Thái Lan muốn gì khi cấp tốc miễn thị thực cho khách Trung Quốc?
Sáng 15.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh (H.Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết chính quyền địa phương đang huy động các đoàn thể và kêu gọi bà con đến hỗ trợ chủ một trang trại trên địa bàn tiêu thụ và xử lý 8.000 con gà chết ngạt do gặp sự cố mất điện.Theo ông Dung, hơn 23 giờ ngày 14.3, anh Trần Quốc Thế (ngụ tại thôn 12, xã Hà Linh) ra kiểm tra chuồng trại thì phát hiện gà nằm chết la liệt. Nguyên nhân được xác định là do sự cố mất điện khiến gà bị chết ngạt.Khi phát hiện, mặc dù chủ trang trại lập tức nổ máy phát điện nhưng do hệ thống làm mát hư hỏng nên không thể cứu vãn được đàn gà."Trang trại của vợ chồng anh Thế xây dựng trên đất vườn đồi của gia đình với quy mô khoảng 12.000 con gà. Số gà này chủ trang trại nuôi được 3 tháng, đạt trọng lượng 2 - 2,5 kg/con. Hiện tại, người dân và các đoàn thể trên địa bàn đang chung tay hỗ trợ chủ trang trại xử lý số gà bị chết ngạt. Những con nào mới chết, còn tươi thì bán cho các trang trại nuôi chồn làm thức ăn, còn những con nào bị hôi thối thì đưa đi tiêu hủy", ông Du nói.Anh Thế cho hay, vợ chồng anh mở trang trại nuôi gà từ 2023 cho đến nay. Tuy nhiên, sự cố chập điện đã làm gần 8.000 con gà bị chết với tổng trọng lượng hàng tấn, thiệt hại ước tính khoảng 1 tỉ đồng."Do sự cố xảy ra giữa đêm nên vợ chồng tôi không kịp trở tay, phần lớn số gà chết cũng không thể làm sạch để bán thịt nhằm vớt vát chút vốn liếng. Hiện nay, bà con nhân dân cũng đến rất đông để hỗ trợ gia đình", anh Thế buồn bã.Để du lịch TP.Vũng Tàu vươn xa, bay cao
Ngày 10.3, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Võ Minh Nhựt với tổng số tiền 405 triệu đồng về hành vi xử lý chất thải nguy hại khi không có giấy phép môi trường theo quy định; mua chất thải nguy hại từ cá nhân khi không có chức năng xử lý chất thải theo quy định.UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng ban hành quyết định xử phạt ông Võ Duy Thanh và ông Tống Phương Bằng (cả 3 người đều ở TP.Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) mỗi người 205 triệu đồng vì đã thực hiện hành vi mua chất thải nguy hại từ cá nhân khi không có chức năng xử lý chất thải theo quy định.Nhu Thanh Niên thông tin, sau thời gian theo dõi, chiều 6.12.2024, Công an H.Châu Đức phối hợp Công an xã Cù Bị bắt quả tang nhóm người đang có hành vi tái chế nhớt thải trong một nhà xưởng được làm bằng tôn. Tại đây, có 5 công nhân đang làm việc.Tại hiện trường có 2 xe tải chở nhiều can a xít và nhiều bao hóa chất. Kiểm đếm tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện có khoảng 22.000 lít dầu nhớt thành phẩm, 5.000 lít nhớt thải chưa qua tái chế được đựng trong các phuy lớn, 130 can a xít, 10 bao hóa chất cùng các dụng cụ để phục vụ việc nấu nhớt.Qua điều tra, Công an H.Châu Đức xác định cơ sở trên do ông Võ Minh Nhựt thuê đất, làm nhà xưởng để tái chế nhớt thải từ tháng 10.2024.
Bán điện cho nhà hàng xóm: Doanh nghiệp được, hộ gia đình thì không
Đáng chú ý, nội thất Teramont có đến 17 hộc đựng đồ bố trí quanh xe, nhiều cổng sạc kết nối điện thoại, đèn viền nội thất Ambient Lighting. Điều hòa trên xe 3 vùng độc lập với khả năng làm lạnh nhanh và sâu. Không gian nội thất thông thoáng hơn với cửa sổ trời toàn cảnh panoramic.
Nhiều chủ xe chọn cách độ mâm để giúp tăng tính thẩm mỹ và tạo sự khác biệt cho ngoại hình ô tô. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ "đẹp mã" này, việc thay đổi mâm có thể đi kèm với nhiều vấn đề ảnh hưởng đến trải nghiệm lái và độ an toàn.Đa phần, nhiều chủ xe thường lựa chọn độ mâm kích thước lớn hơn so với mâm zin (mâm nguyên bản), khiến thành lốp mỏng hơn, làm giảm khả năng hấp thụ dao động và giảm sự êm ái cho người ngồi trên xe. Một số bộ mâm độ có trọng lượng nặng hơn so với mâm nguyên bản từ nhà sản xuất, dẫn đến xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.Bên cạnh đó, nếu thông số mâm không phù hợp, xe có thể bị mất ổn định khi lái xe vào cua, ảnh hưởng đến hệ thống lái và thậm chí làm sai lệch tốc độ thực tế. Đáng lo ngại hơn, một số loại mâm độ giá rẻ, không đạt tiêu chuẩn có thể bị nứt hoặc gãy khi di chuyển ở tốc độ cao, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Thu hút vốn FDI của ĐBSCL chưa bằng ¼ tỉnh Quảng Ninh
Trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Cục Cảnh sát kinh tế (C03) Bộ Công an đề nghị truy tố 41 bị can ở 6 nhóm tội danh. Trong đó Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu "Pháo") Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị đề nghị 3 tội.Với tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, C03 cáo buộc bị can Hậu đã gây thiệt hại 504,5 tỉ đồng tài sản nhà nước. Ở tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Hậu gây thiệt hại 459 tỉ đồng. Để được lãnh đạo các địa phương tạo điều kiện, giúp Hậu làm dự án, bị can này đã đưa hối lộ tổng số tiền 132 tỉ đồng (gồm 72,5 tỉ đồng và 2,6 triệu USD) cho 9 người.Tại tỉnh Vĩnh Phúc, bà Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Bí thư Tỉnh ủy nhận 25 tỉ đồng và 1 triệu USD; ông Lê Duy Thành, cựu Chủ tịch UBND tỉnh nhận 20 tỉ đồng và 1,3 triệu USD; ông Phạm Hoàng Anh, cựu Phó bí thư Thường trực tỉnh ủy nhận 400 triệu đồng và 20.000 USD; ông Nguyễn Văn Khước, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD; ông Chu Quốc Hải, cựu Giám đốc Sở TN-MT nhận 100 triệu và 20.000 USD; ông Hoàng Văn Nhiệm, cựu Phó giám đốc Sở Tài chính nhận 3 tỉ đồng và 20.000 USD.Tại Quảng Ngãi, ông Đặng Văn Minh, cựu Giám đốc Sở GTVT nhận 22,6 tỉ đồng và 240.000 USD. Trong đó, ông Minh hưởng lợi 10,6 tỉ đồng và 40.000 USD, đưa 6 tỉ đồng và 40.000 USD cho ông Cao Khoa, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; đưa 6 tỉ đồng cho ông Lê Viết Chữ, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh.Nhóm 17 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Phạm Ngọc Cương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 459 tỉ đồng liên quan 10 gói thầu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi. Người gây thiệt hại ít nhất là Nguyễn Xuân Nhâm, cựu Hiệu trưởng Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc, với số tiền 3,1 tỉ đồng.Các bị can Phạm Văn Vọng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Phùng Quang Hùng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Hòa Bình, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ làm thiệt hại 289 tỉ đồng.Cùng tội này, ông Cao Đại Nghĩa, cựu Phó trưởng phòng Giá đất (thuộc Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất, Bộ TN-MT); Đinh Thị Thu Hương, cựu Trưởng phòng Giá đất bồi thường tái định cư (thuộc Chi cục Quản lý đất đai, Sở TN-MT Vĩnh Phúc) và Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty Nam Hà bị cáo buộc gây thiệt hại 200 tỉ đồng. Ông Đỗ Doãn Khánh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ gây thiệt hại gần 55 tỉ đồng trong 4 gói thầu và ông Ngô Đức Vượng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, gây thiệt hại 33 tỉ đồng tại 3 gói thầu.Trong nhóm 5 bị can bị đề nghị tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có bà Nguyễn Thị Hằng, cựu Phó tổng giám đốc Tập đoàn Phúc Sơn, bị cáo buộc gây thiệt hại nhiều nhất với 485 tỉ đồng tiền thuế.Riêng bị can Đặng Trung Hoành, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít (Vĩnh Long) bị đề nghị tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, hưởng lợi 810 triệu đồng.Quá trình điều tra, C03 đã kê biên 1.440 bất động sản, phong tỏa 43 tài khoản và sổ tiết kiệm của các bị can. Thu giữ 41,5 tỉ đồng, 534 lượng vàng SJC và 1,1 triệu USD; các bị can và người liên quan đã nộp khắc phục 118 tỉ đồng và 900.000 USD.Theo C03, ngoài 41 bị can bị đề nghị truy tố, một số cá nhân có hành vi vi phạm ở các mức độ khác nhau nhưng chưa đủ căn cứ hoặc chưa đến mức xem xét trách nhiệm hình sự, nhưng cơ quan này đã có văn bản kiến nghị cơ quan chủ quản xử lý nghiêm theo quy định.Ngoài ra, quá trình điều tra, C03 còn xác định có dấu hiệu sai phạm của cá nhân liên quan. Song do thời hạn điều tra đã hết, C03 tách thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi sai phạm của cá nhân này để tiếp tục điều tra, xử lý sau.