ĐBSCL đang chuyển hướng
Chiều 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua dự thảo nghị quyết quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030.Trình bày nội dung này, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng đề cập điểm mới là tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, các dự án có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.Được ưu tiên còn có chương trình, dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tư pháp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, năng lượng nguyên tử, hạ tầng số, vi mạch bán dẫn, giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu...Công tác bố trí vốn nước ngoài được đổi mới theo hướng đảm bảo bố trí vốn cho dự án chuyển tiếp, cho dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức vốn nước ngoài còn lại (nếu có) được quản lý thống nhất tại T.Ư, để bố trí cho chương trình, nhiệm vụ, dự án phát sinh trong kỳ trung hạn sau khi hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định.Nêu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được việc phân bổ dàn trải, thiếu hợp lý giữa các ngành, lĩnh vực quan trọng. Việc phân bổ dàn trải vừa qua khiến việc sử dụng vốn đầu tư công "không hiệu quả".Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị dự thảo nghị quyết phải khắc phục được những hạn chế trong thực hiện nghị quyết của giai đoạn 2021 - 2026. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, việc phân bổ vốn đầu tư công thời gian qua chưa có cơ chế quản lý lập kế hoạch vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách địa phương.Cùng đó, chưa ràng buộc trách nhiệm ngân sách địa phương dành vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài còn rất thấp, chỉ đạt 52,7% kế hoạch được giao.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị việc quy định các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công cần cập nhật các quy định luật Đầu tư công 2024, nhất là liên quan thời gian bố trí vốn đầu tư thực hiện dự án. Theo Chủ tịch Quốc hội, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn tới cần phải dựa trên mức độ cấp thiết, tính hiệu quả, đảm bảo minh bạch và công bằng. "Hiện nay chắc có tên đơn vị đăng ký dự án của giai đoạn 2026 - 2030 cả rồi nhưng cái nào cấp bách, cấp thiết thì phân bổ còn cái nào chưa cấp bách thì gác lại. Nhất là các công trình dở dang thì bố trí vốn cho dứt điểm", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ trưởng KH-ĐT lưu ý, tập trung cao xử lý dứt điểm dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ sử dụng vốn vay ODA của Hunggary. "Dự án bệnh viện bỏ hoang mấy năm nay. Không biết anh Dũng đi đến đó chưa, tôi đến mấy lần, rất sốt ruột", Chủ tịch Quốc hội nói. Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý Bộ KH-ĐT ưu tiên bố trí vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Theo Chủ tịch Quốc hội, sáng 7.2, họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu ngay kỳ họp bất thường thứ 9 này phải có nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Luật chưa sửa được ngay nhưng phải có nghị quyết tháo gỡ. "Tổng Bí thư hết sức sốt ruột, nói đợi đến kỳ họp Quốc hội tháng 5 thì xa quá. Đề nghị anh Dũng về xem xét lại, tập trung đầu tư vốn cho lĩnh vực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo. Cái này bố trí sẽ được ủng hộ ngay, ủng hộ cao", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói, giai đoạn trước có tới hơn 20.000 dự án đầu tư công, thời kỳ 2016 - 2020 giảm xuống còn 10.000 dự án, nhiệm kỳ vừa qua giảm xuống dưới 5.000, khoảng 4.768. Nhiệm kỳ này Thủ tướng yêu cầu giảm xuống dưới 3.000 dự án."Thủ tướng chỉ đạo rất quyết liệt, tập trung dự án lớn, còn lại phân cấp phân quyền cho địa phương xử lý dự án địa phương", ông Dũng nói. Với lưu ý ưu tiên, thống nhất với ý kiến Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Chí Dũng nói sẽ ưu tiên cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thống nhất thông qua các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 - 2030.Công tác xã hội trong trường học, tuy lạ mà quen
Trong dịp FIFA Days tháng 3, đội tuyển Việt Nam có 2 trận đấu. Lần lượt, thầy trò HLV Kim Sang-sik chạm trán Campuchia, rồi đối đầu với Lào. Cuộc đối đầu với Campuchia ở trận giao hữu quốc tế (ngày 19.3) được xem là màn cữ dượt, trước khi Tiến Linh và các đồng đội chính thức bước vào tranh tài tại vòng loại cuối Asian Cup 2027, với trận ra quân gặp Lào (ngày 25.3).
Muốn đeo trang sức đẹp sang, nàng hãy nhớ những nguyên tắc này
Tối 19.1, CLB Nam Định thua trắng 0-1 trước Thể Công Viettel trên sân nhà Thiên Trường ở vòng 10 V-League. Dù chưa mất ngôi nhì, nhưng lời cảnh báo đã xuất hiện với đội bóng của HLV Vũ Hồng Việt khi Xuân Son không còn hiện diện. Đó cũng là chi tiết HLV Kim Sang-sik cùng đội tuyển Việt Nam cần lưu ý. Vắng chân sút chủ lực chưa bao giờ là điều dễ thở, với bất cứ tập thể nào.Khi Xuân Son còn trên sân, CLB Nam Định thắng liền 4 trận ở V-League, ghi 14 bàn. Còn khi không có chân sút sinh năm 1997, đội bóng thành Nam chỉ ghi 2 bàn trong 3 trận gần nhất, không giành được chiến thắng nào. CLB Nam Định có thể "sống" tốt khi vắng Văn Toàn hay Hendrio Araujo, nhưng Xuân Son là câu chuyện khác. Tầm ảnh hưởng của tiền đạo gốc Brazil vào lối chơi không chỉ nằm ở khía cạnh bàn thắng (tất nhiên anh rất giỏi ghi bàn), mà còn ở con đường dẫn đến bàn thắng ấy. Một trung phong toàn diện, giỏi mọi kỹ năng tấn công, đá nhiệt huyết và tinh quái như Xuân Son đã nâng tầm cả hàng công CLB Nam Định. Những gì người ta thấy Xuân Son làm tại AFF Cup 2024, thực ra anh đã làm... hàng tuần ở V-League.Lẽ dĩ nhiên, cầu thủ càng có tầm ảnh hưởng, việc thay thế càng khó khăn. Đến thời điểm này, CLB Nam Định vẫn chưa tìm ra ai khỏa lấp được vai trò của Xuân Son (thể hiện ở kết quả và lối chơi nghèo nàn). Điều tương tự có thể đến với đội tuyển Việt Nam. Xuân Son nghỉ 8 tháng, đồng nghĩa anh sẽ vắng các trận gặp Lào (tháng 3), Malaysia (tháng 6) và Nepal (tháng 9), tương đương nửa đầu vòng loại Asian Cup 2027. Khi trở lại, chưa chắc chân sút 28 tuổi đã trở lại phong độ cao nhất. HLV Kim Sang-sik khẳng định dù Xuân Son đẳng cấp, đội tuyển Việt Nam vẫn không phụ thuộc vào cá nhân nào. Tuy nhiên hãy quan sát ở trận chung kết lượt về. Sau thời điểm Xuân Son rời sân, đội tuyển Việt Nam ghi 2 bàn, nhưng 1 bàn đến từ pha đốt lưới của Pansa Hemviboon (xuất phát từ tình huống Tuấn Hải dứt điểm không tốt), trong khi bàn còn lại đến từ pha phản công khi đối thủ đã bỏ cả khung thành. Đội tuyển Việt Nam vẫn có thể tấn công khi Xuân Son vắng mặt, nhưng rõ ràng, đường đến khung thành khó khăn hơn nhiều. Không có một chân sút giỏi trên sân, đồng nghĩa đối thủ của Việt Nam có thể đẩy cao đội hình, tạo sức ép cho hàng thủ.HLV Kim Sang-sik sử dụng Tiến Linh ở 3 trận đầu giải, khi Xuân Son chưa đủ điều kiện thi đấu. Còn lúc Xuân Son xuất trận, Tiến Linh ngồi dự bị. Đồng nghĩa, sơ đồ 1 trung phong vẫn là ưu tiên hàng đầu của thầy Kim. Chia sẻ với truyền thông, tiền vệ Doãn Ngọc Tân khẳng định lối chơi ưa thích của HLV Kim Sang-sik là đẩy bóng lên tuyến trên càng nhanh càng tốt. Đấu pháp này đòi hỏi rất nhiều ở một tiền đạo: cần đủ khỏe để che chắn bóng, đủ khéo léo để đỡ bóng gọn gàng, hay đủ dẻo dai để độc lập tác chiến trong trường hợp đồng đội không kịp hỗ trợ. Xuân Son đã làm sáng bừng bức tranh tấn công của đội tuyển Việt Nam bởi anh hợp với triết lý. Không có anh, HLV Kim Sang-sik chỉ có hai con đường: tìm một trung phong giỏi với phẩm chất gần tương đương Xuân Son, điều vốn... viển vông với chất lượng các chân sút nội. Hoặc tìm lối chơi phù hợp với con người hiện có. Trong tay nhà cầm quân người Hàn Quốc còn Tiến Linh. Dù lối chơi còn thiếu sót, song tiền đạo 28 tuổi vẫn là chân sút ghi bàn nhiều nhất dưới thời ông Kim (7 bàn). Anh có kinh nghiệm thi đấu, khả năng săn bàn và tìm kiếm khoảng trống. Tuy nhiên để phát huy năng lực của Tiến Linh, đội tuyển Việt Nam phải đá theo cách khác. Không thể dồn bóng cho tiền đạo theo tiêu chí "càng nhanh càng tốt" như AFF Cup, mà cần phối hợp lớp lang, bài bản hơn, có nhiều giải pháp tấn công đa dạng, phát huy năng lực của các tiền vệ tấn công nhiều hơn, thay vì trông đợi tiền đạo... làm hết. Ngoài ra, thầy Kim cũng cần thêm tiền đạo dự phòng. Trông đợi vào một vài trung phong là canh bạc đầy rủi ro.Thuận lợi cho HLV Kim Sang-sik, là 2 trong 3 trận đầu vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam gặp đối thủ yếu hơn (Lào và Nepal). Trận gặp Malaysia tại Bukit Jalil trong tháng 6 sẽ khó khăn, nhưng khác với AFF Cup, đội tuyển Việt Nam đá với mật độ rất mỏng với chỉ vỏn vẹn 3 trận trong 6 tháng tới. Thời gian để đội tuyển Việt Nam tính toán đấu pháp và lối chơi sẽ "dông dài" hơn. Khó khăn là cơ hội để ông Kim chứng minh năng lực, rằng đội tuyển Việt Nam sẽ không phụ thuộc vào cá nhân nào.
Ngày cuối cùng của năm 2024 (31.12) cũng là lúc đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đá trận ra quân tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, gặp đội Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM, ở trận đấu thuộc khuôn khổ nhóm 6 bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM). Đội bóng do cựu cầu thủ Cảng Sài Gòn - Nguyễn Văn Tuấn đã thể hiện rõ tham vọng giành vé vào vòng chung kết, khi có chiến thắng cực kỳ ấn tượng ngày ra mắt tại giải đấu.Sau 40 phút của hiệp 1, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dẫn trước 2-0. Đến hiệp 2, đội bóng của HLV Nguyễn Văn Tuấn đã thi đấu bùng nổ và có thêm 5 lần chọc thủng lưới đối phương, qua đó giành chiến thắng chung cuộc với tỷ số 7-0. Tính đến thời điểm này, đây chính là trận thắng đậm nhất tại vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.HLV Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ sau trận đấu: "Đây là trận đấu đầu tiên của đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tại giải đấu năm nay. Tôi xin chúc mừng các cầu thủ của mình, khi đã giành được 3 điểm trong trận đấu ra quân. Bên cạnh đó, đây cũng là tín hiệu tích cực, hy vọng đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ gặp nhiều sự may mắn trong năm 2025".Trong trận đấu này, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dù đã có tỷ số với cách biệt an toàn, nhưng vẫn đẩy cao đội hình lên để tấn công miệt mài, không có dấu hiệu muốn giảm nhịp độ. Khi được hỏi về điều này, cựu cầu thủ CLB Cảng Sài Gòn bày tỏ: "Bóng đá là luôn luôn hướng về phía trước, luôn luôn chơi cống hiến để tìm kiếm bàn thắng. Không phải chúng tôi muốn ghi bàn để tích lũy hiệu số, cố gắng có nhiều bàn để đi tiếp với vị trí nhì bảng. Tôi chỉ muốn cầu thủ duy trì cảm giác ghi bàn tốt nhất, để ở bất cứ trận đấu nào đi nữa, các cầu thủ cũng phải biết cách tận dụng cơ hội để lập công".Nhóm 6 của bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM) có đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và đội Trường ĐH Quản lý và Công nghệ TP.HCM. Tấm vé đi tiếp với vị trí nhất nhóm 6 được cho là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Trong 7 nhóm đấu ở bảng E (vòng loại khu vực TP.HCM), 7 đội đứng nhất nhóm cùng đội nhì có thành tích tốt nhất sẽ vào đá trận play-off, và chỉ có 4 suất được góp mặt ở vòng chung kết giải.Với chiến thắng đậm đà 7-0, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đang nắm lợi thế khi dẫn đầu nhóm 6, với 3 điểm và hiệu số +7. Trong khi đó, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM cũng thắng trận ra quân, hiện đứng nhì nhóm 6, với 3 điểm và hiệu số +4. Ở lượt trận thứ 2, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM sẽ chạm trán đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM vào ngày 6.1. Đây là trận đấu mang tính then chốt cho vé đi tiếp vào trận play-off.HLV Nguyễn Văn Tuấn bày tỏ: "Đối với đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, dù có gặp bất cứ đối thủ nào đi nữa, thì chúng tôi cũng nhập cuộc với tinh thần quyết tâm như đá một trận chung kết. Chúng tôi luôn hướng về phía trước, và không chọn đối thủ. Các cầu thủ của của đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM luôn chơi với tất cả những gì mình có, dù gặp ai".
Khởi tố 16 bị can trong vụ mua bán hóa đơn hơn 2.500 tỉ đồng ở TP.HCM
Sáng 19.1, Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa cho biết, 1 người tử vong và nhiều người bị thương trong vụ tai nạn liên hoàn xảy ra trên địa bàn TX.Ninh Hòa sáng cùng ngày.Thông tin ban đầu, khoảng 7 giờ 45, xe khách 29 chỗ biển số tỉnh Khánh Hòa lưu thông hướng nam - bắc trên quốc lộ 1. Khi chuẩn bị rẽ sang đường ở điểm mở dải phân cách tại Km 1412+200 (đoạn qua xã Ninh An, TX.Ninh Hòa), xe khách va chạm với xe tải biển số tỉnh Phú Yên lưu thông cùng chiều.Cú va chạm khiến xe khách lao qua làn đường ngược lại, tiếp tục va chạm với xe container biển số tỉnh Thanh Hóa kéo theo rơ moóc. Vị trí xảy ra tai nạn trên đoạn đường thẳng, mặt đường êm thuận, có 6 làn xe, hệ thống an toàn giao thông đầy đủ, thời tiết khô ráo, nằm ngoài khu đông dân cư.Vụ tai nạn liên hoàn khiến 1 người tử vong, số người bị thương đang được thống kê. Tại hiện trường, 3 xe ô tô hư hỏng nặng. Phần cabin xe khách bị vỡ nát, kính xe vỡ toang, đuôi xe móp méo. Người dân gần đó cho biết lúc xảy ra tai nạn, xe khách chở nhiều người và được hỗ trợ đưa ra ngoài trong sự hoảng loạn.Nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn đang được cơ quan công an điều tra làm rõ.