Môn phái mới Tuyệt Tình ‘phủ sóng’ vùng đất võ học Tân Thiên Long 3D
Chị Nguyễn Thanh Thụy Hương (34 tuổi), ở TP.Đà Nẵng, cũng kể đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị khi cùng gia đình đến với chợ nổi Tân Phong.Samsung đưa Galaxy AI đến hàng triệu thiết bị Galaxy cũ
Sau hơn 5 năm phân phối trên thị trường thế hệ thứ 4, Hyundai Tucson vừa được hãng xe Hàn làm mới với phiên bản hoàn toàn mới thuộc thế hệ thứ 5 vừa ra mắt tại quê nhà vào trung tuần tháng 9.2020. So với phiên bản đang bán tại Việt Nam (thuộc thế hệ thứ 3), Hyundai Tucson thế hệ mới 2021 lột xác toàn diện về thiết kế, tính năng, công nghệ.
Khoe dáng với vòng ba săn chắc cân đối nhờ 7 tư thế yoga ngay tại nhà
Trước khi ra mắt, Chuyện tình Chunhwa (Chunhwa Love Story hay còn gọi The Scandal of Chun Hwa) nhận được nhiều sự quan tâm bởi gắn mác 19+. Tuy nhiên, đến khi chính thức phát sóng vào hôm 6.2 trên Tving (Hàn Quốc), phim truyền hình cổ trang Hàn Quốc này gây bất ngờ bởi các cảnh giường chiếu được trình bày một cách độc đáo.Cụ thể, trong hai tập phim đầu tiên, khi các cặp đôi hôn nhau say đắm và sắp đến giai đoạn ân ái, màn hình đột ngột chuyển sang minh họa chuyện "động phòng" bằng tranh vẽ. Phần lớn những khoảnh khắc "giường chiếu" ở tập 1 và 2 Chuyện tình Chunhwa đều được thể hiện bằng cách này và kết thúc ngắn gọn.Điều này giúp mức độ hở hang của dàn nhân vật trong cảnh 19+ Chunhwa Love Story được giảm xuống mức tối thiểu. Cánh đàn ông cởi trần hoặc chỉ lộ lưng, song, duy nhất một diễn viên đóng vai kỹ nữ lộ cả ngực trong một cảnh phim dài khoảng 2 - 3 phút. Theo Ten Asia (Hàn Quốc), không ít khán giả mong đợi loạt tình tiết đầy "kích thích" ở Chuyện tình Chunhwa có phần thất vọng sau khi thưởng thức 2 tập phim. Còn đối với bộ phận người xem muốn một bộ phim truyền hình cổ trang lãng mạn có nhiều cảnh tình tứ thì lại khá hài lòng với tác phẩm, đồng thời đánh giá cao sự sáng tạo này của ê kíp phim. Chuyện tình Chunhwa là một bộ phim cổ trang tình cảm xoay quanh nàng công chúa Hwa Ri (Go Ara đóng). Cô vướng vào tình tay ba với Choi Hwan (Jang Ryul) và Lee Jang Won (Kang Chan Hee). Tác phẩm do Lee Gwang Young làm đạo diễn, Seo Eun Jung viết kịch bản. Chuyện tình Chunhwa là sê ri cổ trang 19+ tiếp theo của Tving, sau Hoàng hậu Woo (Empress Woo) và Nguyên Kính vương hậu (The Queen Who Crowns). Tuy nhiên, khác với bầu không khí căng thẳng và u tối trong hai phim trước, Chuyện tình Chunhwa theo tông điệu yêu đương nhẹ nhàng, có yếu tố hài hước duyên dáng.Đáng chú ý, Chuyện tình Chunhwa đánh dấu sự tái xuất của Go Ara trên màn ảnh nhỏ Hàn Quốc sau 5 năm, kể từ Giai điệu lãng mạn (Do Do Sol Sol La La Sol). Ten Asia nhận định người đẹp diễn xuất còn chưa thuyết phục, đọc thoại còn dáng vẻ hiện đại dù đang đóng phim cổ trang. Đặc biệt, Go Ara có cảnh hôn nồng cháy với Jang Ryul trong tập 2. Khán giả kỳ vọng cô có màn thể hiện ấn tượng hơn trong những tập tiếp theo. Bên cạnh đó, Chunhwa Love Story dài 10 tập, nên không ít dân mạng cũng mong chờ sẽ có cảnh phim 19+ táo bạo hơn ở 8 tập còn lại. Chuyện tình Chunhwa quy tụ dàn sao Hàn gồm Go Ara, Jang Ryul, Kang Chan Hee, Han Seung Yeon, Kim Taek, Im Hwa Young… Đứa con tinh thần của đạo diễn Lee Gwang Young phát sóng tối thứ năm hằng tuần.
Ngày 24.1 (25 Tháng Chạp), thị trường chứng khoán đóng cửa phiên cuối cùng năm Giáp Thìn trong sắc xanh. VN-Index chốt phiên tăng 5,42 điểm, lên 1.265,05 điểm và HNX-Index tăng 0,35 điểm lên 223,01 điểm. Hàng loạt cổ phiếu xanh mướt trên cả hai sàn.Thị trường bước vào phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 với giao dịch khá trầm lắng như cả tuần vừa qua. Dù vậy nhiều cổ phiếu vẫn tiếp tục gia tăng. Trong rổ VN30, số lượng cổ phiếu ngân hàng tăng chiếm đa số trong phiên có ACB, HDB, MBB, SHB, TCB, TPB, VCB... Đà tăng tích cực cũng diễn ra ở nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu. Sắc xanh của các cổ phiếu chiếm vốn hóa cao trong ngành như MSN, MCH, HNG, MML, VNM... Bên cạnh đó, một số cổ phiếu bất động sản cũng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư như PDR, NVL, GEX, NTL,QCG… Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước đó nhưng đã tăng nhẹ so với tuần trước với gần 13.600 tỉ đồng được giao dịch. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục có phiên mua ròng thứ hai trên thị trường chứng khoán khi mua ròng gần 318 tỉ đồng trên sàn HOSE trong khi chỉ bán ròng hơn 12 tỉ đồng trên sàn HNX. Khối ngoại tập trung mua ròng tại các mã MSN, PC1, GMD, HDB...Theo thống kê chung trong nhiều năm vừa qua, thị trường chứng khoán trong tuần trước Tết Âm lịch và sau Tết Âm lịch hầu hết đều tăng điểm. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán và chuyên gia đều dự báo lạc quan về thị trường trong năm 2025. Theo VnDirect, kịch bản chính cho VN-Index trong năm 2025 theo chiều hướng tích cực, nếu Tổng thống Donald Trump đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, Canada, Mexico; đồng USD suy yếu, chỉ số USD-Index giảm dưới 102 điểm và tỷ giá USD/VND ổn định thì VN-Index có thể chạm mốc 1.670 điểm (tăng 32%). Ngược lại, nếu Mỹ áp thuế lên Trung Quốc, Canada, Mexico và chọn lọc với hàng hóa chuyển tải qua Việt Nam, chỉ số USD-Index tăng trên 110, Ngân hàng Nhà nước buộc phải can thiệp mạnh vào tỷ giá và quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán chưa diễn ra, VN-Index có thể chỉ đạt 1.340 điểm (tăng 6%)...
Top 4 thí sinh The Face Vietnam 2023 diện gì ‘đọ trình’ trong đêm chung kết
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?