Ký hợp đồng mua bán nhà đất tại ủy ban hay công chứng?
Trước thông tin Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi giao UBND quận 10 khẩn trương hoàn thiện khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo góp ý của Sở TN&MT đối với dự án xây dựng mới cụm Chung cư Ngô Gia Tự trước ngày 25.2.2025. Nhiều cư dân bày tỏ suy nghĩ liên quan đến dự án này. Chung cư Ngô Gia Tự được xây từ năm 1968, bao gồm 17 lô chung cư và 2 lô đã giải tỏa. Mỗi chung cư có thiết kế 3 tầng lầu và 1 tầng trệt. Hiện trạng chung cư đang xuống cấp.Với một số cư dân sinh sống tại đây, việc xuống cấp của các hạng mục tại chung cư tuy có ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống của họ, thế nhưng do đã quá quen thuộc với cuộc sống nơi đây, nên họ vẫn chọn cách gắn bó lâu dài. Bà Lê Thị Ngọc Danh sinh sống tại chung cư này đã 50 năm qua, với bà ở đây không chỉ có kỷ niệm mà còn là nơi giúp bà cũng như những cư dân khác kiếm sống, có thu nhập ổn định. Đặc biệt, bà Danh cho hay, mình rất quan tâm tới việc chính sách bồi thường và tái định cư để sau này có thể tiếp tục cuộc sống mới.Đối với dự án cải tạo cụm chung cư Ngô Gia Tự đã được UBND Q.10 đưa vào kế hoạch nhiều năm nay. Tuy nhiên, việc triển khai dự án vẫn chưa được thực hiện do ngân sách hạn hẹp, nên chủ trương hiện tại là mời gọi nhà đầu tư để huy động vốn từ doanh nghiệp. Đồng thời, Chủ tịch UBND TP.HCM đã giao giám đốc Sở Xây dựng khẩn trương hoàn tất công tác kiểm định chất lượng chung cư trong tháng 6.2025.Bên cạnh đó, nghiên cứu các quy định pháp luật và kinh nghiệm của một số địa phương để hướng dẫn UBND Q.10 lập quy hoạch chi tiết 1/500 để xây dựng các nhiệm vụ, chỉ tiêu quy hoạch cụ thể và mời gọi nhà đầu tư có kinh nghiệm nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Thực hiện trước ngày 28.2.'Lời nguyền tuổi 35' đối với người lao động Trung Quốc
Theo The Korea Times dẫn thông báo gửi tới giới truyền thông, PSS cho biết cả lãnh đạo và phó lãnh đạo của cơ quan này là các ông Park Chong-jun và Kim Seong-hoon đều không thể rời khỏi vị trí của mình "dù chỉ trong thời gian ngắn", với lý do tình hình an ninh đối với Tổng thống Yoon đang ở mức nghiêm trọng. PSS cho hay họ đang phối hợp với cảnh sát để sắp xếp lại lịch trình thẩm vấn.Trước đó, Văn phòng Điều tra tham nhũng dành cho quan chức cấp cao (CIO) ngày 3.1 tìm cách thực thi lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol liên quan vụ áp đặt thiết quân luật vào tháng 12.2024. Tuy nhiên, CIO đã dừng nỗ lực này sau cuộc đối đầu căng thẳng với các quan chức và binh sĩ thuộc PSS trong khoảng 6 giờ.Theo Yonhap, khoảng 200 nhân viên an ninh đã lập "bức tường người" chặn lối vào dinh thự Tổng thống và buộc các điều tra viên phải rời đi mà không thể thực thi lệnh bắt giữ. PSS sau đó lên tiếng phản đối, tuyên bố sẽ có hành động pháp lý đối với những gì họ gọi là "hành vi xâm nhập trái phép" của lực lượng điều tra.CIO dự kiến sẽ thực hiện một nỗ lực khác để bắt giữ Tổng thống Yoon sớm nhất là vào ngày 5.1 theo các cáo buộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực. Thời hạn cuối để bắt giữ ông Yoon là ngày 6.1. CIO cũng một lần nữa kêu gọi quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok chỉ đạo nhóm an ninh của tổng thống hợp tác để tiến hành lệnh bắt giữ.Khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc tiếp tục leo thang sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol bị Quốc hội luận tội vào cuối năm 2024. Diễn biến mới nhất phản ánh sự đối đầu căng thẳng giữa các cơ quan thực thi pháp luật và lực lượng an ninh tổng thống, làm dấy lên nhiều tranh cãi về tính thượng tôn pháp luật cũng như những tác động sâu rộng đối với cục diện chính trị của Hàn Quốc trong giai đoạn đầy biến động này.
SGP có chức vô địch ĐTDV thứ 6
Khai thác bệnh sử, bà D. cho biết sau khi bị đau bụng có đi khám ở một phòng khám gần nhà và uống thuốc nhưng cơn đau vẫn không giảm. Lo lắng vì tình trạng của bà ngày càng nặng hơn, người nhà đã nhanh chóng đưa bà vào Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An cấp cứu.Ngày 22.2, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Vũ An (Trưởng khoa Ngoại tổng quát - Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Long An) cho biết, qua thăm khám, chỉ định thực hiện các xét nghiệm, siêu âm và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, kết quả kiểm tra phát hiện có dị vật cản quang dạng hình que xuyên bờ cong dạ dày, kèm tụ ít bọt khí và thâm nhiễm mỡ xung quanh. Người bệnh được chẩn đoán viêm phúc mạc do dị vật xuyên thủng dạ dày và chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật, đồng thời khâu lại lỗ thủng.Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp phẫu thuật thám sát thấy dị vật xương cá mặt trước trong bờ cong nhỏ, dịch đục và mạc nối lớn bao quanh. Các bác sĩ đã tiến hành gắp dị vật và sau đó khâu kín lỗ thủng.Sau một tuần điều trị, tình trạng sức khỏe người bệnh dần ổn định, không còn đau bụng, vết mổ khô, ăn uống tốt, được xuất viện về với gia đình và tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ.Bác sĩ An cho biết, hóc xương cá là tai nạn thường gặp khi ăn uống nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Khi vô tình nuốt phải, xương cá có thể mắc kẹt ở cổ họng, gây đau rát và khó chịu. Trong một số trường hợp, xương tiếp tục di chuyển xuống đường tiêu hóa. Với đầu sắc nhọn, xương cá có thể xuyên thủng thành dạ dày hoặc ruột non, gây viêm nhiễm, xuất huyết và nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến viêm phúc mạc, sốc nhiễm trùng, thậm chí tử vong.Bác sĩ An khuyến cáo người dân nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm có xương như thịt, cá. Loại bỏ tất cả xương trước khi ăn, với cái xương giòn, nhỏ cũng cần nhai kỹ, chậm rãi, không nên chủ quan với các xương dù nhỏ. Đặc biệt với người già và trẻ nhỏ, phản xạ nhai nuốt kém hơn cần đặc biệt cẩn trọng. Khi rơi vào các trường hợp như đau bụng âm ỉ kéo dài không giảm, hay bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Không nên chủ quan, tự ý xử lý bằng cách nuốt cơm hoặc uống nước nhiều với niềm tin xương tự trôi xuống. Đây là quan niệm sai lầm có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chiều 4.1, T.Ư Đoàn, T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam đã tổ chức tọa đàm Nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt", với sự tham dự của anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam.Tọa đàm được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội, kết nối với 30 điểm cầu trực tuyến trên cả nước, thu hút gần 3.000 học sinh, sinh viên tham gia. Chủ trì tại điểm cầu Hà Nội có anh Nguyễn Tiến Hưng, Phó chủ tịch T.Ư Sinh viên Việt Nam, Phó bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP.Hà Nội.Phát biểu tại chương trình, anh Nguyễn Minh Triết cho biết, danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" là danh hiệu cao quý của phong trào "Sinh viên 5 tốt" với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, tình nguyện tốt, hội nhập tốt. Trải qua 2 nhiệm kỳ hình thành và phát triển, phong trào "Sinh viên 5 tốt" đã thu hút đông đảo sinh viên đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu, khẳng định được vai trò đồng hành, hỗ trợ của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam trong quá trình học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng, thực trạng triển khai phong trào vẫn còn nhiều hạn chế. "Nhiều sinh viên vẫn đặt câu hỏi tham gia phong trào "Sinh viên 5 tốt" thì được gì. Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ giá trị thiết thân của phong trào, mà nghĩ rằng chỉ là thành tích, khen thưởng. Vì vậy, cần có giải pháp tuyên truyền hiệu quả hơn", anh Triết lưu ý.Theo anh Triết, một số đơn vị thấy phong trào quan trọng, nhưng lại lúng túng trong giải pháp triển khai và tổ chức các hoạt động tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu đạt danh hiệu. Trong khi đó, chương trình đào tạo ở các trường học ngày càng rút ngắn, nên sinh viên chỉ tập trung cho việc học, ít thời gian quan tâm đến phong trào. Do có ít thông tin nên sinh viên chưa thấy được giá trị phong trào mang lại. Bên cạnh đó, nhiều trường học chưa đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường. "Làm sao để thầy cô ủng hộ phong trào thấy phong trào như là thương hiệu của nhà trường và là mục tiêu phấn đấu của thầy trò để có một thế hệ sinh viên 5 tốt, thì phong trào mới phát triển được", anh Triết trăn trở.Đồng thời, anh Triết cho rằng trong quá trình công nhận danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cần có các giải pháp ghi nhận nỗ lực của sinh viên, để làm sao khi chưa đủ 5 tốt, chỉ đạt 3 tốt, 4 tốt cũng được ghi nhận để các bạn phấn đấu vươn lên.Phát biểu đề dẫn tọa đàm, anh Nguyễn Tiến Hưng nhấn mạnh tầm quan trọng và ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt". Anh Hưng cho biết, để phong trào thực sự đi vào thực tiễn và được triển khai đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, thông suốt từ T.Ư đến cơ sở, đặc biệt là đảm bảo triển khai đến cấp chi hội, các đại biểu tham gia tọa đàm tập trung vào 3 nội dụng.Trong đó, cần nêu ý nghĩa của phong trào "Sinh viên 5 tốt" và giá trị của danh hiệu đối với học sinh, sinh viên trong quá trình rèn luyện, học tập và phấn đấu để đạt được danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" các cấp. Cùng đó, cần đưa ra giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn, Hội trong việc triển khai phong trào "Sinh viên 5 tốt" các cấp trong các nhà trường; nghiên cứu, cung cấp các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng phong trào "Sinh viên 5 tốt"."Cần tập trung đánh giá, phân tích những khó khăn của sinh viên trong việc tham gia phong trào; đề xuất những nội dung và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng phong trào trong thực tiễn; những đề xuất, kiến nghị về các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển phong trào với các cấp bộ Hội, tổ chức Đoàn, các bộ, ban, ngành, đoàn thể các cấp. Đặc biệt là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc đồng hành, tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi đạt danh hiệu", anh Hưng chia sẻ.Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống phong trào học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam (9.1.1950 - 9.1.2024), T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động gồm: tọa đàm "Nâng cao chất lượng phong trào sinh viên 5 tốt"; Ngày hội học sinh, sinh viên toàn quốc "Connet Fest 2025"; tuyên dương danh hiệu "Học sinh 3 tốt", "Học sinh 3 rèn luyện", "Sinh viên 5 tốt", "Tập thể sinh viên 5 tốt" cấp T.Ư và trao giải thưởng "Sao tháng Giêng"; chương trình nói chuyện truyền thống "Ngòi pháo Chín tháng Giêng". Chương trình nhận được sự đồng hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Cái tình người Cai Lậy
Chiều 24.1, T.Ư Đảng đã bế mạc Hội nghị T.Ư khóa XIII vừa khai mạc chiều qua. Phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, T.Ư Đảng đã thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Tổng Bí thư đề nghị, trên cơ sở kết luận tại hội nghị, đề nghị các cơ quan khẩn trương thể chế hóa để triển khai việc sắp xếp các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ cùng với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, hoàn thành trong quý 1/2025. "Đồng thời, khẩn trương triển khai đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương theo mô hình công an 3 cấp: bộ, tỉnh, xã. Không tổ chức công an cấp huyện", Tổng Bí thư nêu rõ.Cùng đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện sắp xếp, cơ cấu lại các cơ quan thanh tra, bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định.Quá trình triển khai sắp xếp tổ chức, bộ máy mới cần bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục, không ngắt quãng, không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự phát triển chung của đất nước. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần nghiên cứu cơ chế tạo việc làm cho người lao động tại khu vực nhà nước chuyển sang làm việc tại các khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo quyền lao động cho mọi công dân trong độ tuổi lao động. Có kế hoạch tạo việc làm cho những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an trở về địa phương. Phấn đấu để mọi công dân trong độ tuổi lao động đều tham gia lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Theo Tổng Bí thư, T.Ư Đảng cũng thống nhất với đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 liên tục đạt 2 con số.Đây là những mục tiêu phải phấn đấu thực hiện để nước ta thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. T.Ư Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, khơi thông mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững.Tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế vì đó là "đột phá của đột phá". Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật. Trước mắt, trong năm 2025 hướng dẫn, điều chỉnh một số luật liên quan đến đất đai, đầu tư công, luật doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, rào cản; thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.Đồng thời, có cơ chế chính sách ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và kéo dài; tháo gỡ các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, thị trường vốn, nhất là trái phiếu doanh nghiệp để tăng nhanh nguồn cung.Cạnh đó, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; thu hút vốn FDI có chọn lọc. Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt để chất lượng tăng trưởng tín dụng phù hợp, kịp thời, bảo đảm đúng, trúng mục tiêu; động lực tăng trưởng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho nhân dân, một số lĩnh vực ưu tiên và lĩnh vực có khả năng tái tạo tăng trưởng.Tập trung hoàn thiện đồng bộ hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng và hạ tầng số; thúc đẩy các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi; đẩy nhanh tiến độ sửa đổi và triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII, bảo đảm đáp ứng đủ năng lượng cho tăng trưởng 2 con số.Tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tổng Bí thư lưu ý, Ban chỉ đạo T.Ư sẽ áp dụng bộ chỉ số theo dõi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị để biết rõ cấp nào, cơ quan nào hoạt động như thế nào.Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... để thúc đẩy thương mại công bằng, hài hòa, bền vững với Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU và các đối tác lớn của Việt Nam. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng xuất khẩu mới bên cạnh thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng trong nước...Tổng Bí thư cũng yêu cầu, từng cấp, từng ngành, từng địa phương cần nghiên cứu, thảo luận kế hoạch hành động của ngành mình, cấp mình, địa phương mình thật cụ thể, sát thực tế để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần bổ sung sửa đổi thể chế để xác lập tư duy bình đẳng giữa T.Ư và địa phương. Địa phương có quyền đòi hỏi, kiến nghị T.Ư có cơ chế, giải pháp tháo gỡ để địa phương phát triển bên cạnh việc địa phương chấp hành các chỉ thị, chỉ đạo của T.Ư. Những kiến nghị, đề xuất của địa phương phải được T.Ư xem xét một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có trách nhiệm và phải trả lời dứt khoát, đúng thời gian quy định, rõ ràng, cụ thể tránh tình trạng bút phê như: "thực hiện theo đúng pháp luật và qui định hiện hành và tự chịu trách nhiệm" hoặc bút phê lòng vòng, đùn đẩy. "Đó là thứ bút phê an toàn, nhưng thực chất là tránh né, không làm đúng, làm tốt việc cần làm", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu, sau khi giao việc phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, từng cấp lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao và kết quả chỉ đạo, kết quả công tác là căn cứ đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị đó. Bộ máy trong hệ thống chính trị phải hoạt động thông suốt từ T.Ư tới cơ sở trên tinh thần "công việc là trên hết".