Cha đang bị ung thư, khao khát tìm lại đồng đội: Con gái 9 năm miệt mài giúp cha
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 001/2025/TT-BNV về Nội quy và quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức, áp dụng từ 1.5.2025.Đối tượng áp dụng là những người tham gia tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức.Theo nội quy, đối với thí sinh, phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định. Thí sinh dự thi đến muộn không quá 5 phút đối với bài thi có thời gian thi tối đa 30 phút hoặc không quá 10 phút đối với bài thi có thời gian thi tối đa từ 60 phút trở lên thì được dự thi.Ngoài ra, khi xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật làm cho thí sinh không thể có mặt đúng giờ hoặc trong thời gian quy định tại điểm a khoản này, trưởng ban coi thi, trưởng ban phỏng vấn, trưởng ban kiểm tra sát hạch báo cáo chủ tịch hội đồng xem xét, quyết định việc thí sinh được dự thi đối với các trường hợp cụ thể.Đáng chú ý, thông tư đưa ra 4 hình thức xử lý vi phạm đối với thí sinh trong kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức như sau:Khiển trách áp dụng với các trường hợp: không vào đúng vị trí quy định sau khi bị nhắc nhở lần đầu; trao đổi với thí sinh khác sau khi đã bị nhắc nhở lần đầu nhưng không chấp hành hoặc vẫn tái phạm.Cảnh cáo: đã bị khiển trách và tái phạm; trao đổi bài làm hoặc giấy nháp với thí sinh khác; cho thí sinh khác chép bài hoặc chép bài của thí sinh khác; sử dụng tài liệu trái quy định, mang vào phòng thi các thiết bị điện tử (điện thoại, máy ghi âm, máy vi tính,...), trừ trường hợp có quy định khác.Đình chỉ thi, áp dụng với các trường hợp: đã bị cảnh cáo và tái phạm; sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian làm bài thi (trừ trường hợp có quy định khác); gây mất an toàn, trật tự làm ảnh hưởng đến phòng thi.Hủy kết quả thi, áp dụng với các trường hợp: viết, vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi vào tờ giấy thi; đánh tráo bài làm, làm hộ bài cho thí sinh khác, thi hộ; bị đình chỉ thi. Về xử lý thí sinh vi phạm, thí sinh bị khiển trách trong bài thi nào sẽ bị trừ 25% tổng số câu trả lời đúng hoặc 25% tổng số điểm đạt được của bài thi đó.Thí sinh bị cảnh cáo trong bài thi nào sẽ bị trừ 50% tổng số câu trả lời đúng hoặc 50% tổng số điểm đạt được của bài thi đó.Khi tổng hợp kết quả, căn cứ biên bản xử lý vi phạm do giám thị phòng thi lập và báo cáo của trưởng ban coi thi, trưởng ban phỏng vấn, trưởng ban kiểm tra sát hạch, chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định việc trừ số câu trả lời đúng hoặc trừ số điểm.Trường hợp thí sinh gây mất an toàn, trật tự làm ảnh hưởng đến phòng thi thì ngoài việc bị đình chỉ, hủy kết quả thi, tùy theo tính chất, mức độ còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự.Thí sinh dự thi là cán bộ, công chức, viên chức nếu bị đình chỉ thi hoặc bị hủy kết quả thi, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chứcĐội tuyển Việt Nam đụng đối thủ cực mạnh ở tứ kết futsal châu Á
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.
Nhiều công ty đến bến xe, nhà ga TP.HCM tuyển dụng lao động sau tết
Trong đơn xin nghỉ tập được gửi vào ngày 31.12.2024, VĐV Nguyễn Thị Hương bày tỏ: "Lời đầu tiên em xin cảm ơn Ban giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc; Ban giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc, cùng ban huấn luyện bộ môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã tạo mọi điều kiện tốt cho em được tập luyện và thi đấu để có được thành tích như ngày hôm nay"."Nay em xin viết đơn này xin được trình bày nguyện vọng như sau: Em bắt đầu tập luyện và trở thành VĐV môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 8.2016. Trong 9 năm qua em đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, nỗ lực tập luyện và cống hiến cho thể thao tỉnh Vĩnh Phúc để giành nhiều tấm huy chương cao quý tại các giải đấu quốc tế và trong nước, mang vinh quang về cho Tổ quốc Việt Nam cũng như tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, em vinh dự giành tấm vé tham dự chính thức thể vận hội Olympic Paris 2024".Tuy nhiên, trong 3 năm (từ 2022 đến năm 2024), cá nhân em chưa nhận được tiền thưởng huy chương các giải trong nước và tiền hỗ trợ dinh dưỡng của năm 2024. Nay em cũng đã lớn tuổi và do điều kiện hoàn cảnh gia đình, em viết đơn này xin được nghỉ tập VĐV tại môn đua thuyền tỉnh Vĩnh Phúc. Kính mong Ban Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc và Ban Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc tạo điều kiện cho em được nghỉ tập từ ngày 1.1.2025 theo nguyện vọng của gia đình và cá nhân em", tài năng đua thuyền sinh năm 2001 chia sẻ.Tại lễ trao giải thưởng VTV Awards - Ấn tượng VTV 2024 diễn ra tại Hà Nội tối 1.1.2025. Nguyễn Thị Hương được vinh danh ở hạng mục giải thưởng Gương mặt trẻ ấn tượng lĩnh vực Thể thao. Cô cũng giành giải thưởng VĐV trẻ của năm ở Cúp Chiến thắng 2024.Nguyễn Thị Hương được xem là cô gái vàng của làng thể thao và là tuyển thủ đầu tiên của Việt Nam giành suất chính thức để tranh tài tại một kỳ Olympic cho môn đua thuyền canoeing. Cô cũng là một trong hai VĐV nhận được nhiều huy chương vàng nhất tại SEA Games 31. Năm 2024 là một cột mốc lịch sử khi Nguyễn Thị Hương giành HCB tại giải vô địch châu Á.
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 19.3.2024
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.