Khổ vì công trình ngổn ngang
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0.Hãng ô tô đầu tiên trên thế giới xuất xưởng 6 triệu xe điện, Plug-in hybrid
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Lên núi Bà Đen gặp ca sĩ nổi tiếng, 'giải nhiệt' với màn pháo hoa mãn nhãn
Sáng 30.12, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức lễ công bố thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh và công bố các quyết định về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn trực thuộc Đảng bộ tỉnh trên cơ sở sáp nhập Đảng bộ H.Nông Sơn vào Đảng bộ H.Quế Sơn.Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam quyết định chuyển giao Đảng bộ H.Nông Sơn về Đảng bộ H.Quế Sơn, gồm 41 tổ chức cơ sở đảng và 1.141 đảng viên.Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Bí thư, Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn khóa XXV (nhiệm kỳ 2020 - 2025).Ban Chấp hành Đảng bộ H.Quế Sơn mới có 61 người. Ông Đinh Nguyên Vũ, Bí thư Huyện ủy Quế Sơn cũ, giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới. Ngoài ra, các ông Nguyễn Văn Hòa, Võ Văn Nhàn và Ngô Văn Sỹ giữ chức vụ Phó bí thư Huyện ủy Quế Sơn mới.Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam cũng ban hành quyết định điều động ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch UBND H.Quế Sơn, đến nhận công tác tại UBND tỉnh từ ngày 1.1.2025.Đồng thời, giao Ban Cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm ông Nguyễn Phước Sơn giữ chức vụ Phó giám đốc Ban quản lý dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam.Như vậy, sau khi công bố thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn sau sáp nhập, hiện nay vị trí Chủ tịch UBND H.Quế Sơn mới vẫn chưa có nhân sự.Phát biểu tại lễ công bố, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho rằng việc sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn là để tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất của 2 địa phương. Không phải phép cộng đơn giản, mà là nhân lên sức mạnh tổng hợp của ý Đảng lòng dân, cơ hội để H.Quế Sơn tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển; thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mới…Theo ông Triết, thành lập Đảng bộ H.Quế Sơn sẽ tạo sự cân đối, hài hòa hơn trong phân bố dân cư, góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, giúp bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; nâng cao chất lượng, trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân.Mới đây, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025.Theo nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị nhập toàn bộ diện tích tự nhiên 471,64 km2 (quy mô dân số 35.438 người) của H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn.Sau khi nhập, H.Quế Sơn có diện tích tự nhiên 729,10 km2, quy mô dân số 139.566 người.Sau khi nhập H.Nông Sơn vào H.Quế Sơn, huyện mới này có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 15 xã và 3 thị trấn (Đông Phú, Hương An, Trung Phước).
“Madarious Gibbs là một hậu vệ dẫn bóng cừ khôi. Với tốc độ ấn tượng, cậu ta có thể ghi điểm, kiến tạo, tranh bóng và phòng thủ. Kỹ năng điều khiển bóng xuất sắc và tầm quan sát rộng là vũ khí để chàng hậu vệ này có thể dễ dàng xâm nhập hàng phòng ngự để ghi điểm hoặc kiến tạo ở phạm vi toàn sân. Cậu ta cũng thành thạo những pha dứt điểm treo bóng bổng vào rổ (floater) và có thể ném ba ở khoảng cách xa”, chuyên trang bóng rổ Play2Win Basketball nhận xét.
Cột sắt giữa tim đường
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.