Váy 1.264 cánh hoa đổi hình theo bước đi khiến tín đồ công nghệ phát sốt
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Hanoi Buffaloes chiếm ngôi đầu VBA 2023 của Saigon Heat
Theo viên chức Bộ Nông nghiệp Nhật Bản Kawaguchi Masakazu nói với AFP ngày 13.3, Nhật Bản đặt mục tiêu xuất khẩu 350.000 tấn gạo vào năm 2030, gần gấp 8 lần so với khối lượng xuất khẩu năm 2024 là 45.000 tấn - trị giá 12 tỉ yen (81 triệu USD).Ông Masakazu cho biết mục tiêu nêu trên có thể được nội các phê duyệt trong tháng 3. Đây là một phần trong chính sách quốc gia của Nhật Bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo và nỗ lực nâng cao năng lực canh tác gạo.Lượng gạo tiêu thụ tại Nhật Bản đã giảm một nửa trong vòng 60 năm qua, một phần do chế độ ăn uống hiện nay có nhiều nguồn tinh bột khác như bánh mì và mì sợi. Khi nhu cầu giảm, nông dân cũng giảm mạnh canh tác, dẫn đến tình trạng thiếu gạo khi có tình huống phát sinh làm tăng nhu cầu đột ngột. Mục tiêu tăng xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản nhằm duy trì sản lượng ổn định và có thể nhanh chóng hỗ trợ nhu cầu thị trường nội địa.Nguồn cung gạo tại Nhật Bản đang thiếu hụt, đến từ nhiều yếu tố, bao gồm mất mùa do thời tiết nóng, những lần người dân hoang mang trước cảnh báo siêu động đất vào năm ngoái và đã tích trữ gạo. Một số doanh nghiệp cũng được cho là đang giữ hàng tồn để chờ thời điểm thích hợp. Tuần này, chính phủ Nhật Bản đã mở đợt đấu giá kho gạo dự trữ khẩn cấp, điều hiếm xảy ra tại nước này, nhằm hạ giá gạo vốn đã tăng gấp đôi trong năm qua.Theo báo Asahi, hiện lượng gạo xuất khẩu chiếm chưa đến 1% tổng sản lượng gạo tại Nhật Bản. Nếu xuất khẩu đạt 350.000 tấn thì sẽ tương đương 5% sản lượng hiện nay. Khi nhu cầu sử dụng gạo làm nguồn thực phẩm giảm, chính phủ đang khuyến khích nông dân trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu hoặc cho các mục đích sử dụng khác mà không phải làm lương thực chính.Giá gạo Nhật thường đắt hơn các nước khác do chi phí sản xuất cao. Chính phủ Nhật Bản cũng đang tìm những giải pháp giảm chi phí qua việc mở rộng đất trồng, phát triển sản phẩm và phương pháp canh tác thông minh, cải tiến giống lúa để tăng năng suất.
Lợi ích không ngờ của vắc-xin phòng Cúm đối với người cao tuổi
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Năm 2015, ước tính có 1,8 tỉ người trên toàn cầu bị lão thị và con số này dự kiến sẽ đạt đỉnh ở mức khoảng 2,1 tỉ người vào năm 2030. Lão thị xuất hiện khi cơ chế điều tiết của mắt - khả năng điều chỉnh tiêu cự để nhìn rõ các vật ở gần - suy yếu dần. Điều này xảy ra do sự lão hóa của cơ thể, khiến các cơ mắt kém linh hoạt và thủy tinh thể mất khả năng thay đổi hình dạng để tập trung vào vật ở gần. Chúng ta thường cho rằng lão thị chỉ đến với người trung niên từ 40 tuổi trở lên. Giờ đây, độ tuổi khởi phát lão thị đang dần trẻ hóa. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ lão thị sớm tăng đáng kể ở nhóm người làm việc văn phòng hoặc thường xuyên đối diện với màn hình. Nguyên nhân là do thời gian sử dụng thiết bị điện tử kéo dài gây căng thẳng cho hệ thống điều tiết của mắt, đẩy nhanh quá trình khởi phát lão thị.Ánh sáng xanh năng lượng cao (HEV) từ nguồn tự nhiên và thiết bị điện tử có thể tác động tiêu cực đến mắt. Tiếp xúc lâu dài với ánh sáng xanh từ các thiết bị như điện thoại, máy tính và tivi có thể dẫn đến tổn thương võng mạc, gây thoái hóa điểm vàng (AMD). Những tác động này có tính tích lũy và bắt đầu biểu hiện trong giai đoạn đầu của lão thị. Điều này cho thấy việc sử dụng thiết bị điện tử không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ lão thị.Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lão thị sớm cũng bao gồm dinh dưỡng, thiếu vận động, sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh thần kinh, bệnh lý về tiểu đường…Lão thị không được điều trị có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và giải pháp thông thường là dùng kính. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận sống chung với kính suốt đời. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các phương pháp như phẫu thuật lão thị bằng laser hay thủ thuật cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo đang ngày càng được sử dụng rộng rãi.Trong rất nhiều những giải pháp điều trị, PresbyMAX nổi lên như một phương pháp phẫu thuật lão thị hiệu quả, an toàn, mang đến hy vọng lấy lại thị lực rõ ràng cho nhiều người mà không phải phụ thuộc vào kính suốt đời.Công nghệ PresbyMAX được các chuyên gia nhãn khoa đánh giá cao nhờ khả năng cá nhân hóa, đáp ứng toàn diện các nhu cầu của bệnh nhân lão thị: hiệu quả, an toàn, thời gian phẫu thuật ngắn và hồi phục nhanh chóng.PresbyMAX ứng dụng công nghệ laser Excimer tiên tiến, hoạt động theo nguyên lý bào mòn phi cầu đôi để tạo hình giác mạc thành bề mặt đa tiêu cự. Mỗi vùng đồng tâm trên giác mạc như một thấu kính đa tiêu cự, giúp cải thiện thị lực gần, trung gian và xa với mức độ xâm lấn tối thiểu. Nguyên lý này tương tự như kính tiếp xúc hoặc kính nội nhãn đa tiêu, nhưng được thực hiện trực tiếp trên giác mạc, mang lại hiệu quả tự nhiên và lâu dài hơn.PresbyMAX là một hệ sinh thái gồm ba phương pháp phẫu thuật tùy chỉnh, phù hợp với từng loại thị lực và nhu cầu của bệnh nhân:Điểm khác biệt vượt trội của PresbyMAX là sự kết hợp giữa độ chính xác của laser Excimer và khả năng tùy chỉnh theo từng bệnh nhân. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu không chỉ giảm nguy cơ biến chứng mà còn đảm bảo an toàn cho giác mạc. Đặc biệt, PresbyMAX cho phép đảo ngược nếu cần, mang lại sự an tâm tối đa cho bệnh nhân và bác sĩ.Theo các nghiên cứu lâm sàng, hiệu quả phẫu thuật lão thị của PresbyMAX đã được chứng minh rõ ràng: 99% bệnh nhân đạt thị lực xa 20/20 hoặc tốt hơn khi sử dụng kính trước phẫu thuật, và 79% đạt được thị lực tương tự sau 6 tháng phẫu thuật mà không cần kính. Không chỉ cải thiện thị lực, công nghệ này còn giúp giảm quang sai và độ khúc xạ, mang lại trải nghiệm thị giác rõ ràng, tự nhiên và ổn định trong thời gian dài.Tính đến nay, hơn 11.000 ca phẫu thuật PresbyMAX đã được thực hiện thành công trên toàn cầu, khẳng định vị trí hàng đầu của công nghệ này trong phẫu thuật lão thị. PresbyMAX không chỉ là giải pháp điều trị, mà còn mở ra cánh cửa cho một cuộc sống mới, nơi giới hạn của thị lực được phá bỏ.Mặc dù lão thị là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, nhưng PresbyMAX chính là minh chứng cho sự giao thoa giữa công nghệ hiện đại và nhu cầu thực tiễn, mang lại hy vọng và chất lượng sống vượt trội cho những ai đang đối mặt với lão thị.
Trung Quốc trong tham vọng thành lập liên minh chống Mỹ
Trong cuộc trò chuyện được The Sun đăng tải hôm 13.2, Katie Price chia sẻ rằng kể từ khi chuyển đến ngôi nhà mới ở West Sussex (Anh), cô từ chối đặt bất kỳ chiếc gương nào trong nhà, ngay cả trong phòng vệ sinh. Ngôi sao 46 tuổi giải thích: "Tôi không thích nhìn chính mình. Tôi không nghĩ mình xinh đẹp và chắc chắn không thấy mình đẹp". Cô thừa nhận bản thân có cảm giác khó tả khi nhìn lại những bức ảnh cũ của bản thân."Có lẽ điều đó giải thích lý do tôi thực hiện mọi cuộc phẫu thuật. Trong mọi liệu pháp mà tôi đã trải qua, có một điều tôi không thể lý giải được là: 'Tại sao tôi cảm thấy mình cần phẫu thuật thẩm mỹ?'. Phải có điều gì đó đã xảy ra khiến tôi không thích vẻ ngoài của mình", người mẫu 7X nói thêm. Việc không hài lòng với ngoại hình thôi thúc Katie Price liên tục thực hiện hàng loạt cuộc phẫu thuật thẩm mỹ từ thập niên 1990 đến nay: từ hút mỡ, nâng ngực, độn mông, sửa mũi… Theo Daily Mail, người mẫu 7X đã sửa ngực ít nhất 17 lần. Việc lạm dụng "dao kéo" suốt thời gian dài biến Katie Price từ biểu tượng gợi cảm đình đám nước Anh trở thành "thảm họa thẩm mỹ" với gương mặt biến dạng, đơ cứng, biểu cảm gượng gạo, mất đi sức sống. Những năm qua, bà mẹ 5 con liên tục gây quan ngại khi nhiều lần xuất hiện trong tình trạng mặt sưng húp, chằng chịt vết khâu, băng bó.Bất chấp hậu quả, Katie Price vẫn không ngừng "dao kéo". Chỉ mới tháng trước, ngôi sao My Crazy Life đã sang Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một số chỉnh sửa trên cơ thể cho cuộc phẫu thuật thẩm mỹ mới tiêu tốn khoảng 10.000 bảng Anh. Một nguồn tin thân cận chia sẻ với OK!: "Katie đã trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật thẩm mỹ nên cô ấy có xu hướng xem nhẹ chúng. Nhưng không phải tất cả những ca phẫu thuật ấy đều nhỏ. Cô ấy phải trải qua nhiều loại gây mê khác nhau và đang làm điều đó ở một đất nước xa lạ". Tuy nhiên, người mẫu đình đám một thời không cảm thấy quan ngại trước chứng "cuồng thẩm mỹ" của mình trái lại còn thoải mái cập nhật quá trình "dao kéo" trên trang cá nhân. Katie Price sinh năm 1978, cô là "bom sex" nổi đình đám tại Anh từ cuối thập niên 1990, đầu 2000. Người đẹp từng nhiều lần xuất hiện trên tạp chí Playboy và thường xuyên "phủ sóng" trên Page 3 của The Sun cùng nhiều ấn phẩm nổi tiếng khác. Thời đỉnh cao nhan sắc, cô là niềm khao khát của biết bao đàn ông nhờ nhan sắc cuốn hút cùng thân hình bốc lửa. Tuy nhiên, người mẫu không hài lòng với sắc vóc của bản thân, thực hiện vô số cuộc phẫu thuật thẩm mỹ khiến nhan sắc ngày một "thảm họa". Đời tư của cựu "bom sex" Anh cũng gặp nhiều trắc trở khi trải qua 3 cuộc hôn nhân đổ vỡ, nhiều cuộc tình dang dở và có 5 người con. Những năm qua, danh tiếng Katie Price trượt dốc, lâm cảnh nợ nần, phá sản.