Chàng trai cầu hôn bạn gái ngay trong lễ tốt nghiệp
Ngày 13.1, ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch UBND Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) chỉ đạo UBND P.Khuê Trung khẩn trương làm rõ vụ phụ huynh tố cáo HLV taekwondo đánh võ sinh. (Thanh Niên đã thông tin)Theo chỉ đạo, qua thông tin báo chí, UBND Q.Cẩm Lệ nhận được thông tin về việc ông N.T.H (ngụ TP.Đà Nẵng), phụ huynh có con học võ tại CLB Seung Ri (P.Khuê Trung), tố cáo con trai ông bị đánh khi tập luyện, khiến cơ thể bầm tím. CLB Seung Ri do HLV Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng, chủ nhiệm CLB."Về vấn đề này, Chủ tịch UBND Q.Cẩm Lệ đề nghị UBND P.Khuê Trung phối hợp các ngành, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh, báo cáo UBND quận, văn bản gửi về UBND quận, thông qua Phòng Văn hóa và Thông tin, thời gian trước ngày 14.1 để phản hồi cơ quan báo chí. Nhận được công văn, đề nghị các ngành, địa phương liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện", văn bản chỉ đạo nêu.Trao đổi với Thanh Niên, lãnh đạo Công an Q.Cẩm Lệ cũng cho biết đã yêu cầu Công an P.Khuê Trung có báo cáo cụ thể về vụ phụ huynh tố cáo con tập môn võ Taekwondo bị HLV đánh đập, đồng thời sẽ thông tin đến cơ quan báo chí sau khi làm rõ.Mặt bằng cho thuê tại tòa nhà 11 Lý Thánh Tôn - TP.Nha Trang
Ngày 21.2, lực lượng chức năng TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp Công an P.Tam Bình vào cuộc xác minh, làm rõ clip lan truyền mạng xã hội ghi lại cảnh 2 nam tài xế ô tô cầm mã tấu kè, chửi và thách thức chém nhau trên đường.Theo đoạn clip, thời điểm xảy ra vụ việc đường vắng, 2 chiếc ô tô đỗ giữa đường. Lúc này, 2 nam tài xế trên xe bước xuống, tay cầm theo mã tấu dài, lao vào nhau chửi, dọa chém nhau.Một số người đi đường thấy hung khí nên hoảng sợ tránh xa không dám vào can ngăn. Sau khi đe dọa, chửi nhau, 2 bên mang theo mã tấu lên xe, rồi bỏ đi.Vụ việc xảy ra vào lúc 0 giờ ngày 21.2 trên đường Gò Dưa, P.Tam Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM).Liên quan vụ việc, Công an P.Tam Bình và các đơn vị liên quan khẩn trương trích xuất camera, mời 2 tài xế làm việc để xử lý theo quy định.
Vĩnh Long: Mời làm việc 7 người đăng thông tin rao bán trái phép nhà ở xã hội
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.
Sáng 7.1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề cương giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị có đánh giá tổng thể vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội để tìm nguyên nhân.Ông đề nghị đoàn giám sát của Quốc hội rà soát xem nguồn phát thải công nghiệp, các khu công nghiệp lớn xung quanh Hà Nội, các cơ sở sản xuất lớn gây ô nhiễm thế nào.Kế đó, theo ông Vinh là bụi xây dựng. Ông cho rằng, đô thị phát triển đương nhiên sẽ phát sinh bụi do xây dựng, song nên có kiểm soát. Cạnh đó là ô nhiễm do đốt các loại rác thải, vật liệu nông nghiệp. "Như ở Bắc Kinh của Trung Quốc, có thời gian ô nhiễm nặng nề, nhưng sau khi giải quyết bằng chuyển hết công nghiệp ra khu vực ngoại vi, tổ chức lại cây xanh, giờ đây Bắc Kinh có ai nói ô nhiễm nữa đâu", ông Vinh dẫn chứng.Phó chủ tịch Nguyễn Khắc Định thì lưu ý hoạt động giám sát cần phải có những kết quả cụ thể, kiến nghị chính sách mạnh mẽ để tạo chuyển biến trong vấn đề bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu này, ông đề nghị chú ý đặc thù của từng địa phương để có đề cương báo cáo, kế hoạch giám sát khác nhau. "Chẳng hạn như ở Hà Nội ô nhiễm không khí đang rất bức xúc thì giám sát tập trung vào lĩnh vực ô nhiễm không khí", ông Định nói.Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị đoàn giám sát phải đặt mục tiêu xử lý dứt điểm những điểm nóng về môi trường ở các địa phương."Vấn đề lần giám sát này phải chỉ cho được mặt mạnh và hạn chế, có địa chỉ cụ thể chứ không nói chung chung, và đề xuất trách nhiệm của từng cơ quan ở T.Ư trong bảo vệ môi trường. Quốc hội cần sửa gì, Chính phủ cần sửa nghị định, thông tư nào, bộ ngành, địa phương dành kinh phía xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường thế nào…", Chủ tịch Quốc hội nêu.Dẫn chứng kinh nghiệm các quốc gia xung quanh như Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nói "chắc ta phải có biện pháp mạnh mẽ hơn"."Gần đây nhất, thành phố New York của Mỹ đã đánh thêm phí và không cho ô tô đi vào khu vực ô nhiễm nghiêm trọng hay tắc nghẽn giao thông. UBND TP.Hà Nội cũng đã có kế hoạch thực hiện việc này", ông Thành thông tin và nói thêm, mong qua lần giám sát lần này sẽ có có biện pháp mạnh mẽ hơn, gồm việc sửa đổi luật, nghị định của Chính phủ cũng như hành động quyết liệt của địa phương.Giám sát về bảo vệ môi trường là chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm nay. Theo kế hoạch, đoàn giám sát sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm: TP.Hà Nội, TP.HCM, TP.Đà Nẵng, TP.Cần Thơ, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, TP.Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng.Ngoài ra, đoàn giám sát cũng sẽ tổ chức làm việc với các bộ thuộc lĩnh vực: TN - MT, NN-PTNT, Xây dựng, GTVT, Tài chính, KH-ĐT, Công thương, Y tế. Cùng đó, làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tổng công ty Xi măng Việt Nam. Kết quả giám sát sẽ được báo cáo tại kỳ họp thứ 10, cuối năm nay.
3 loại giày mẹ cô dâu, chú rể nên tránh mang trong ngày trọng đại
Vietcombank tăng giá USD thêm 50 đồng, lên 25.390 - 25.420 đồng chiều mua vào, bán ra lên 25.780 đồng. ACB cũng tăng 50 đồng mỗi đô la Mỹ, mua vào lên 25.400 - 25.430 đồng, bán ra 25.780 đồng… Các ngân hàng tăng giá USD thêm 280 đồng trong tháng qua, tương đương 0,78%. Tốc độ tăng giá của đồng bạc xanh trong ngân hàng gần đây nhanh và ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay. Giá USD của các ngân hàng thương mại thấp hơn giá bán USD của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước 165 đồng. Giá bán USD của Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức 25.945 đồng. Trên thị trường liên ngân hàng, giá USD giao dịch giữa các nhà băng cũng tăng lên mức 25.595 đồng, tăng 15 đồng/USD. Giá USD tự do cũng lên 25.730 đồng chiều mua vào, bán ra 25.830 đồng. Trong khi đó, giá đô la Mỹ trên thị trường thế giới giảm mạnh, chỉ số USD - Index mất 0,6 điểm, xuống còn 107 điểm.Ở một diễn biến khác, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bơm ròng tiền trên thị trường mở lên đến hơn 19.000 tỉ đồng trong ngày 3.3. Nhà điều hành đã đưa 20.188,2 tỉ đồng, còn hút về 1.000 tỉ đồng. Điểm khác biệt trong phiên giao dịch hôm nay là kỳ hạn bơm tiền ra tăng lên là 14 ngày và 28 ngày thay vì 7 ngày và 14 ngày như trước đó. Đồng thời lãi suất hút tiếp về tiếp tục giảm thêm 0,1%/năm so với cuối tuần trước, xuống còn 3,2%/năm. Như vậy, lãi suất hút tiền về của Ngân hàng Nhà nước đã giảm liên tục từ mức 4%/năm xuống 3,2%/năm; trong khi bơm tiền ra giữ nguyên ở mức 4%/năm.