19 sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm
Ông Trần Lưu Quang, Phó thủ tướng Chính phủ; bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42, cùng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo T.Ư, tỉnh Ninh Bình và đông đảo người dân tham dự buổi lễ.Tín đồ thể thao hé lộ lý do quyết tâm ‘săn lùng’ Xiaomi Watch 2 Pro
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam và Lào đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu hợp tác. Nhiều kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận, góp phần cùng nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, với 14 nhóm nhiệm vụ đã hoàn thành, làm tốt trong năm 2024.Năm 2024, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư được quan tâm, thúc đẩy và thu được những kết quả rất đáng ghi nhận. Lũy kế đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 267 dự án, với tổng vốn đăng ký 5,7 tỉ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 2,8 tỉ USD.Đáng chú ý, đầu tư của Việt Nam sang Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023; đóng góp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp Việt Nam cho Chính phủ Lào trong 5 năm trở lại đây đạt bình quân khoảng 200 triệu USD/năm.Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào năm 2024 ghi dấu ấn khi tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỉ USD, tăng gần 34% so với năm 2023, trong đó đáng ghi nhận là Lào đã xuất siêu sang Việt Nam khoảng 732,7 triệu USD, tăng khoảng 30%. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào.Hợp tác năng lượng cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025; nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng được thúc đẩy triển khai. Khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm tại nhiều dự án được xử lý dứt điểm.Về trọng tâm hợp tác năm 2025, hai bên thống nhất tập trung quyết liệt, nghiêm túc triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; đề ra nhiều biện pháp mạnh mẽ, thiết thực để tiếp tục đưa quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đi vào chiều sâu.Đồng thời, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại Việt Nam - Lào. Theo đó, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Chính phủ Lào và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; rà soát thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới.Hai bên thúc đẩy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10 - 15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỉ USD. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thúc đẩy thanh toán bằng bản tệ trong quan hệ giữa hai nước.Đặc biệt, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu các phương án huy động nguồn lực để triển khai dự án trọng điểm như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, đường sắt Vũng Áng - Vientiane, trong đó huy động cả nguồn lực trung ương và địa phương, nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của các đối tác phát triển và sự tham gia của doanh nghiệp hai nước.Thúc đẩy sớm hoàn thành các dự án cảng Vũng Áng 1, 2, 3…; góp phần triển khai mạnh mẽ chiến lược "biến Lào từ quốc gia không tiếp giáp biển thành quốc gia kết nối".Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bộ, ngành, cơ quan hai nước phát huy tinh thần "làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, đã nói là làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, kết quả năm 2025 phải cao hơn năm 2024".Ngay sau kỳ họp, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước.
Chạm vào ước mơ ở giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam VBA 2023
Những ngày này, tại rạn Nam Ô rêu phủ xanh mướt ghềnh đá khiến nhiều du khách đổ xô đến chụp ảnh, không khí nhộn nhịp kéo dài cả ngày.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, từ sáng sớm, khi bình minh vừa lên, thủy triều xuống cũng là lúc lộ ra những mỏm đá phủ rêu xanh…, đây là thời điểm chụp ảnh đẹp nhất trong ngày. Vì vậy, nhiều người dân, du khách đã thức giấc thật sớm để đến bãi rêu Nam Ô lưu lại bộ ảnh bình minh giữa ghềnh rêu xanh.Cùng nhóm bạn di chuyển hơn 50 km đến check-in bãi rêu xanh Nam Ô, bà Đặng Thị Nhung (55 tuổi, trú H.Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) cho biết, để kịp chụp ảnh khoảnh khắc mặt trời mọc ở bãi rêu, bà đã đi từ rạng sáng. "Chúng tôi thuê xe di chuyển ra TP.Đà Nẵng từ sáng sớm, bãi rêu xanh đẹp ngỡ ngàng..,. cả nhóm ai cũng hào hứng vì chụp được rất nhiều ảnh đẹp", bà Nhung nói.
Theo ghi nhận của Báo Thanh Niên vào lúc 9 giờ sáng 11.2.2025, giá vàng miếng SJC tăng mạnh 1,8 triệu đồng mỗi lượng, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết mua vào lên 90,1 triệu đồng, bán ra 93,1 triệu đồng. Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) niêm yết mua vào lên 90,1 triệu đồng, bán ra 93,1 triệu đồng… Đây là giá cao nhất từ trước đến nay, phá vỡ mức đã lập vào năm 2024 ở 92,4 triệu đồng. Tuy nhiên đến khoảng gần 10 giờ sáng cùng ngày, giá vàng miếng lại giảm mạnh 800.000 đồng, xuống còn 92,3 triệu đồng. Tuy nhiên đây vẫn là một mức rất cao. Vàng miếng SJC đã tăng 2,3 triệu đồng/lượng so với ngày Thần tài (ngày 7.2).Giá vàng nhẫn cũng tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Công ty SJC tăng giá mua lên 89 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng. Công ty PNJ mua vào với giá 89,5 triệu đồng, bán ra 91,7 triệu đồng…Giá vàng thế giới tăng mạnh lên mức kỷ lục, lên 2.940 USD/ounce, thêm 37 USD/ounce. Chỉ trong 11 ngày đầu tháng 2, giá kim loại quý đã tăng 300 USD, tương đương 11,6%. Giá vàng tăng vọt lên mức kỷ lục mới mọi thời đại do lo ngại ngày càng tăng về chính sách thuế quan mở rộng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Giá cà phê tăng ‘điên loạn’
Chiều 3.3, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị công bố Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính sau khi hoàn thành việc hợp nhất.Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, từ ngày 1.3, Bộ Tài chính có cơ cấu tổ chức gồm 35 đầu mối đơn vị, trong đó có 7 đơn vị chuyển từ mô hình tổng cục thành đơn vị cấp cục. Số đầu mối đã giảm khoảng 3.600, tương ứng 37,7%.Trong đó, giảm 3 đầu mối cấp bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; 6 đầu mối cấp tổng cục; 116 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc bộ; 336 đầu mối cấp vụ, cục và tương đương thuộc tổng cục; khoảng trên 3.100 đầu mối cấp phòng, chi cục và tương đương thuộc vụ, cục và tương đương thuộc bộ trở xuống.Trong năm 2025, số lượng cấp trưởng theo đầu mối đơn vị giảm 9.640 người. Năm 2026, Bộ Tài chính dự kiến tiếp tục giảm khoảng 10.000 công chức, viên chức, người lao động."Việc hợp nhất bộ máy như trên là bước đi quan trọng trong việc cải cách hành chính hướng tới một bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả. Đây không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành", ông Thắng nhấn mạnh.Nhìn nhận nhiệm vụ thời gian tới của ngành tài chính rất nặng nề, Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo các đơn vị khẩn trương đưa bộ máy đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, triển khai công việc liên tục, không để gián đoạn. Đảm bảo đáp ứng nguyên tắc một đơn vị thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một đơn vị chủ trì và chịu trách nhiệm chính; tiếp tục rà soát chức năng nhiệm vụ từng đơn vị để tiếp tục điều chỉnh phù hợp.Yêu cầu ông Thắng đưa ra cho thủ trưởng các đơn vị là phải chỉ đạo đơn vị mình phụ trách hoàn thành nhiệm vụ một cách đột phá.Trong đó, phấn đấu vượt thu ngân sách càng cao càng tốt, làm tốt việc chống thất thu, chống gian lận thuế, đảm bảo cơ cấu thu hợp lý; đảm bảo nhiệm vụ chi đúng, hiệu quả, tiết kiệm, phấn đấu chi thường xuyên năm nay dưới 60% tổng chi; phải làm tốt công tác chi đầu tư công, cả công tác phân bổ triệt để và trong triển khai thực hiện; đảm bảo nhiệm vụ chi cho phát triển khoa học - công nghệ.Trên cơ sở tận dụng dư địa về nợ công, tham mưu Chính phủ sử dụng đòn bẩy một cách hiệu quả để phát triển kinh tế, bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ, tìm kiếm nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý và ít ràng buộc.Đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, nâng hạng được thị trường chứng khoán trong năm 2025; tham mưu Chính phủ xây dựng sàn giao dịch tài sản mã hóa, xây dựng 2 trung tâm tài chính tại TP.HCM và Đà Nẵng…Người đứng đầu ngành tài chính cũng yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, giảm thời gian và chi phí cho người dân, doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin của ngành hiện đại, nhất là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, kho bạc, thống kê…Theo Nghị định số 29/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính sau khi hợp nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, tiếp nhận nhiệm vụ từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, bộ máy của Bộ Tài chính gồm 35 đầu mối.Trong đó, 30 tổ chức hành chính giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đặc thù thuộc Bộ Tài chính.