Bộ đội biên phòng Thừa Thiên - Huế tổ chức chương trình xuân biên cương
Tờ South China Morning Post hôm 12.1 dẫn thông báo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ghi nhận số trường hợp mắc bệnh cúm từ đầu năm đến nay ít hơn số ca cùng kỳ năm ngoái, và không phát hiện căn bệnh bắt nguồn từ virus mới nào ở nước này.Cụ thể, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, giới chức NHC cho hay dù hiện là giai đoạn đỉnh điểm của dịch cúm mùa, số ca cúm phát hiện trong lúc thăm khám bệnh và nhập viện điều trị đã thấp hơn. Kết quả là hệ thống bệnh viện không lâm vào tình trạng quá tải trên toàn quốc."Công tác rà soát gần đây cho thấy việc thăm khám ngoại trú và nhập viện liên quan đến bệnh cúm có xu hướng gia tăng trên toàn quốc, nhưng tổng số ca bệnh vẫn thấp hơn mức năm ngoái", báo South China Morning Post dẫn lời ông Gao Xinqiang, Phó Giám đốc cơ quan cấp cứu y tế thuộc NHC."Chúng tôi không phát hiện áp lực đáng kể đang xảy ra cho các nguồn lực y tế", ông Gao nói thêm.Số liệu thống kê mới nhất cho thấy tỷ lệ mắc virus cúm trong số những trường hợp thăm khám và nhập viện tăng 3,8% trong tuần lễ đầu năm 2025 so với tuần trước đó.Dù số ca cúm đang gia tăng, xu hướng nhiễm cúm bắt đầu chậm dần trên toàn quốc, theo nhà nghiên cứu Wang Liping của Trung Quốc Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thuộc NHC cho biết tại cuộc họp báo.Trong cuộc họp báo trước đó vào ngày 9.1, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thông báo virus gây viêm phổi trên người (human metapneumovirus - HMPV) vẫn tiếp tục tăng.Sự gia tăng về các trường hợp nhiễm HMPV ở Trung Quốc gần đây đã bị lan truyền trên mạng xã hội như bằng chứng về một loại virus mới đang bùng phát ở nước này với một số bài được đăng trên mạng cho rằng tình trạng lây lan đã khiến Trung Quốc phải ban bố tình trạng khẩn cấp, theo Reuters.Món cháo đặc biệt ăn… bằng đũa
Ngày 19.3, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cho biết Hoa hậu Thanh Thủy đã đồng ý làm đại sứ du lịch của TP.Đà Nẵng.Trong năm 2025, Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy đồng hành quảng bá chương trình kích cầu và thu hút du khách với chủ đề "Tận hưởng Đà Nẵng 2025 - Đa trải nghiệm" (Enjoy Da Nang 2025 - Diverse Experience).Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy chia sẻ, là người con sinh ra, lớn lên tại TP.Đà Nẵng, cô luôn tự hào khi nhắc về thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh và con người chân thành, hiền hòa, mến khách."Việc được trở thành đại sứ du lịch Đà Nẵng không chỉ là niềm vinh dự lớn lao mà còn là cơ hội để Thanh Thủy góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người Đà Nẵng thân yêu đến gần hơn với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Thanh Thủy mong muốn được góp sức mình vào hành trình đưa hình ảnh Đà Nẵng trở thành điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch thế giới", Thanh Thủy nói.Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ cùng ngành du lịch TP.Đà Nẵng quảng bá hình ảnh thành phố qua các chiến dịch truyền thông trong nước và quốc tế; kết nối với cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ để lan tỏa niềm tự hào về quê hương, khuyến khích mọi người cùng trải nghiệm và chia sẻ về du lịch Đà Nẵng.Hình ảnh Hoa hậu Thanh Thủy gắn với các lễ hội, sự kiện lớn của Đà Nẵng như lễ hội pháo hoa quốc tế, lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Thanh Thủy còn giới thiệu ẩm thực, con người và văn hóa truyền thống của Đà Nẵng thông qua các nền tảng mạng xã hội.Đặc biệt, những ngày qua, Hoa hậu Thanh Thủy đang ghi hình tại Q.Liên Chiểu nơi gia đình người đẹp này sinh sống nhằm quảng bá du lịch địa phương.Người đẹp quê Đà Nẵng cùng ê kíp chụp ảnh, quay phim đã cùng ghi lại những trải nghiệm tại các khu điểm du lịch, danh lam thắng cảnh như Nam Ô, đèo Hải Vân, sông Cu Đê, tìm hiểu nghề làm nước mắm, gỏi cá… để quảng bá món ngon, sản vật thành phố.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 18.3.2024
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.
Thịnh kể, giữa năm 2020, khi đang giữ chức phó giám đốc một khu resort, anh phải nghỉ việc để giảm bớt gánh nặng cho công ty bị ảnh hưởng dịch Covid-19. Trở về quê, anh quyết định khởi nghiệp trên chính ngôi nhà gia đình đang ở.Từ ngôi nhà cấp 4, anh Thịnh sửa chữa, tân trang lại nhiều thứ. Đồng thời, vay vốn đầu tư trang thiết bị phòng nghỉ, dụng cụ ăn uống chất lượng… để du khách trải nghiệm thoải mái nhất."Tôi lên kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ và làm việc nghiêm túc. Người thân bạn bè thấy tôi tâm huyết nên mỗi người cho mượn một ít vốn, gom lại cũng hơn 100 triệu đồng. Có người cũng lo homestay không có khách, nhưng tôi có niềm tin sau khi hết dịch bệnh, du lịch Việt Nam mở cửa trở lại thì sẽ có khách quốc tế và khách nội địa", anh Thịnh kể.Tháng 10.2020, anh Thịnh xin được giấy phép kinh doanh homestay mang tên Maison du Pays de Bến Tre, với 4 phòng ngủ, sức chứa 10 - 14 khách. Để tạo nên vẻ đẹp homestay gắn với thiên nhiên, anh tự tay chọn lựa, bài trí từng góc nhỏ trong nhà. Trái ô môi, cây chổi bếp bằng rơm, cái nia bằng tre, ghế ngồi bằng cây, lu nước bằng sành… được anh kết lại với nhau tạo nên cảnh vật vùng quê yên bình, xanh mát.Đến với homestay của anh Thịnh, du khách được trải nghiệm nhiều hoạt động. Khách có thể học làm các loại bánh quê, cùng gia chủ nấu cơm nếp ăn kèm tép bạc đất rang nước cốt dừa; đạp xe ngắm cảnh miệt vườn. Chương trình trải nghiệm còn đưa du khách vào vườn hái bưởi, hái rau mang về homestay làm món ăn…Từ chỗ là vùng quê hẻo lánh, sau 3 năm hoạt động, giờ đây homestay của anh Thịnh trở thành điểm sáng thu hút khách du lịch. Anh còn kết nối với một số hộ dân lân cận, điển hình như anh Tám cho khách leo dừa thưởng thức nước dừa tươi; chú Chín Cường cho khách thưởng thức ca cao tươi... "Tôi luôn cố gắng kết nối các hộ dân để góp phần giúp bà con tạo ra sinh kế cho cuộc sống thêm ấm no, bình yên trên chính quê hương mình. Đặc biệt là tạo cân bằng giữa nông thôn và thành thị, giúp người dân thấy được tài nguyên bản địa và người trẻ như tôi tự tin khởi nghiệp bằng cách dùng nội lực sẵn có", anh Thịnh nói. Theo anh Thịnh, mùa khách cao điểm vào cuối tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Khoảng thời gian này, homestay đón tiếp đa phần khách đến từ các nước châu Âu (khoảng 90% khách quốc tịch Pháp). Cuối tuần thì có đoàn khách nội địa, chủ yếu ở TP.HCM, Hà Nội... Công suất phòng mùa cao điểm đạt trên 70%, tạo công ăn việc làm cho hơn 10 - 20 hộ dân địa phương. Người dân liên kết để tạo ra chuỗi du lịch cộng đồng ngày càng chuyên nghiệp. Hiện, anh Thịnh đang xây dựng mô hình du lịch cộng đồng và trao quyền lại cho người dân để cùng phát triển. Ngoài khởi nghiệp làm du lịch, anh Thịnh còn viết sách về ẩm thực quê hương để quảng bá đến độc giả và du khách. Mỗi dịp cuối tuần, anh và cùng hàng xóm làm các món ngon gửi bán ở TP.HCM nhằm tôn vinh sản vật bản địa và giữ mối liên kết với du khách đã từng đến trải nghiệm hoặc chưa.
Những tấm lòng vàng 23.10.2023
Nghệ sĩ Linh Tâm là ngôi sao cải lương nổi tiếng, ghi dấu ấn qua các vở kinh điển như Giũ áo bụi đời, Đèn khuya, Tướng cướp Bạch Hải Đường, Người không cô đơn… Linh Tâm thường kết hợp ăn ý với NSƯT Vũ Linh, tạo nên một cặp thiện - ác trên sân khấu. Khi đàn anh qua đời, nam nghệ sĩ lập bàn thờ riêng, không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng vì mất đi một người bạn diễn ăn ý trên sân khấu cải lương.