Tuyển lao động sang Hàn Quốc sản xuất, xây dựng, làm nông nghiệp
Vợ chồng anh Vũ Hữu Hùng và chị Phạm Thiên Trang (cùng 34 tuổi), ngụ tại khu đô thị Gamura, Q.Hoàng Mai, TP.Hà Nội, đã gây “sốt” với vườn hồng trị giá hơn 200 triệu đồng trên sân thượng. Khu vườn này rộng khoảng 60 m2, thêm các ban công tầm 15 m2 gồm các loại hoa hồng như: Lafont, Tranquility,… khiến hội yêu hoa choáng ngợp.Vườn hồng này vợ chồng anh đầu tư cả hệ thống tưới tiêu, chậu và cây giống đến nay khoảng trên dưới 200 triệu đồng. Các chậu trồng hoa hồng thường có giá từ 500.000 đến 2.000.000 đồng. Thậm chí, có chậu đắt nhất khoảng 5.000.000 đồng. Anh Hùng cho biết vườn hồng này bắt nguồn từ sở thích của vợ mình. “Vợ mình mê hoa từ nhỏ nên đã sưu tầm và chơi rất nhiều loại hoa. Tuy nhiên, tới năm 2020, khi xây xong nhà, mình muốn tạo niềm vui cho vợ nên đầu tư trồng nguyên một vườn hồng ở nhà như hiện tại”, anh Hùng nói. Theo anh Hùng, ở nhà, cả hai vợ chồng cùng nhau chăm sóc vườn hồng. Hôm nào vợ bận, anh Hùng sẽ tưới và cắt tỉa. “Vườn hồng nhà mình trồng trên cao và diện tích khá hẹp nên việc chăm sóc, di chuyển và bê vác khá phức tạp. Để chăm sóc dễ dàng, mình phải thiết kế hệ thống tưới tiêu thông minh và các giá kê cây cho gọn gàng”, anh Hùng kể tiếp. Kỷ niệm đáng nhớ nhất của vợ chồng anh là lần đầu bê vác cây lên sân thượng để trồng. Khi ấy, hai vợ chồng cùng các bác làm vườn bê vật dụng từ sáng đến tối mịt mới hoàn tất. “Bê xong hai đứa mỏi nhừ hết tay chân. Nhưng vì chiều lòng bà xã, sáng hôm sau mình vẫn dậy sớm để trồng và sắp xếp cây cho gọn gàng. Khi ngủ dậy, vợ rất bất ngờ và còn cảm ơn mình nữa”, anh Hùng chia sẻ. Anh Hùng cho biết vườn hồng của nhà anh đa số chọn các loại dễ chăm sóc, có hoa thơm và ra nhiều hoa. Trong đó, cũng có một số giống được rất nhiều bạn yêu hoa rất thích như: Lafont, Tranquility, Claude Monet, Molineux, Our Lady, Juliet, Molica, Blue Storm,... “Đây là ước mơ của vợ nên mình cố gắng giúp bà xã hoàn thành. Trước đó, khi còn ở nhà thuê, cô ấy chỉ trồng một vài cây nhỏ ở ban công cho thỏa đam mê thôi. Mỗi lần về quê, vợ cũng mua các loại cây về cho ông bà trồng. Khi có nhà mới, mình mới nói: “Đây là lúc em thực hiện đam mê rồi” và làm vườn hồng trên sân thượng cho vợ thỏa niềm mong ước”, anh Hùng kể. Anh Hùng nói chăm sóc một vườn hồng khá cực nhưng thành quả và niềm vui bạn nhận được thực sự rất xứng đáng. Vì thế, nếu bạn yêu thích hoa hồng, thì hãy bắt tay ngay vào thực hiện nó. “Để có một vườn hồng đẹp, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về các loại giống, cách trồng và chăm sóc thật bài bản. Sau đó, tìm một nhà vườn uy tín với chất lượng giống tốt để đồng hành cùng mình. Chơi hoa hồng cũng là một quá trình, từ mới bắt đầu, cứ học hỏi và rút kinh nghiệm dần thì bạn sẽ sớm gặt hái nhiều... quả ngọt thôi”, anh Hùng bộc bạch.Mỗi ngày, hai vợ chồng anh dành khoảng 1 - 1,5 giờ đồng hồ để chăm sóc vườn cây. Việc này giúp cả hai thư giãn và xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng. Ngoài ra, anh Hùng nói rằng vườn cây này còn giúp vợ có không gian riêng cho bản thân.Chị Trang cho biết vườn hồng là nơi giúp gia đình gắn kết và gần gũi hơn. “Khi thì hai vợ chồng cùng nhau chăm sóc cây cối, lúc thì có các con tưới nước và cắt tỉa giúp bố mẹ. Khi thì cả nhà cùng nhau chụp những bức ảnh bên vườn hồng. Vườn hồng cũng là nơi giúp các con mình gần gũi với thiên nhiên, học cách chăm sóc cây cối và bảo vệ môi trường”, chị Trang chia sẻ.Chị Trang nhớ nhất món quà mà chồng tặng. Khi ấy, khu vườn khá lộn xộn, thấy vợ không vui nhưng lại quá bận rộn để sắp xếp, anh Hùng đã âm thầm thiết kế và nhờ thợ làm một hệ thống giá kê cây, mang đến cho vợ một sự bất ngờ. "Khi về nhà, thấy vườn hoa đã gọn gàng, mình vui lắm. Cám ơn ông xã rất nhiều", chị Trang hào hứng kể lại.Theo anh Hùng, khu vườn hồng trên sân thượng độc đáo này đã ghi dấu tình yêu của hai vợ chồng. Vườn hồng được bắt đầu được trồng sau khi vợ chồng về nhà mới, khi đó bà xã anh Hùng cũng mới sinh em bé. “Đây là căn nhà mặt đất đầu tiên và cũng là vườn hồng sân thượng đầu tiên của hai vợ chồng mình nên rất đặc biệt. Ngoài những giá trị vật chất, vườn hồng giúp gia đình mình có khoảng thời gian thư thái sau những giờ làm việc căng thẳng, mọi người gắn kết hơn, con cái được gần gũi với thiên nhiên và thêm nhiều trải nghiệm. Chăm sóc vườn hồng mình nhận ra: khi có tình yêu đủ lớn thì hoa sẽ nở. Bất kỳ việc gì, với mối quan hệ nào, mình cứ chân thành, tận tâm và chăm chỉ mỗi ngày sẽ sớm thu được hoa thơm, trái ngọt thôi”, anh Hùng nói.Có biển cấm nhưng vẫn đổ rác
Tết Nguyên tiêu (còn gọi là Tiết Thượng Nguyên, tiết hoa đăng…) là một trong những lễ hội cổ truyền, có từ lâu đời. Vào ngày này, đồng bào Việt - Hoa, thường đến chùa để cầu cho một năm bình an, phát lộc.Lễ hội Nguyên tiêu tại khu vực Chợ Lớn (Q.5, TP.HCM) năm 2025 có nhiều hoạt động, diễn ra xuyên suốt dịp rằm tháng giêng, tập trung nhiều nhất ở các hội quán của người Hoa.Phần lễ hội được người dân và du khách mong chờ nhất chính là hoạt động diễu hành đường phố. Đoàn diễu hành bắt đầu từ 16 giờ 30 và kéo dài đến 18 giờ 30 cùng với sự tham gia của 1.000 diễn viên quần chúng thuộc các hội quán người Hoa, các đoàn lân - sư - rồng của ba quận: 5, 6 và 11.Lộ trình diễu hành đi các con đường Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm - Lão Tử - Lương Nhữ Học - Nguyễn Trãi - Trần Xuân Hòa, Trần Hưng Đạo và kết thúc tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao Q.5. Đây là hoạt động thu hút nhiều người dân và du khách đến xem, trải nghiệm mỗi dịp Nguyên tiêu tại TP.HCM hàng năm.Khoảng 15 giờ, dọc hai bên các con đường hàng ngàn người đã có mặt chờ đoàn diễu hành trong tâm trạng háo hức. Khi đoàn diễu hành xuất phát, nhiều người dân tỏ ra vui mừng, cầm điện thoại quay phim. Chị Nguyễn Thị Kim Thanh (ngụ Q.10, TP.HCM) cho biết, đã có mặt ở đường Lương Nhữ Học từ 14 giờ để chờ đợi. Năm nay chị cùng chồng và con cùng đến để xem biểu diễn kết hợp đi chùa vào ngày rằm tháng giêng."Tôi thấy hoạt động này ý nghĩa, mang đậm đà bản sắc văn hóa khu Chợ Lớn này. Hy vọng năm sau tôi cũng sẽ đến đây để xem diễu hành một lần nữa", chị Thanh chia sẻ. Trương Khiết (25 tuổi), một diễn viên có 10 năm tham gia lễ hội này cho biết, đây là mùa lễ hội cô chờ đợi nhất trong năm. "Bởi mỗi năm tôi được hóa trang, biểu diễn một lần duy nhất, sau đó phải chờ đến năm sau. Năm nay tôi lại hóa trang thành Tàu Quốc Cữu, một nhân vật trong Bát Tiên, thần thoại của Trung Quốc", Trương Khiết nói.Khít nói thêm khi diễu hành cô phải phủ trên mình nhiều lớp áo, đi cà kheo trong suốt nhiều giờ. Do đó, trước khi biểu diễn phải tập đi cà kheo rất lâu, kèm trang điểm đến hơn 2 tiếng. Trong khi đó, các đoàn lân – sư - rồng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dân và du khách. Đại diện đoàn lân - sư rồng Nhơn Nghĩa Đường cho biết, năm nay mang đến lễ hội này cặp rồng kim ngân và cặp lân đỏ - vàng. Mục đích mang nhiều may mắn, phát tài và thịnh vượng cho mọi người trong năm mới. Anh Đào Duy Long, đoàn lân - sư - rồng Long Nhi Đường cho biết năm nay mang đến lễ hội con rồng 7 màu. Với màu hồng chủ đạo từ đầu đến đuôi, các màu sắc khác được trang điểm làm vẩy tô thêm vẻ hiện đại, tươi mới so với các năm trước.
Người dân TP.HCM thả diều, ngắm hoàng hôn tại khu đất 'triệu đô' dịp nghỉ lễ
Ngày 6.3, UBND H.Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp điều tra làm rõ vụ 174 cây thông 3 lá hàng chục năm tuổi tại Tiểu khu 614 (xã Lộc Ngãi, H.Bảo Lâm) bị đầu độc bằng hóa chất đang chết khô.Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm cho biết đã phối hợp với các cơ quan chức năng, khám nghiệm hiện trường vụ việc. Rừng thông 3 lá bị khoan lỗ, đổ hóa chất đầu độc chết khô thuộc lâm phần quản lý, bảo vệ của Công ty CP Hà Phong (đóng tại thôn 13, xã Lộc Ngãi), sát cạnh vườn cà phê xanh tốt của người dân.Thống kê có tổng cộng 174 cây thông 3 lá trên diện tích khoảng 2 ha bị "lâm tặc" đầu độc chết khô không thể cứu chữa; khối lượng gỗ bị thiệt hại ước tính 291 m3. Cơ quan kiểm lâm nhận định vụ đầu độc hàng trăm cây thông 3 lá là để chiếm đất trồng cà phê. Tại hiện trường, có phần diện tích rừng thông bị đầu độc đã được trồng xen cây cà phê.Cũng theo Hạt Kiểm lâm H.Bảo Lâm, vụ đầu độc rừng thông này được cơ quan chức năng phát hiện vào ngày 14.2. Qua điều tra bước đầu, các đối tượng "lâm tặc" lợi dụng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong khoảng thời gian từ 26 đến 28 Tết để khoan lỗ đầu độc rừng thông. Sau khi phát hiện, Hạt Kiểm lâm và Công ty CP Hà Phong triển khai các biện giải độc để cứu chữa rừng thông nhưng bất thành.Sau khi nắm được vụ việc, UBND H.Bảo Lâm giao các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với UBND xã Lộc Ngãi, Công an xã và Công ty CP Hà Phong khẩn trương điều tra, xác định thủ phạm vụ phá rừng. Yêu cầu UBND xã Lộc Ngãi và Công ty CP Hà Phong hoàn thiện báo cáo xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ đầu độc rừng thông.
Theo các chuyên gia, giá heo hơi tăng do thời gian gần đây Chính phủ liên tục chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường chống heo, bò, gà nhập lậu qua biên giới. Điều này giúp nguồn cung trong nước được cải thiện. Với mức giá hiện nay, nhiều người chăn nuôi đã bắt đầu tái đàn. Giá heo giống duy trì mức cao, miền Bắc lên đến 1,55 triệu đồng/con (7 - 10 kg), miền Trung là 1,38 triệu đồng/con và miền Nam từ 1,2 - 1,48 triệu đồng/con.
Lên 'cổng trời' xây nhà giúp dân
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.