Thăng trầm khoai Lệ Cần
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.VNGGames chính thức phát hành Tây Du VNG: Đại Náo Tam Giới tại Việt Nam
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Năm mới 2024 là năm nhuận: Tại sao chúng ta cần năm nhuận bởi điều đặc biệt này?
Chiều 17.2, Công an tỉnh Ninh Bình đã công bố 11 quyết định của Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình về nghỉ công tác, hưởng chế độ hưu trí và nghỉ công tác, chờ hưởng chế độ hưu trí đối với 11 cán bộ là lãnh đạo công an cấp phòng, cấp huyện.Đây là những cán bộ công an tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi để thực hiện chủ trương tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong lực lượng công an tỉnh Ninh Bình.Những người xin nghỉ hưu trước tuổi thuộc Công an tỉnh Ninh Bình, gồm: đại tá Đinh Văn Tuấn, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh (còn 30 tháng công tác); đại tá Nguyễn Văn Tứ, Trưởng phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (còn 17 tháng công tác); đại tá Đặng Văn Linh, Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ (còn 7 tháng công tác); đại tá Nguyễn Đình Toán, Trưởng phòng Kỹ thuật hình sự (còn 29 tháng công tác); đại tá Phạm Văn Hội, Trưởng công an H.Gia Viễn (còn 18 tháng công tác).Thượng tá Nguyễn Văn Lượng, Chánh thanh tra (còn 19 tháng công tác); thượng tá Phạm Trung Trực, Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (còn 41 tháng công tác); thượng tá Đào Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (còn 10 tháng công tác); thượng tá Nguyễn Thanh Hà, Phó trưởng phòng Hồ sơ nghiệp vụ (còn 9 tháng công tác); thượng tá Trương Thanh Tuấn, Phó trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ (còn 48 tháng công tác); thượng tá Vũ Quang Vinh, Phó trưởng công an TP.Tam Điệp (còn 23 tháng công tác).
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:
Xung đột nội tại trong chiến lược phát triển của Trung Quốc
Đây là điều kiện để hưởng trợ cấp xã hội được Bộ LĐ-TB-XH đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) về trợ cấp hưu trí xã hội.Dự thảo nêu rõ đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định tại điều 21 luật BHXH, gồm:Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp BHXH hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.Công dân Việt Nam từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện trên.Ngoài quy định về điều kiện hưởng, dự thảo cũng đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng/tháng. Trường hợp đối tượng này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thì được hưởng chế độ trợ cấp cao hơn.Đối tượng đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng khi chết được hưởng chế độ hỗ trợ chi phí mai táng với mức là 10 triệu đồng.Về thời điểm hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, người cao tuổi từ đủ 75 tuổi trước ngày 1.7.2025 trợ cấp hưởng từ ngày 1.7.2025.Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi sau ngày 1.7.2025 thì hưởng kể từ thời điểm người đó đủ 75 tuổi.Đối với người cao tuổi thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, không được hưởng lương hưu, nếu đủ 70 tuổi trước ngày 1.7.2025 thì hưởng từ ngày 1.7.2025.Người cao tuổi đủ 70 tuổi sau ngày 1.7.2025 thì hưởng kể từ thời điểm người đó đủ 70 tuổi.Đối với trường hợp đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng qua dịch vụ công liên thông thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thực hiện liên thông điện tử 2 nhóm thủ tục hành chính: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, giải quyết mai táng phí, tử tuất. Đối với trường hợp khác thực hiện theo quy định tại các khoản 3 và 4 điều 11 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về trợ cấp hưu trí xã hội dự kiến có hiệu lực từ 1.7.2025.Bộ LĐ-TB-XH ước tính 800.000 người cao tuổi sẽ được thụ hưởng chính sách, khi luật BHXH có hiệu lực từ 7.2025. Dự kiến, cả nước có 1,24 triệu người 75 - 80 tuổi vào năm 2025, tăng lên 1,31 triệu vào năm 2030.Nếu nâng trợ cấp từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng mỗi tháng và giảm độ tuổi thụ hưởng từ 80 xuống 75, ngân sách dự kiến chi 30.000 tỉ đồng cho giai đoạn 2025 - 2030.