Vì sao có những lời chúc tết không khiến người khác vui?
Tổng thống Panama Jose Raul Mulino nhấn mạnh chủ quyền kênh đào Panama không phải là vấn đề tranh luận sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio vào hôm 2.2."Chủ quyền của Panama không phải tranh cãi, điều đó rất quan trọng. Không có gì phải nghi ngờ, kênh đào Panama là do Panama vận hành và nó sẽ tiếp tục như vậy, tôi không nghĩ có gì thay đổi", ông Mulino nói.Người dân Panama đã xuống đường phản đối chuyến công du của ông Rubio.Lãnh đạo Liên minh Saul Mendez bày tỏ sự không hài lòng với Tổng thống Mỹ Donald Trump."Ông ấy muốn sáp nhập Canada, ông ấy muốn xâm lược Mexico, ông ấy muốn chiếm kênh đào Panama, ông ấy muốn tách Greenland ra khỏi Đan Mạch. Ông Trump đang muốn Thế chiến 3".Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Trump đã nhiều lần khẳng định Washington phải giành lại kênh đào Panama vì tuyến giao thông này đang chịu ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc, và Ngoại trưởng Rubio đã nhắc lại điều này trong cuộc họp.Chính phủ Panama đã kịch liệt phủ nhận việc nhượng quyền vận hành kênh đào cho Trung Quốc, và khẳng định nước này quản lý kênh đào một cách công bằng đối với tất cả hoạt động vận tải biển.Mặc dù kênh đào do Panama quản lý nhưng hai cảng ở hai đầu kênh đào đang được công ty Hồng Kông CK Hutchinson điều hành.Các cảng khác gần đó do các công ty tư nhân từ Mỹ, Singapore và Đài Loan điều hành.Hai bên có quan điểm gần gũi hơn về vấn đề di cư...Tổng thống Mulino đề xuất khả năng mở rộng thỏa thuận hiện có với Mỹ, qua đó có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc trục xuất trực tiếp những người di cư không phải là người Panama băng qua khu vực Darien ở biên giới phía nam Panama giáp với Colombia.Trong vài năm qua, số người từ khu vực này sang Mỹ tăng đột biến.Tuy nhiên, tổng thống Panama mạnh rằng chính phủ Mỹ sẽ phải chi trả chi phí trục xuất.Chuyến đi tới Panama đánh dấu điểm dừng đầu tiên trong chuyến công du của ông Rubio tới một số quốc gia Trung Mỹ cũng như Cộng hòa Dominica trong vài ngày tới.Nhận định Copa America 2021, Argentina vs Paraguay (7g sáng 22.6): Albiceleste tưởng dễ mà khó
Đội tuyển Việt Nam đã thẳng tiến đến chung kết AFF Cup 2024 sau chiến thắng 3-1 trước Singapore ở trận bán kết lượt về tối 29.12 (thắng tổng tỷ số 5-1). Đây là trận chung kết AFF Cup thứ năm trong lịch sử của Việt Nam. Và trước thềm trận đấu quyết định, thầy trò HLV Kim Sang-sik đang có ưu thế cực lớn.Đó là bởi, đội tuyển Việt Nam có nhiều hơn đối thủ ở chung kết 1 ngày nghỉ, đồng thời được đá trận lượt đi trên sân nhà. Trong khi Quang Hải cùng đồng đội đã đá xong trận bán kết lượt về vào tối qua, có trọn vẹn hôm nay để phục hồi và tập luyện nhẹ rồi bước vào tập chiến thuật vào ngày mai (31.12), đối thủ của Việt Nam ở chung kết phải trải qua lịch trình khắc nghiệt hơn nhiều.Đội tuyển Thái Lan (hoặc Philippines) sẽ phải căng mình chiến đấu ở trận bán kết lượt về tối nay (30.12), sau đó di chuyển sang Việt Nam vào ngày 31.12 để chuẩn bị cho trận chung kết lượt đi. Đối thủ của thầy trò HLV Kim Sang-sik ở chung kết sẽ chỉ có 1 ngày chuẩn bị trọn vẹn, ít hơn nhiều so với 3 ngày chuẩn bị trọn vẹn của đội tuyển Việt Nam. Do trận chung kết lượt về diễn ra trên sân khách, nên sau trận chung kết lượt đi, cả hai đội sẽ cùng di chuyển tới địa điểm thi đấu. Không có ưu thế nào cho đội chủ nhà ở trận lượt về, khi cùng phải bước qua lịch trình di chuyển, hồi phục tương đương nhau. Việc có nhiều hơn đối thủ 2 ngày phục hồi và chuẩn bị, cũng như tiết kiệm thời gian di chuyển sẽ mang tới ưu thế thể lực rất lớn cho toàn đội. Khi AFF Cup đã trôi dần về cuối, đội tuyển nào lọt tới chung kết cũng đã mệt nhoài bởi chặng hành trình rất khắc nghiệt, đây là lợi thế rất lớn mà đội tuyển Việt Nam cần nắm lấy.Bên cạnh "địa lợi" với sân Việt Trì đang mang lại vận may cho đội tuyển Việt Nam, "thiên thời" còn đứng về phía học trò ông Kim. Cả Thái Lan và Philippines đều có khí hậu nóng bức ở khoảng thời gian này, đối lập với cái lạnh "cắt da" ở Phú Thọ. Bởi vậy dù đội nào có lọt tới trận chung kết cũng sẽ phải thích nghi với thời tiết lạnh buốt ở phía bắc Việt Nam. Nếu không thích ứng được với chênh lệch nhiệt độ, nguy cơ suy giảm thể lực và sức chiến đấu là khó tránh khỏi. Ở trận chung kết, đội tuyển Việt Nam sẽ có nền tảng thể lực tốt. Vì bên cạnh lịch thi đấu đã hậu thuẫn cho toàn đội ưu thế rất lớn, chiến lược xoay tua của HLV Kim Sang-sik cũng giúp các trụ cột có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục, không phải căng sức trên lịch trình dày đặc.Đơn cử, Hoàng Đức được cho nghỉ sớm ở trận lượt về tối qua, trong khi Quang Hải, Tiến Linh vào sân trong những phút cuối. HLV Kim Sang-sik không ngại xoay tua, dù ở những vị trí hiếm khi bị thay đổi như thủ môn hay trung vệ. Trên hàng công, ngoại trừ Xuân Son "cày đủ" 3 trận đã qua, các vệ tinh xung quanh như Hai Long, Ngọc Quang, Thanh Bình, Vĩ Hào... đều san sẻ thời gian thi đấu. Cách dùng người của HLV Kim Sang-sik mang lại hai ưu điểm: giúp học trò tiết kiệm thể lực để dồn sức cho trận quan trọng nhất, đồng thời toàn đội cũng có diện mạo khó lường khi không phụ thuộc vào bộ khung con người cố định nào. HLV Kim Sang-sik khẳng định "đội tuyển Việt Nam đã chuẩn bị cho chung kết" ngay từ trước trận bán kết lượt đi với Singapore. Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã tính toán kỹ lưỡng. Khi mọi ưu thế đều nằm trong tay, hãy tin đội tuyển Việt Nam sẽ chơi tốt ở hai trận chung kết AFF Cup 2024. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Bác sĩ Trình Văn Hải - Bệnh viện FV: Vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió
tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước thuộc TP.HCM và các tổ giúp việc cho ban.Ban chỉ đạo có 48 thành viên do Chủ tịch Phan Văn Mãi làm trưởng ban. Phó trưởng ban thường trực là bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM. Các phó trưởng ban còn lại là 5 Phó chủ tịch UBND TP.HCM và Giám đốc Sở Nội vụ.Thành viên ban chỉ đạo làm giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.HCM.Bên cạnh đó, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng thành lập tổ giúp việc ban chỉ đạo về sắp xếp bộ máy do ông Nguyễn Bắc Nam, Phó giám đốc Sở Nội vụ là Tổ trưởng. Còn tổ giúp việc về xây dựng, giải quyết chế độ, chính sách do bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Phó giám đốc Sở Nội vụ làm Tổ trưởng.Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể, xin chủ trương phương án tổng thể sắp xếp, tổ chức lại các tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập.Đồng thời, xây dựng đề án và ban hành các quyết định sắp xếp, tổ chức lại tổ chức hành chính, cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập; bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Bên cạnh đó, nghiên cứu, tham mưu các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp theo quy định của Chính phủ và quy định của bộ, ngành, thành phố.Tại phiên họp cuối tháng 12.2024, Thành ủy TP.HCM thống nhất phương án UBND TP.HCM giảm từ 21 sở còn 15 sở (giảm gần 30%), còn 2 cơ quan hành chính và 32 đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép giữ lại Sở An toàn thực phẩm theo Nghị quyết số 98/2023 của Quốc hội. Nếu phương án này được Trung ương thông qua, UBND TP.HCM sẽ có 16 sở.Theo lộ trình 9 bước do Sở Nội vụ TP.HCM đề xuất, giữa tháng 1.2024 HĐND TP.HCM xem xét thông qua và ban hành các quyết định, nghị quyết tổ chức lại, hợp nhất, sáp nhập các cơ quan đơn vị.Đến giữa tháng 2.2025 sẽ hoàn tất việc sắp xếp, ổn định hoạt động. Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM, Bộ Nội vụ kết quả thực hiện sắp xếp bộ máy trong tuần cuối cùng của tháng 2.2025.
Cụ thể, quy định này làm phát sinh chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm chăn nuôi trong nước, vốn hiện nay đã đang rất cao so với các nước phát triển. Chỉ tính riêng kinh phí chi cho hoạt động kiểm kê, thì hằng năm mỗi cơ sở chăn nuôi mất từ 100 - 150 triệu đồng; chưa kể các cơ sở thuộc diện này phải thực thi hạn ngạch buộc phải cắt giảm khí nhà kính hàng năm. Nếu không đạt (về cơ bản là không đạt) sẽ bị xử lý vi phạm, gây không ít khó khăn cho người chăn nuôi và phát sinh các tiêu cực không đáng có.
Những tấm lòng vàng 4.7.2022
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.