$789
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của điểm bảng g. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ điểm bảng g.Hoạt động này nằm trong chuỗi lễ hội chùa Ông năm 2024, diễn ra trong 5 ngày (từ 18 - 22.2, tức mùng 9 – 13.1 âm lịch) do Thất phủ cổ miếu (còn gọi là chùa Ông, P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa) phối hợp với các ban ngành chức năng tỉnh Đồng Nai tổ chức.️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của điểm bảng g. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ điểm bảng g.Hộp quà "Phong Thủy Niên - Tứ Quý Bình" không chỉ là biểu tượng của sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên mà còn là lời nhắc nhớ về hành trình đầy tự hào của Tập đoàn Mường Thanh. Hơn ba mươi năm trước, trên mảnh đất Tây Bắc trù phú, câu chuyện thương hiệu Mường Thanh đậm chất Việt đã bắt đầu. Đó là hành trình bền bỉ gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa và khát khao ghi dấu thương hiệu Việt trên trường quốc tế.Từ viên gạch đầu tiên, Mường Thanh đã kiên trì vun đắp, vươn mình thành "cây đại thụ" vững chãi trong ngành du lịch khách sạn Việt Nam. Những công trình của Tập đoàn tại Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Nghệ An, Gia Lai, Lý Sơn, Phú Quốc, và cả đất bạn Lào không chỉ là kiến trúc hiện đại của thương hiệu Khách sạn Mường Thanh mà còn thắp lên hy vọng, mang đến diện mạo mới cho những vùng đất này.Xuân về, toàn hệ thống 61 Khách sạn Mường Thanh khoác lên mình chiếc áo xuân rực rỡ, đan xen tinh tế giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên dấu ấn riêng. Vẻ đẹp văn hóa ấy xuyên suốt hành trình hơn 30 năm của Tập đoàn, trân trọng giá trị xưa cũ, bắt kịp sự tinh tế của thời đại, hòa quyện cùng sự đón tiếp nồng hậu của đội ngũ nhân viên. Dù là người con đất Việt hay lữ khách phương xa, ai cũng xao xuyến, vấn vương hồn quê hương qua từng trải nghiệm Tết Việt ở Mường Thanh.Xuân về với Tập đoàn Mường Thanh còn là gam màu ấm áp của sự sẻ chia, đoàn kết. Vượt qua bão Yagi hay đại dịch Covid-19, Mường Thanh vẫn hiên ngang, giữ trọn cam kết, không một nhân viên nào bị bỏ lại. Chính sự trân trọng con người, coi trọng chữ "tình" đã tạo nên một Mường Thanh vững vàng.Cứ giáp Tết, chuyến xe chở gạo nếp nương thơm từ Điện Biên cùng những hộp quà tự tay cán bộ Tập đoàn chuẩn bị để tặng người thân, khách hàng, đối tác, nhân viên… Món quà giản dị nhưng kết nối những trái tim, vun đắp tình thân. Ở Mường Thanh, Tết là dịp để tình người thêm gắn bó.Trên hành trình gắn bó với giá trị thuần Việt, kiên định với slogan "Không gian thanh thản - tình cảm chân thành", Mường Thanh ghi dấu ấn bằng những đóng góp thiết thực cho xã hội. Có thể kể đến việc đầu tư hàng chục tỉ đồng xây trường cấp 3 Nguyễn Du, hàng trăm tỉ đồng cho bệnh viện đa khoa Phủ Diễn, tổ chức các chương trình "Về nguồn", "Xuyên Việt", chiến dịch "Huyền thoại Điện Biên Phủ - Hào khí Mường Thanh" để quảng bá vẻ đẹp đất nước và tôn vinh lịch sử. Hình ảnh những chuyến xe nghĩa tình, nồi bánh chưng lan tỏa yêu thương đã trở thành biểu tượng đẹp của Tập đoàn.Xuân về mang theo hương sắc Mường Thanh, ta thấy thấp thoáng hình ảnh hoa ban trắng, họa tiết thổ cẩm, tà váy Thái, hương rượu táo mèo. Đó là tinh túy núi rừng Tây Bắc, dòng suối nguồn nuôi dưỡng tinh thần Mường Thanh, lan tỏa đến mọi miền Tổ quốc. Mỗi khách sạn Mường Thanh như một đại sứ văn hóa, lồng ghép nét đặc trưng địa phương vào từng chi tiết, tạo nên bức tranh đa sắc màu."Phong Thủy Niên - Tứ Quý Bình" mang lời chúc an khang, thịnh vượng, nhưng sâu xa hơn, đó là câu chuyện về hành trình hơn ba thập kỷ đầy tự hào của Tập đoàn Mường Thanh. Dẫu còn nhiều chông gai, Mường Thanh tự tin giữ vững và phá vỡ kỷ lục "Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Dương", không ngừng đổi mới, phát triển vươn tầm khu vực và thế giới.Hạnh phúc là một hành trình, và Tập đoàn Mường Thanh tự hào viết nên hành trình ấy bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước. Hãy cùng Tập đoàn Mường Thanh đón một mùa xuân chan hòa, mê say thành công, hạnh phúc và cùng nhau viết tiếp câu chuyện về một thương hiệu Việt đầy tự hào mang tên Tập đoàn Mường Thanh. ️
Hoạt động nghệ thuật cả năm dài, vẽ và vẽ, nhưng định thành một khái niệm vẽ tết ở cùng một đề tài, không nhiều họa sĩ đeo đuổi. Ba nhân vật giới thiệu trong bài, mang 3 phong cách - ngôn ngữ - cá tính - tư duy hội họa khác biệt nhau, nhưng mang điểm chung là đều vẽ về tết. Miền tết ấy, là những "phẫu thuật" đến tận cùng vẻ đẹp hoa đào của người được mệnh danh là họa sĩ hoa đào: Nguyễn Hữu Khoa; hay là những gian bếp củi đơn sơ mà ấm nồng, gợi về thời gian khó những cái tết mà họa sĩ Nguyễn Minh từng trải nghiệm thời thơ ấu. Ở một góc tết khác qua tranh lụa, họa sĩ Vũ Thùy Mai lại đem đến kết nối của quá khứ vào hiện tại, với nét đẹp diệu huyền, đậm niềm hoài cổ.Đã hơn 15 năm qua, cứ tết về, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại trình làng cho anh em văn nghệ và người yêu nghệ thuật những tác phẩm hoa đào đặc biệt. Phải gọi là đặc biệt, bởi tác giả là dân làng đào Nhật Tân, sinh ra và lớn lên trong gia đình trồng hoa đào, nên anh có góc nhìn và cách biểu hiện về hoa đào theo ngôn ngữ riêng. Mỗi độ tháng chạp, khi đường đê sông Hồng và quanh làng đào Nhật Tân chen chúc hoa đào đợi người mua chơi tết, họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa lại rong ruổi qua các nhà thân quen chuyện trò, ngắm nghía, cảm nhận và… thấm nét đẹp của đào để đưa vào hội họa.Hữu Khoa bảo: "Cây đào khi nở, từ đào phai, đào bích, nếu nhìn qua chỉ thấy các bông cùng một tông màu, chẳng có gì khác biệt, nhưng nếu dành thời gian quan sát kĩ, sẽ thấy mỗi bông hoa, từng búp lá, đều mang những sắc thái rất riêng, và đều đẹp". Đấy là mới nghe Hữu Khoa tả về hoa, có dịp cùng anh mỗi mùa tết rong chơi các vườn đào, mới thấy đằng sau vẻ đẹp rung rinh, mong manh của sắc hoa, là cả thế giới diệu kỳ được lý giải thật cặn kẽ. Muốn cổ kính, xù xì già nua, hoài cổ… những gốc đào thế là lựa chọn hàng đầu. Rồi đến đào vọt, đào huyền, đào dông, đào cành, đào chậu… chuyển qua màu sẽ có đào bích, đào phai, đào thất thốn… Tất cả cùng là đào nhưng bao điều khác biệt. Những khác biệt cặn kẽ đến chi tiết siêu nhỏ như gân lá, nút hoa, cánh hoa, nhụy vàng… được Hữu Khoa diễn lên toan thành tác phẩm. Vẽ cho giống hoa đào với Hữu Khoa không là điều khó, bởi ngoài bề dày là cư dân làng đào, cùng 15 năm vẽ đào ngày xuân, nhìn lại cả chặng dài sáng tác ấy, thấy rõ những chuyển biến khác biệt, vẫn là rực rỡ, tươi vui, và… rất đào, hiện đại, trẻ trung chứ không bị sa đà vào đặc tả sến súa. Nói về cảm nhận và cách thể hiện đề tài đào xuân bền bỉ sau ngần ấy năm, Hữu Khoa chia sẻ: "Tôi muốn tìm cách thể hiện mới theo từng năm với đề tài hoa đào. Càng về sau, tôi không tập trung miêu tả vào chi tiết như trước, mà chỉ gợi hình để tác phẩm đem lại nhiều cảm nhận cũng như tăng tính đương đại hơn là nghĩ về một tác phẩm hoa đào truyền thống". Miền xuân ấy của họa sĩ Vũ Thùy Mai, với những tưng bừng, rạng rỡ, nhưng không quá chói gắt, va đập của những gam màu mạnh, nóng, mà được biểu hiện theo phong cách đồng hiện, rõ ràng, nên thơ, dịu dàng trên lụa - chất liệu yêu thích trong sáng tác của họa sĩ những năm gần đây. Nhành mai trắng, chậu thuỷ tiên rực nở, mâm trái cây ngũ quả… Những chi tiết gợi về tết được khai thác nhiều trong tác phẩm của Vũ Thùy Mai.Nữ họa sĩ chia sẻ lý do: "Cuộc sống vốn nhiều bộn bề, lo toan, nên khi vẽ, tôi muốn gửi vào đó mong vọng cuộc sống an lành, tươi vui, nhẹ nhàng, thư thái. Không khí của mùa xuân, hoa lá đem lại cho tôi nguồn năng lượng tích cực. Tôi cũng là người yêu thích hoa, quanh cuộc sống của tôi ở gia đình cũng phủ đầy hoa lá". Đi vào chi tiết trong từng tác phẩm hoa xuân của Vũ Thùy Mai, lại thấy những nhấn nhá, kín đáo, e ấp chứ không phô trương, các cổ vật tiêu biểu thuộc các thời kỳ lịch sử gốm Việt, từ gốm hoa nâu thời Lý cho đến gốm hoa lam thời Lê Sơ, cả đồ sứ ký kiểu của triều Nguyễn. Sự kết nối sắc xuân từ hoa lá vào cổ ngoạn, lấp đầy không gian kiến trúc cũng được tinh chọn đậm phong cách thuộc địa từ các biệt thự cổ xưa thời Pháp thuộc, tạo cho từng tác phẩm những nét quen, những cảm xúc hoài niệm, đong đầy tình cảm. Những dắt díu từ cổ xưa vào đương đại, Vũ Thùy Mai cho biết nguyên cớ: "Bố cục các tác phẩm là sự sắp đặt có chủ ý, nhất là mảng tĩnh vật thông qua các hiện vật sưu tầm. Tôi muốn tranh của mình biểu hiện sự tĩnh tại, cổ vật gợi về niềm hoài cổ, còn hoa lá tươi vui là những gì của thực tại. Khi hai chi tiết ấy kết nối vào nhau, cũng cần ở bản thân tôi sự nhẫn nại, chậm rãi, vẽ thong thả, vẽ kỹ… Một bức tranh trung bình tôi mất một đến vài tháng thể hiện, đó cũng là cách tôi tự khiến mình tịnh lại để nhìn cuộc sống chậm hơn, cho tôi sự cân bằng". Nhìn vào miền xuân của Vũ Thùy Mai, thấy ngay ở đó cái rực rỡ của hoa xuân, nắng xuân, của những chỉn chu, quý phái, họa nên một không gian tết có xưa cũ, có hiện đại, tạo nên sự kết nối liền mạch thú vị, đậm nét Việt. Họa sĩ Nguyễn Minh, được bằng hữu trong giới nghệ thuật đặt cho biệt danh là "Minh phố" vì Minh hay vẽ phố. Nhưng một đề tài ngoài phố mà Minh theo đuổi mỗi khi tết về, ấy là vẽ bếp lửa. Nguyễn Minh nêu lý do: "Cứ tầm trước tết khoảng một vài tháng, tôi gác lại mọi thứ, chỉ vẽ đề tài về bếp, đến nay cũng đã hơn 6 năm rồi. Bếp lửa quê đối với tôi là một thời tuổi thơ, là những năm tháng sống với gia đình, ông bà nơi quê xa miền nông thôn. Bếp lửa với tôi là hoài niệm, khi tết về, tôi muốn vẽ lại hoài niệm từ những cảm nghiệm ký ức". Góc bếp của Nguyễn Minh, giản đơn chỉ với bếp lửa hồng, liễn mỡ, siêu nước, nồi bánh chưng, những khúc củi… nhưng khiến nhiều người rưng rưng bởi chạm vào ký ức của một thời thương nhớ. Nguyễn Minh nói thêm: "Ở quê có nhiều trải nghiệm, ký ức, nhưng tôi chọn góc bếp vì đó là nơi đoàn viên của cả gia đình. Nổi lửa là thấy ở đó sự ấm no, là khởi đầu cho ngày mới. Ngày tôi còn nhỏ, tôi được giao việc mỗi sáng phải thổi cơm xong rồi mới ra ngoài, nên nhiều tác phẩm về bếp, tôi đặt là Một ngày mới". Cùng là bếp, nhưng qua từng năm, Nguyễn Minh cũng có những cách thể hiện khác biệt. Bếp buổi nắng sớm, khác với bếp lúc ban chiều, bếp củi cũng là những gì đang hiện hữu, và cũng mất đi khi làng đã lên phố. Vẽ bếp, như để tìm lại chút lặng ngày xuân, tận hưởng những đủ đầy hôm nay và lắng lòng mình lại nhớ về những hoài niệm đẹp, giản đơn nơi bếp củi bập bùng. ️
Tối 15.2, chỉ huy Đội CSGT đường bộ cao tốc số 1 (Đội 1, Cục CSGT Bộ Công an) cho biết, đơn vị vừa lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế có hành vi quay đầu ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai gây mất an toàn giao thông.Cụ thể, sau khi tiếp nhận phản ánh từ mạng xã hội về trường hợp xe ô tô mang biển kiểm soát 30E-364.XX quay đầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Đội 1 đã cử cán bộ xác minh và xác định người vi phạm là anh Trương Ngọc T. (28 tuổi, trú H.Thường Tín, Hà Nội).Làm việc với cảnh sát, anh T. cho biết, khoảng 12 giờ 30 ngày 14.2, anh lái ô tô đi Lào Cai, khi đến Km198 đã cho xe quay đầu vì nhầm đường.Lý giải cho hành động nguy hiểm này, anh T. cho hay, quá trình di chuyển anh có dùng Google Maps nhưng vì không biết xem nên đã đi ngược đường và quay đầu xe."Tôi nhận thức được hành vi của mình là gây mất an toàn giao thông và xin hứa không tái phạm", anh Trương Ngọc T. khẳng định với cảnh sát.Đội 1 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh T. về lỗi quay đầu ô tô trên cao tốc, bị phạt 35 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe. ️