ban phước. Tiếp theo đó là lễ chia tay chính thức của tổng thống và phó tổng thống mãn nhiệm và ông Biden cùng bà Kamala Harris sẽ rời Capitol.Tiếp theo, ông Trump làm lễ ký tên, ký các văn kiện đề cử quan chức, biên bản ghi nhớ hoặc lệnh hành pháp trước sự chứng kiến của các thành viên quốc hội. Sau đó, tân tổng thống và phó tổng thống ăn trưa bên trong một hội trường thuộc Điện Capitol cùng Ủy ban hỗn hợp quốc hội về các lễ nhậm chức.Tiếp theo đó, đáng lẽ ông Trump sẽ có màn diễu hành như truyền thống dọc đại lộ Pennsylvania nhưng do thời tiết xấu nên sự kiện này chuyển vào nhà thi đấu Capital One với sức chứa 20.000 người, nơi buổi sự kiện xem lễ nhậm chức của những người có vé mời diễn ra.Tiếp đó, tổng thống trở lại Nhà Trắng để dự lễ ký tên chính thức tại Phòng Bầu dục, phát biểu tại các buổi tiệc ở Tòa Bạch ốc.Theo Tu chính án 20 của Hiến pháp Mỹ, tổng thống sẽ nhậm chức vào ngày 20.1 sau bầu cử. Nếu ngày 20.1 rơi vào chủ nhật, lễ nhậm chức sẽ diễn ra vào ngày 21.1. Trước khi tu chính án này được phê chuẩn vào năm 1933, tổng thống nhậm chức vào ngày 4.3.Tổng thống Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris sẽ chính thức mãn nhiệm vào 12 giờ ngày 20.1, đồng nghĩa ông Trump và ông Vance sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ bất kể họ có tuyên thệ hay chưa. Tổng thống sẽ đọc lời tuyên thệ: "Tôi long trọng tuyên thệ (hoặc khẳng định) rằng tôi sẽ trung thành thực hiện chức vụ Tổng thống Mỹ và sẽ cố gắng hết sức để gìn giữ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ".Chi phí cho các sự kiện sẽ được gây quỹ. Số tiền còn dư sẽ dành để xây thư viện tổng thống trong tương lai của ông Trump, theo AP. Ông Trump đã vận động được hơn 200 triệu USD cho lễ nhậm chức, con số kỷ lục.Gia đình, các đồng minh của ông Trump, nhiều khách "VIP" và giới tỉ phú công nghệ (Elon Musk, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg) sẽ dự lễ. Toàn bộ cựu tổng thống còn sống sẽ có mặt, gồm ông Bill Clinton, ông George W. Bush và ông Barack Obama. Theo AFP, tân lãnh đạo Mỹ thường không mời lãnh đạo các nước dự lễ nhậm chức nhưng ông Trump đã phá lệ khi mời Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Argentina Javier Milei và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Trung Quốc thông báo Phó chủ tịch nước Hàn Chính sẽ đến dự lễ.Đặc biệt, đây sẽ là lễ nhậm chức tổng thống đầu tiên mà cờ Mỹ được treo rủ. Lý do là Tổng thống Biden vào hôm 29.12.2024 ban hành quy định treo cờ rủ trên cả nước để tưởng nhớ cố Tổng thống Jimmy Carter. Quy định kéo dài 30 ngày từ ngày ông Carter mất và ông Trump chỉ có thể đảo ngược quyết định sau khi nhậm chức.Ủy ban hỗn hợp quốc hội về lễ nhậm chức phát một số lượng hạn chế vé dự lễ (hơn 220.000 vé) cho công chúng thông qua các thành viên quốc hội. Vé được phát miễn phí và người có vé được đến Đồi Capitol để trực tiếp xem tổng thống và phó tổng thống tuyên thệ.Những người không có vé vẫn có thể đến khu công viên quốc gia National Mall để theo dõi qua các màn hình lớn. Công chúng có thể thấy bóng dáng của tổng thống khi ông diễu hành tại đại lộ Pennsylvania từ Điện Capitol về Nhà Trắng.Tuy nhiên, các sự kiện ngoài trời nói trên đều bị hủy do lý do thời tiết. Ngày 21.1, Tổng thống Trump sẽ dự lễ cầu nguyện theo truyền thống tại Thánh đường Quốc gia Washington.