Tóc xoăn Thượng Hải - 'cứu cánh' cho các nàng tóc mỏng, bận rộn
Để trả lời những câu hỏi trên, phó giáo sư - tiến sĩ - bác sĩ Leana Wen, Đại học George Washington (Mỹ) cho biết, khi tiêu thụ cà phê ở mức độ vừa phải - cụ thể là từ 2 tới 4 tách mỗi ngày - sẽ mang lại nhiều tác động tích cực tới sức khỏe. Trong nghiên cứu năm 2024 tại Anh, nguy cơ mắc nhiều bệnh tim mạch chuyển hóa mới đã giảm hơn 48% ở những người uống 3 tách cà phê mỗi ngày, so với những người không uống hoặc uống ít hơn 1 tách mỗi ngày. Cũng theo một nghiên cứu lớn năm 2022, tỷ lệ tử vong sớm giảm mạnh nhất ở những người uống từ 2 đến 3 tách cà phê mỗi ngày. Điều thú vị là nghiên cứu này phát hiện ra rằng việc tiêu thụ cà phê xay làm giảm nguy cơ tử vong sớm nhiều nhất (27%). Cà phê hòa tan có tác động ít hơn (11%). Uống nhiều cà phê - thực chất là tiêu thụ quá nhiều caffeine - có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, lo lắng, bồn chồn và khó ngủ. Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, 400 miligam caffeine mỗi ngày là an toàn cho hầu hết người lớn. Đây là lượng caffeine xấp xỉ trong 4 cốc cà phê pha sẵn 8 ounce (khoảng 236 ml). Có nhiều người uống quá lượng này nhưng không gặp phải tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, những ai khó ngủ hoặc gặp các vấn đề sức khỏe khác có thể là do tiêu thụ quá nhiều caffeine.Lượng caffeine cũng khác nhau ở những thức uống thông dụng khác, mọi người cần biết để cân nhắc khi dùng. Một tách espresso 1 ounce (khoảng 30 ml) chứa khoảng 60-70 miligam caffeine. Một tách trà đen thường sẽ có 40-50 miligam caffeine. Trà xanh và trà trắng chứa ít caffeine hơn.“Một loại đồ uống mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là nước tăng lực. Nó có thể chứa một lượng lớn caffeine, 200 hoặc thậm chí 300 miligam trong một khẩu phần. Mọi người nên nắm rõ tổng lượng caffeine và các thành phần khác mà bản thân tiêu thụ trong ngày ở tất cả các loại đồ uống. Ví dụ, soda và nước tăng lực có thể chứa nhiều đường bổ sung, cùng với các hóa chất khác không tốt cho sức khỏe”, bà Leana lưu ý. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ em dưới 12 tuổi không nên tiêu thụ caffeine. Trẻ em từ 12 đến 18 tuổi không nên tiêu thụ quá 100 miligam caffeine mỗi ngày.Phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi tiêu thụ caffeine. Theo Học viện Sản phụ khoa Mỹ, lượng caffeine dưới 200 miligam mỗi ngày không gây sảy thai hay sinh non; do đó nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ dưới mức này trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh đó, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, lượng caffeine nhỏ có thể truyền từ mẹ sang con, nhưng lượng caffeine dưới 300 miligam mỗi ngày sẽ an toàn cho phụ nữ đang cho con bú.Ngoài ra, một số đối tượng khác cần thận trọng khi dùng cà phê, caffeine, gồm: Người có bệnh nền về tim, người sử dụng thuốc (một số loại thuốc tuyến giáp và thuốc chống trầm cảm), người khó ngủ. Những người đang gặp các vấn đề về sức khỏe nói chung cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đối với những người không uống được cà phê mà thay bằng trà hoặc các thức uống có chứa caffeine khác, bà Leana cho rằng không có gì chắc chắn là điều đó sẽ mang lại lợi ích tương tự như khi dùng cà phê.Theo bà Leana, không phải tất cả mọi người đều cần uống cà phê. Ở người lớn, cà phê có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe nếu uống ở mức độ vừa phải. Mọi người cần phải nhận thức được tổng lượng caffeine mà họ hấp thụ và có những người - đặc biệt là trẻ nhỏ - thực sự không nên tiêu thụ caffeine.Xin giúp 3 anh em mồ côi
Xem nhanh 12h có những nội dung chính sau:Nếu không thường xuyên lướt TikTok có lẽ nhiều người không biết đến nam TikToker trong đoạn livestream tranh cãi với CSGT ở Hưng Yên. Tuy nhiên qua đoạn video lan truyền trên mạng xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người (dù không sử dụng TikTok) cũng sẽ biết đến cái tên Nam Birthday nhiều hơn vì những tranh cãi dữ dội với CSGT lúc rạng sáng. Video thông tin về vụ việc này được đăng tải trên các nền tảng của Báo Thanh Niên như kênh YouTube, TikTok iHay TV, YouTube Báo Thanh Niên đã thu hút hàng chục ngàn lượt xem.Chiều 22.1, mạng xã hội chia sẻ clip ghi lại cảnh nhiều người dân bị điện giật, nằm la liệt trên vỉa hè cạnh cây nêu đón tết.Cụ thể, trong clip có ít nhất 5 người bị điện giật nằm la liệt trên vỉa hè, kèm theo tiếng la hét. Cạnh bên là một cây nêu vừa dựng. Đáng chú ý, vị trí xảy ra sự việc còn có trụ điện, nên một người đàn ông đã gắng dùng gậy gỗ để dập cầu dao, một số người khác chạy đến những người gặp nạn để hỗ trợSau khi clip đăng tải, người dùng mạng xã Facebook đã chia sẻ, để lại nhiều bình luận, tò mò trước nguyên nhân của vụ việc. Tất cả sẽ có trong bản tin Xem nhanh 12h, được phát trên thanhnien.vn cùng kênh YouTube Báo Thanh Niên. Xem nhanh 12h sẽ quay trở lại vào lúc 12 giờ trưa mai 24.1.2025 với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác.
Những tấm lòng vàng 5.6.2022
23 giờ ngày 26.11.2024, trên công trường xây dựng Trạm biến áp (TBA) 110kV sân bay Long Thành và đường dây đấu nối vẫn vô cùng tấp nập. Không khí hối hả, tập trung "căng như dây đàn" để vào giai đoạn nước rút, sớm hoàn thành các hạng mục cuối cùng, để đóng điện công trình vào ngày hôm sau (27.11). Đây là công trình cấp điện cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) - công trình trọng điểm quốc gia, đảm bảo cung cấp điện ngay khi sân bay đi vào hoạt động - được hoàn thành sớm hơn dự kiến so với kế hoạch ban đầu là hoàn tất vào quý 2/2025.Ông Lê Khắc Hưng - công nhân Xí nghiệp Lưới cao thế Đồng Nai thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai - chia sẻ, ông cùng các đồng nghiệp được huy động tham gia thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị từ ngày 24.11. Nhận thức được đây là dự án trọng điểm, để đáp ứng tiến độ, toàn bộ lực lượng tham gia nhiệt tình và hăng say bất kể ngày đêm. Đa số là ăn, ngủ tại công trường với tinh thần không quản ngại khó khăn, vất vả để hoàn thành nhiệm vụ được giao.Dự án đường dây 110 kV đấu nối sau Trạm biến áp 220 kV Vĩnh Hảo, tỉnh Bình Thuận được đầu tư để truyền tải nguồn từ các nhà máy điện năng lượng tái tạo trong khu vực; tăng cường nguồn cung cấp điện từ trạm 220kV Vĩnh Hảo cho khu vực tỉnh Bình Thuận, đảm bảo nhu cầu phát triển phụ tải điện và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương; đáp ứng nhu cầu cấp điện trong khu vực theo tiêu chí N-1. Đại diện Công ty CP phát triển năng lượng Việt - đơn vị thi công dự án, cho biết quá trình triển khai dự án gặp rất nhiều khó khăn: áp lực về tiến độ, vật tư, điều kiện thời tiết… Đáng nói, trong thời điểm chạy nước rút của công trình, địa bàn thi công bị ảnh hưởng lớn của hoàn lưu sau bão Yagi, mưa gió liên tục. Thế nhưng, với quyết tâm "vượt nắng thắng mưa", công ty đã tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của chủ đầu tư; tăng cường bổ sung nhân lực, tổ chức lao động hợp lý, tăng ca, tăng kíp, làm việc từ 7 - 23 giờ mỗi ngày để hoàn thành công trình đúng tiến độ, chính thức đóng điện, đưa vào vận hành ngày 31.10.2024.Không chỉ vài ba dự án, hàng chục công trình lưới điện 110kV ở khu vực miền Nam được đóng điện thành công với khối lượng công việc khổng lồ, góp phần đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải ngày càng cao trên địa bàn quản lý. Riêng 3 tháng cuối năm, tính bình quân, khoảng 1,5 ngày hoàn thành 1 công trình điện.Trong thực tế, khu vực miền Nam là nơi có nền địa chất yếu, vào mùa mưa nhiều vị trí trụ điện bị ngập, sình lầy, nhiều khu vực thi công có địa hình chia cắt, nhiều kênh rạch nên công tác thi công, vận chuyển thiết bị vô cùng gian nan, khó khăn. Thậm chí vào mùa nước nổi, nhiều nơi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngập nước kéo dài, khiến tiến độ triển khai thi công các dự án điện khó gấp bội.Thế nhưng, với quyết tâm cao độ, từ đầu quý 3/2024, song song điều quân ra hỗ trợ dự án đường dây 500 kV mạch 3, EVNSPC tập trung nhân lực để triển khai loạt công trình điện với khối lượng công việc cực kỳ lớn. Lãnh đạo EVNSPC khẳng định, nếu không quyết tâm cao, nỗ lực lớn thì chỉ tiêu về công tác đầu tư xây dựng theo kế hoạch năm khó có thể hoàn thành. Trao đổi với Thanh Niên, Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang cho biết: "Trong quý cuối năm 2024, Ban lãnh đạo EVNSPC từ Chủ tịch, Tổng giám đốc, thành viên Hội đồng thành viên đến các Phó tổng giám đốc đều làm việc không có ngày nghỉ cuối tuần, bất kể ngày đêm. Chúng tôi thường xuyên có mặt trên công trường các dự án được giao phụ trách để đôn đốc tiến độ; đồng hành cùng lực lượng lãnh đạo, CBCNV làm công tác đầu tư xây dựng tại các Ban QLDA, các công ty điện lực, các nhà thầu kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trên công trường. Tinh thần làm việc này đã phát huy hiệu quả và sẽ tiếp tục được phát huy trong thời gian tới".Theo EVNSPC, thành công của Tổng công ty năm qua nhờ vào sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành. Đặc biệt là sự chung sức, đồng lòng của lãnh đạo, các ban chuyên môn, các đơn vị thành viên của EVNSPC, nhà thầu thi công, tư vấn, giám sát; sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của chính quyền và nhân dân các địa phương thì rất khó có thể thực hiện thành công. Bình Phước là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng điện năng cao. Năm 2024, dự báo mức sản lượng điện năng tiêu thụ toàn tỉnh sẽ đạt 3,655 tỉ kWh, tăng 11,91% so với năm 2023. Với chủ trương "điện đi trước một bước", giai đoạn 2021-2025, EVNSPC đã dành nguồn lực hơn 3.170 tỉ đồng triển khai các công trình lưới điện tại đây. Tuy nhiên, khó nhất trong quá trình triển khai các dự án là quỹ đất, giải phóng mặt bằng… Thế nhưng, năm 2024, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, đã có 9 công trình điện được đóng thành công.Trong năm 2024, lãnh đạo EVNSPC, các đơn vị thành viên cũng thường xuyên làm việc với lãnh đạo các địa phương trên địa bàn quản lý như Kiên Giang, Bình Phước, Bình Dương, Bến Tre… để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng. Đặc biệt, EVNSPC và UBND các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre đã kí biên bản phối hợp thực hiện các công trình lưới điện 110 kV trọng điểm trên địa bàn, chào mừng Đại hội Đảng các cấp…Ông Nguyễn Phước Đức - Tổng giám đốc EVNSPC - cho biết, một trong những khó khăn khi triển khai các dự án trong năm 2024 là liên quan bàn giao mặt bằng. Lý do, năm qua, luật Đất đai mới ban hành nên các địa phương đang trong giai đoạn xây dựng đơn giá. Khi chưa có đơn giá, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, với quyết tâm hoàn thành các dự án, EVNSPC và các đơn vị thành viên đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương làm tốt công tác tuyên truyền và vận động người dân bàn giao mặt bằng trước, khi đơn giá được phê duyệt sẽ nhận tiền sau. Nhờ sự đồng hành đó, các công trình hoàn thành đúng tiến độ.Năm 2024, EVNSPC không chỉ ghi dấu ấn trên các công trình lưới điện khu vực miền Nam mà còn tham gia trải nghiệm đầy cảm xúc tại "chảo lửa" miền Trung trong những ngày các nước sôi sục với đường dây 500 kV mạch 3. Từ tháng 5.2024, hưởng ứng lời hiệu triệu của lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hơn 600 cán bộ, kỹ sư, công nhân có tay nghề cao của EVNSPC đã "lên đường" tiếp sức cho Dự án đường dây 500 kV mạch 3. Đảm nhận thi công các vị trí trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, những người "lính áo cam" của ngành Điện miền Nam không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết mà còn đối diện thách thức lớn bởi đây là lần đầu tiên họ tham gia thi công đường dây siêu cao áp 500kV, trên địa hình đồi núi phức tạp… Dù vậy, với tinh thần "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm xuyên ngày nghỉ, những "chiến sỹ áo cam" của EVNSPC đã không quản khó nhọc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chung sức cùng EVN hoàn thành Đường dây 500 kV mạch 3.
Vừa qua, một loạt chính sách, quy định mới liên quan đến ngành công an có hiệu lực, trong đó quy định tăng mức xử phạt và quy định về việc chi "thưởng" cho người tố giác vi phạm giao thông được dư luận quan tâm.Nhiều người thắc mắc nghị định đã quy định, nhưng đến khi nào mới có cơ chế hướng dẫn thanh toán cho người tố giác vi phạm.Giải đáp thắc mắc này, tại buổi giao lưu trực tuyến "Những điều cần biết về tăng mạnh mức xử phạt vi phạm giao thông theo Nghị định 168" do Tuổi trẻ Online tổ chức ngày 7.1, đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an), cho biết cơ chế hướng dẫn thanh toán cho người tố giác vi phạm đang được các cơ quan chức năng xây dựng và sẽ sớm được ban hành, thi hành.Cạnh đó, về thông tin mạng xã hội đang lan truyền cho rằng lực lượng CSGT sẽ được trích lại 85% tiền xử phạt, trong khi người dân chỉ được hưởng 10%, đại tá Nhật khẳng định, đây là thông tin không chính xác. Tại luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới có hiệu lực cũng không quy định nội dung này.Theo đại tá Nhật, Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước có hiệu lực từ 1.1. Nghị định này quy định cơ quan được sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước: Bộ Công an; UBND tỉnh, thành phố và các cơ quan khác tại địa phương ngoài Bộ Công an tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Bộ Công an được sử dụng kinh phí thu từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.Nghị định cũng quy định cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm, căn cứ tiến độ thực hiện, nhu cầu kinh phí, Bộ Công an xây dựng dự toán tương ứng với số tiền thu từ xử phạt và 30% số tiền thu từ đấu giá biển số xe năm trước liền kề đã nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó gửi cơ quan có liên quan tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của pháp luật.Đối với kinh phí thu từ hoạt động xử phạt, đại tá Nhật cho hay, Bộ Công an đã đề xuất phương án bố trí kinh phí cho Bộ Công an và các địa phương. Đồng thời, tổng hợp cùng báo cáo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Công an để gửi cơ quan có liên quan theo quy định.Đại tá Nhật khẳng định, việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thu từ xử phạt vi phạm và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước của Bộ Công an thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội...
Ẩm thực tuyệt vời ở Ma-rốc, xứ sở đội bóng châu Phi vào bán kết World Cup
Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) vừa đưa ra một phương pháp mới, hứa hẹn giúp các ứng dụng về hỏi đáp tự động và trợ lý ảo trở nên "thông minh" hơn. Nghiên cứu vừa được giới thiệu tại Hội nghị Trí tuệ nhân tạo châu Âu lần thứ 27 (ECAI) diễn ra ở Tây Ban Nha từ ngày 19 - 24.10.Giải thích rõ hơn khi trả lời Thanh Niên, Giáo sư Minh cho biết: "Các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hiện tại thường tạo ra các câu trả lời dài dòng và thiếu tin cậy. Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đã giới thiệu một phương pháp mới gọi là ANSPRE. Phương pháp này tạo ra một "tiền tố câu trả lời" cho LLM, hướng dẫn LLM tạo ra các cụm từ trả lời ngắn gọn và chất lượng cao cũng như đáng tin cậy".Theo đó, các kết quả của ANSPRE có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn. Chẳng hạn nhóm của Giáo sư Minh sẽ ứng dụng vào việc phát triển các hệ thống hỏi đáp và trợ lý ảo trong lĩnh vực văn bản pháp luật và y tế.Về các kế hoạch nghiên cứu AI sắp tới, nhóm dự định tiến hành xây dựng một LLM phục vụ cộng đồng trong dữ liệu pháp luật và mở rộng các ứng dụng của ANSPRE trên nhiều miền dữ liệu và các điều kiện khác nhau.Là chuyên gia trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên, học sâu và các mô hình học thống kê, Giáo sư Nguyễn Lê Minh tại JAIST đã dẫn đầu nhiều nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực AI. Ông còn là lãnh đạo Nguyen Lab thuộc JAIST chuyên nghiên cứu về học sâu và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Không chỉ phụ trách công tác chuyên môn tại Nguyen Lab và JAIST, ông còn tích cực hỗ trợ quê hương, trong đó có việc phối hợp với nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước xây dựng các chương trình thí điểm liên quan ứng dụng AI trong giảng dạy, tham gia nhiều hội thảo chuyên đề. JAIST có quan hệ rất tốt với các trường đại học ở Việt Nam và Giáo sư Minh cùng viện đã hỗ trợ nhiều du học sinh VN sang Nhật du học, hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ.Theo Giáo sư Minh, Việt Nam có dân số trẻ nên việc đưa AI vào cuộc sống có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết. Chẳng hạn như làm sao có thể dùng AI để giải quyết những bài toán ưu tiên hiện nay như về giao thông thông minh, mua bán qua mạng, thương mại điện tử... Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam có nhiều tiềm năng về nguồn dữ liệu (big data) nên việc kết hợp điều này với AI là rất hợp lý.Giáo sư Minh và gia đình đang sống tại một vùng rất đẹp gần TP.Kanazawa (tỉnh Ishikawa). Cộng đồng người Việt ở đây vẫn giữ tinh thần đoàn kết tốt đẹp được gầy dựng bởi Giáo sư Hồ Tú Bảo (Giáo sư danh dự của JAIST từ 4.2018 - NV), người Việt đầu tiên đến đây.