Mô phỏng để răn đe
Theo Bangkok Post hôm 7.1, diễn viên Trung Quốc Vương Tinh đã được đưa về Thái Lan an toàn sau nhiều ngày mất tung tích. Trước đó, anh được báo cáo mất tích ở tỉnh Tak (Thái Lan) giáp ranh với Myawaddy (Myanmar), đây vốn là khu vực phức tạp nổi tiếng với các hoạt động tội phạm quy mô lớn. Tổng thanh tra Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan - Pol Gen Thatchai Pitaneelaboot, cho biết dựa vào quá trình điều tra ban đầu, Vương Tinh có khả năng là nạn nhân của nạn buôn người. Ông Thatchai và các quan chức cấp cao đã đón nam diễn viên tại trạm kiểm soát xuất nhập cảnh ở Mae Sot, Tak vào chiều 7.1. Thời điểm được giải cứu, nam diễn viên không có dấu hiệu bị tấn công hay ngược đãi.Theo lời kể của nghệ sĩ 31 tuổi với cảnh sát, anh bị người đồng hương Trung Quốc dụ dỗ qua ứng dụng WeChat. Kẻ này bịa rằng mình đại diện cho một công ty giải trí nổi tiếng ở Thái Lan và có thể móc nối công việc cho Vương. Sau đó, nam diễn viên phim Diệp Vấn 3 đã bay từ Thượng Hải sang Thái Lan để nhận vai. Nghi phạm người Trung Quốc được cho là đã điều xe đến đón Vương Tinh tại sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan) vào ngày 3.1 rồi đưa nam diễn viên đến khu vực biên giới Mae Sot ở tỉnh Tak. Sau đó, một người khác dẫn Vương qua Myanmar trên một chiếc thuyền băng qua sông Moei, trốn qua các trạm kiểm soát nhập cảnh. Lúc ấy, nghệ sĩ 9X mới biết mình đã bị lừa nhưng không dám chống cự.Bangkok Post cho biết cảnh sát dự kiến sẽ thẩm vấn nam diễn viên này kỹ hơn để nắm rõ những gì đã xảy ra với anh ở Myanmar và những người đã đưa anh đến đó.Trước đó, một tài khoản tự nhận là bạn gái của Vương Tinh đã đăng bài lên mạng xã hội, thông báo rằng nam diễn viên đã mất liên lạc tại Thái Lan từ ngày 3.1. Theo bài đăng, nghệ sĩ này được mời tham gia một dự án phim sản xuất tại Thái Lan và đã có mặt ở Bangkok vào sáng 3.1. Một người tự nhận là phó đạo diễn của bộ phim ban đầu đã đặt phòng khách sạn gần sân bay cho Vương, nhưng sau đó thông báo với anh rằng đã quá muộn để nghỉ qua đêm ở đó và thúc giục anh nhanh chóng đến "địa điểm quay phim". Sau đó, anh được đưa đến Mae Sot, cách sân bay Suvarnabhumi khoảng 500 km trước khi mất liên lạc. Người bạn gái cho biết cô đã ngay lập tức báo cáo vụ việc với cảnh sát Thượng Hải và liên hệ với cả đại sứ quán Trung Quốc tại Bangkok, lãnh sự quán ở tỉnh Chiang Mai.Bài đăng thu hút sự quan tâm của đông đảo dân mạng Trung Quốc, nhiều nghệ sĩ cũng chia sẻ bài viết cầu cứu của bạn gái Vương Tinh, mong sớm có tung tích của anh.
Jisoo - BlackPink đầu tư cực khủng cho trang phục trong Mv solo đầu tay
Bộ tượng Tam thế Phật chùa Côn Sơn được tạo tác bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng, trong tư thế ngồi thiền định trên tòa sen theo kiểu kiết già hàng ma, niên đại từ thời Lê Trung Hưng.
Ngôi nhà ở California với những bức tranh tường vẽ tay độc đáo
Ghé một hàng xôi trên đường đi làm buổi sáng, Phan Hạnh (27 tuổi, TP.HCM) miệng vừa đặt hàng, tay vừa giơ điện thoại lên quét mã thanh toán. Một bảng nhỏ in mã QR được người bán đặt ngay ngắn trước sạp hàng, đủ để các khách hàng bận rộn với vài phút ghé qua như Hạnh nhìn là "hiểu ý" ngay quán có nhận chuyển khoản."Em MoMo rồi nhé", Hạnh giơ màn hình điện thoại có dấu tích giao dịch thành công, hàm ý "đã trả tiền". Xác nhận bằng cái gật đầu gọn lẹ của người bán, toàn bộ quá trình giao dịch diễn ra trên điện thoại, không cần tiền mặt trao tay, trong chưa đầy 1 phút.Quỳnh Lê (23 tuổi, TP.HCM) thậm chí không còn thói quen mang theo tiền mặt từ nhiều năm nay. "Bây giờ ra đường, muốn mua từ bánh mì, cốc cà phê,... đều có các app thanh toán chuyển trả được hết. Ngồi nhà thì mua sắm online, thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, xem phim,... cũng chỉ cần lên ví điện tử, app ngân hàng", Quỳnh cho hay.Hạnh hay Quỳnh nằm trong hơn 200 triệu tài khoản thanh toán khách hàng cá nhân của người Việt năm 2024, ghi nhận mức tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cũng trong năm nay, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam đạt 17 tỉ đồng, theo số liệu từ NHNN. Lượng người dùng và giá trị giao dịch khẳng định sự lên ngôi của thanh toán không dùng tiền mặt. Mã QR gần như phủ sóng từ trung tâm thương mại, siêu thị lớn… đến từng chợ dân sinh, hàng phở, hàng cửa hàng tạp hóa, gánh xôi, xe cà phê lưu động...Không chỉ phổ biến từ nhà ra ngõ, "thanh toán điện tử" cũng trở thành cụm từ khóa được bàn tán sôi nổi trên… mạng xã hội, theo báo cáo fintech cuối năm 2024 do Reputa công bố. Giới trẻ đặc biệt yêu thích hình thức này, rỉ tai nhau nhiều bí kíp tận dụng thanh toán online tích điểm đổi quà, săn ưu đãi, hoàn tiền, nhận voucher ưu đãi... Chỉ riêng trên ứng dụng như MoMo, người dùng đã có thể đổi nhiều thẻ quà từ ăn uống, đi lại, mua sắm,... trên 180.000 đối tác đa ngành hàng từ làm đẹp, giải trí, thời trang, du lịch,...Nhưng để thực sự phủ sóng diện rộng, các ứng dụng như MoMo, Zalopay, Viettel Money,... - tận dụng sự phát triển của internet di động và dữ liệu, đã tạo nên cuộc cách mạng trong thanh toán nhờ vươn được tới các vùng sâu, vùng xa…, giúp người dân chưa có điều kiện mở tài khoản ngân hàng có thể tận hưởng sự tiện lợi của "không dùng tiền mặt". Số lượng tài khoản Mobile-Money của người Việt Nam đến tháng 6.2024 đã đạt 9,13 triệu tài khoản, theo báo cáo mới nhất từ EY. Trong đó, khoảng 70% được mở tại vùng nông thôn, miền núi, hải đảo.Cũng giống như cách khiến việc "ra đường không cần mang theo ví" thành bình thường, các ứng dụng tài chính đang tiếp tục biến những dịch vụ phức tạp thành giản đơn, nhờ "chìa khóa" công nghệ và dữ liệu.Từ những thanh toán nhỏ hằng ngày, ứng dụng tài chính ngày nay với công nghệ AI có khả năng tự động phân loại hóa đơn vào từng danh mục, từ đó tổng hợp nên bức tranh chi tiêu, phản ánh chính xác tình hình tài chính cá nhân để giúp người dùng quản lý dễ dàng, hiệu quả.Đến các dịch vụ hành chính công, vốn "gắn mác" là nhiều thủ tục, rườm rà như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí trước bạ ôtô, xe máy, đóng phạt vi phạm giao thông,.... nay hóa nhẹ tênh khi "lên app", hoàn thành phút mốt, mọi nơi, mọi lúc... Theo thống kê của MoMo, trong năm 2024, bên cạnh các cổng thanh toán khác, kênh thanh toán này chiếm 35% tổng số giao dịch không dùng tiền mặt trên cổng dịch vụ công quốc gia..Cũng với cách tiếp cận "đơn giản hóa các quy trình phức tạp" trên, rất nhiều dịch vụ tài chính khác nhờ vậy tiếp cận được với số đông người dân, bất kể khoảng cách địa lý, độ tuổi, thu nhập, trình độ,... Mô hình siêu ứng dụng điển hình như MoMo có khả năng tích hợp hệ sinh thái thanh toán, tiết kiệm, quản lý tài chính, đầu tư… trên một nền tảng duy nhất, trong tầm tay mọi người. Không còn là cuộc chơi của doanh nghiệp hay khách hàng cá nhân có thu nhập khá và cao, một người dùng với số tiền dù khiêm tốn vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến chỉ từ 500.000 đồng, mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 10.000 đồng, đầu tư chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng trong 2-3 phút.Hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện, cho mọi người, các ứng dụng tài chính cũng nỗ lực đưa những khách hàng chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng vào hệ sinh thái của mình. Sản phẩm Ví Trả Sau của MoMo là một ví dụ điển hình khi trở thành "phao cứu sinh tài chính" cho nhiều người không có lịch sử tín dụng được phê duyệt các khoản vay chính thống, chi trả các nhu cầu cơ bản hằng ngày.Với những nỗ lực không ngừng trong việc "bình dân hóa" và đưa các dịch vụ tài chính đến gần hơn với đời sống hàng ngày của người Việt, MoMo vừa đánh dấu năm thứ 4 liên tiếp có mặt trong Bảng xếp hạng Top 10 Thương hiệu Tốt nhất Việt Nam năm 2024 (Best Brand Rankings 2024 in Vietnam), được công bố bởi hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab.Khi đứng cạnh các thương hiệu thuộc những lĩnh vực thiết yếu như F&B, thương mại điện tử, điện máy, công nghệ,... sự xuất hiện của MoMo - ứng dụng fintech duy nhất trong bảng xếp hạng - càng khẳng định rằng các dịch vụ tài chính đang ngày càng gần gũi và thiết yếu như chính hơi thở của người tiêu dùng Việt. Càng khẳng định rằng, tương lai của tài chính không dùng tiền mặt, tiện lợi và dễ dàng, đã và đang trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình phát triển của xã hội Việt Nam.
Kho báu hoàng gia được tìm thấy bên trong Nhà thờ Vilnius thuộc Lithuania và chưa từng được phát hiện kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, theo Đài CNN hôm 9.1 dẫn thông cáo báo chí từ cơ quan quảng bá du lịch Go Vilnius.Trong số các báu vật có thể kể đến vương miện thuộc về Alexander Jagiellon, hoặc Aleksandras Jogailaitis, Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania (1461-1506).Một vương miện, một dây chuyền, một huy chương, một chiếc nhẫn và một tấm bia quan tài thuộc về Hoàng hậu Ba Lan Elizabeth (1436–1505).Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy vương miện, quả cầu, trang sức của Hoàng hậu Ba Lan Barbara Radziwiłł (1520-1551), kết hôn với Hoàng đế Ba Lan và Đại Công tước Lithuania Sigismund II Augustus (1520-1572)."Việc tìm thấy các huy hiệu chôn theo của vua chúa Lithuania và Ba Lan là kho báu vô giá của lịch sử, những biểu tượng cho truyền thống lâu đời của Lithuania trên tư cách nhà nước và là dấu hiệu khẳng định Vilnius là thủ đô", theo Tổng giám mục Vilnius Gintaras Grušas.Các cổ vật biểu tượng cho vương quyền Trung Cổ được đặt bên trong quan tài của các nhà vua và hoàng hậu theo nghi thức bồi táng thời xưa.Kho báu trên lần đầu được tìm thấy năm 1931 khi Nhà thờ Vilnius được sửa chữa sau trận lụt và hé lộ hầm mộ chứa hài cốt của các vị quân chủ thời Trung Cổ.Số cổ vật được trưng bày cho đến khi đệ nhị thế chiến bùng nổ năm 1939. Khi đó kho báu được cất giấu trước khi bị thất lạc. Một số nỗ lực tìm kiếm sau đó đã không thu được kết quả cho đến năm ngoái.Nhờ vào máy ảnh chụp xuyên tường, các nhà nghiên cứu thành công tìm được kho báu xưa vào tháng 12.2024. Vào thời điểm được tìm thấy, các cổ vật vẫn được bọc bên trong những trang báo được phát hành tháng 9.1939.
'Ai chẳng muốn mình xinh' gây bão mạng xã hội
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là, RLC có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim mạch và bệnh thần kinh do tiểu đường.

Đề nghị công nhận 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
21 tỉnh, thành thưởng tiền nếu sinh đủ 2 con trước 35 tuổi
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.
Từ 1.6, xe tập lái cho người khác sử dụng sẽ bị thu hồi giấy phép
Công ty APC Corporation - đơn vị tổ chức sự kiện mới đây thông cáo cho biết, hang Dơi sẽ chính thức mở cửa đón khách du lịch từ tháng 4, đồng thời trở thành một nhà hàng kết hợp với nhà hát trong hang động.Doanh nghiệp còn cho biết, sản phẩm dịch vụ này sẽ có trải nghiệm ẩm thực và giải trí 2,5 giờ trong một hang động trên vịnh Bái Tử Long, được kỳ vọng đón lượng thực khách lên tới 800 người tại không gian hang động lên tới 1.040 m2.Gần đây có doanh nghiệp còn quảng cáo việc tổ chức chương trình nhạc giao hưởng, kết hợp ăn uống với quy mô hàng trăm người tham gia trong hang Dơi. Trả lời báo Thanh Niên, lãnh đạo UBND TP.Cẩm Phả cho biết, đây là hang động nằm trong quần thể di tích và danh thắng Vũng Đục, là khu vực không cho phép tổ chức sự kiện mà chỉ được vào tham quan.Tuy vậy, thời gian vừa qua nơi này đã đón hàng nghìn người vào vui chơi và tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như tiệc cưới, teambuilding…Vị lãnh đạo TP.Cẩm Phả cũng xác nhận, địa phương đang cho tiến hành kiểm tra tổng thể các hoạt động và sẽ xử lý nghiêm vi phạm nếu có.Đại diện Sở VH-TT tỉnh Quảng Ninh khẳng định, đến thời điểm này đơn vị chưa từng cấp phép hoạt động biểu diễn nghệ thuật có bán vé nào tại khu vực hang Dơi.Hang Vũng Đục nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử và danh thắng Vũng Đục, gồm đền thờ Vũng Đục, Đài tưởng niệm. Riêng hang vũng Đục là hệ thống gồm 5 hang động, gồm: Thiên Đăng, Long Vân, Ngỡ Ngàng, Kim Quy và hang Dơi. Các hang động được phân bổ từ thấp lên cao, có hang phải leo đến hàng trăm bậc đá mới đến cửa hang. Trong hang có hệ thống nhũ đá tương tự vịnh Hạ Long mang hình thù kỳ dị như hình cá heo, thiên nga, con voi, quả chuông, đài sen...
choi tien len mien nam truc tuyen
Nhìn từ xa, cây hoa giấy như một chiếc ô khổng lồ mang màu hồng rực rỡ. Quanh khu vực này ít có cây hoa giấy nào có kích thước lớn như vậy. Được trồng trước cửa nhà, đến nay cây hoa giấy đã cao bằng cả ngôi nhà 5 tầng. Tán cây rộng như một mái vòm, che gần hết mặt trước của ngôi nhà.Khi hỏi tuổi thọ của cây hoa giấy, ông Phạm Minh Phú (56 tuổi), ngụ P.12, Q.Bình Thạnh kể: "Chủ của ngôi nhà này trồng nó khi còn nhỏ, cũng khoảng 20 năm rồi. Ban đầu chỉ trồng làm kiểng, sau này ngày càng to và đẹp. Cây hoa giấy ở đây đã lâu rồi, không ảnh hưởng tới ngôi nhà nên chủ nhà vẫn để nó phát triển, hiện đã cao quá ngôi nhà 5 tầng này. Là người dân địa phương, tôi chứng kiến cây hoa giấy trưởng thành từng ngày".Cũng theo ông Phú, dù không chăm sóc nhiều nhưng có lẽ nó ưa đất sét nơi đây và thời tiết nắng nóng nên vẫn cho bông quanh năm, đẹp nhất vào tháng 2, tháng 3. Ngồi dưới tán cây hoa giấy, không có điều hòa nhưng vẫn thấy mát rượi.Lê Thị Diễm My (23 tuổi), ngụ tại hẻm 334 Chu Văn An, P.12, Q.Bình Thạnh, cho biết từ bé đã thấy cây hoa giấy này ở ngay chợ cây Điệp. "Xung quanh khu vực này cũng có nhiều gia đình trồng hoa giấy nhưng cây này là đặc biệt nhất bởi nó có kích thước rất lớn. Mình cũng không biết ai đã trồng cây hoa giấy này bởi qua bao năm tháng, ngôi nhà đã thay đổi nhiều lần. Dẫu vậy, cây hoa giấy vẫn sống tới bây giờ dù không ai bón phân, chăm sóc", My nói.Tìm tới cây hoa giấy thông qua một bài viết trên mạng xã hội, Vũ Linh Nhi, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, đã bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của cây hoa giấy khổng lồ. "Mình mê mẩn bởi vẻ đẹp của nó. Dù đã thấy qua nhiều con đường hoa giấy nhưng đây là lần đầu mình thấy cây hoa to và nở rực rỡ tới vậy. Những bông giấy kết thành từng chùm, nở tím cả một góc trời. Mình cũng đã kịp lưu lại những bức hình đẹp về cây hoa giấy này".
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư