Riot Games mở thêm studio tại Trung Quốc để 'chuyên trị' game mobile
Theo Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam (VICOFA), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt 2 tỉ USD chỉ sau 2,5 tháng. Trong 15 ngày đầu tháng 3, khi giá cà phê trên thị trường thế giới tăng cao đã kéo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam cũng tăng mạnh. Đặc biệt, mặt hàng cà phê arabica xuất khẩu lên tới 6.805 USD/tấn, cao nhất từ trước đến nay. Nhờ giá cao nên lượng cà phê xuất khẩu đạt 5.661 tấn, tăng đến 58% về lượng và giá trị trên 38,5 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, mặt hàng chủ lực của cà phê Việt Nam là robusta có giá xuất khẩu bình quân 5.392 USD/tấn; sản lượng xuất khẩu 73.572 tấn, kim ngạch gần 397 triệu USD, giảm 20,6% về lượng nhưng tăng 31,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 15 ngày đầu tháng 3, lượng cà phê nhân của Việt Nam xuất khẩu 82.262 tấn, giảm 16,6%; kim ngạch đạt gần 453 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024.Tại các tỉnh Tây nguyên, trong giai đoạn nửa đầu tháng 3, giá cà phê có lúc chạm đến cột mốc kỷ lục của năm 2024 là 135.000 đồng/kg. Nhưng mức giá này không giữ được lâu và sau đó hạ nhiệt theo xu hướng chung của thị trường thế giới. Đến ngày hôm nay (20.3) khi thị trường thế giới tăng nhiệt trở lại, giá cà phê một lần nữa quay trở lại mức kỷ lục 135.000 đồng/kg. Theo VICOFA, cơn sốt giá cà phê hiện nay có nhiều yếu tố tác động nhưng chủ yếu vẫn do cung thấp hơn cầu. Bên cạnh đó, tại Việt Nam nhiều nông dân vẫn bán cầm chừng chứ không bán ồ ạt ngay sau vụ thu hoạch như trước kia. Điều này khiến nguồn cung cà phê của Việt Nam luôn ở mức thấp.Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15.3, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 398.000 tấn, giảm 15,2% nhưng kim ngạch đạt trên 2,1 tỉ USD, tăng 46,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Với mức giá tốt như hiện tại, dự báo xuất khẩu cà phê cả năm 2025 có thể đạt tới 6 tỉ USD.Cha mẹ cùng con gái 3 tuổi vực dậy sau tai nạn giao thông
Đây là cuộc thi ảnh nghệ thuật chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam (TP.HCM) từ ngày 6 - 8.5.2025. Cuộc thi dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên trong cả nước lẫn thế giới. Nội dung sáng tác của cuộc thi ảnh Tuệ giác Phật giáo: Nhân phẩm và hòa bình gồm các chủ đề: Giá trị nhân văn trong Phật giáo; Hòa bình và hòa hợp; Di sản văn hóa Phật giáo; Ảnh hưởng của Phật giáo đối với cuộc sống; Tôn vinh Vesak; Thiên nhiên và môi trường.Mỗi tác giả gửi tối đa 10 ảnh, màu hoặc đơn sắc. Ban tổ chức chấp nhận các hình thức cân chỉnh nhưng ảnh không chắp ghép, được gửi ở dạng file kỹ thuật số với định dạng JPEG, độ phân giải 300 dpi, dung lượng từ 5MB trở xuống. Hạn nhận ảnh: từ ngày phát động cuộc thi đến hết ngày 31.3.2025, chấm ảnh từ 2 - 9.4 và công bố báo kết quả ngày 12.4.2025, trao giải và khai mạc triển lãm trước ngày Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 (dự kiến 4.5.2025). Giải thưởng gồm: 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng, 2 giải nhì trị giá 10 triệu đồng/giải, 3 giải ba trị giá 5 triệu đồng/giải và 5 giải khuyến khích trị giá 2 triệu đồng/giải.Năm 2023, cuộc thi ảnh nghệ thuật Phật giáo với hòa bình do Hội Nhiếp ảnh TP.HCM phối hợp Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức đã thu hút 1.200 tác phẩm dự thi.
CellphoneS mở bán dòng máy MacBook Air M3 chính hãng
Lâu nay, các nhà khoa học cho rằng người hiện đại là hậu duệ từ một dòng dõi tổ tiên duy nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới không những thách thức quan điểm này, mà còn đồng thời gợi nên bí ẩn mới về sự tiến hóa của loài người.Dựa vào mô hình giải trình tự gien hoàn chỉnh, đội ngũ khoa học gia của Đại học Cambridge (Anh) phát hiện người hiện đại bắt nguồn từ 2 quần thể khác biệt đã phân tách khoảng 1,5 triệu năm trước.Cách đây 300.000 năm, hai quần thể này một lần nữa kết hợp và tạo ra tổ tiên người hiện đại. Sự tái hợp cho phép một quần thể, cũng là tổ tiên của người Neanderthal và người Denisova, đóng góp 80% số gien di truyền của người hiện đại, và quần thể thứ hai, chưa từng được biết đến, góp 20% còn lại, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics."Câu hỏi về nguồn gốc của loài người là điều luôn được con người theo đuổi trong nhiều thế kỷ qua", theo tác giả báo cáo là tiến sĩ Trevor Cousins của Đại học Cambridge. Và chứng cứ mới về di truyền đã hé lộ lịch sử phức tạp về quá trình tiến hóa của loài người.Đồng tác giả là giáo sư Richard Durbin lưu ý báo cáo mới cho thấy nguồn gốc loài người được hình thành từ những tương tác sâu rộng về tiến hóa chứ không phải xuất phát từ một quần thể duy nhất.Để rút ra kết luận trên, đội ngũ nghiên cứu của Đại học Cambridge đã phân tích dữ liệu của Dự án 1.000 bộ gien, trong đó bao gồm các mẫu gien di truyền từ các quần thể dân số trên toàn thế giới.Cách tiếp cận trên cho phép họ suy ra sự hiện diện của các quần thể tổ tiên vốn không để lại chứng cứ trực tiếp thông qua hóa thạch.Không giống ADN của người Neanderthal, hiện chiếm khoảng 2% trong bộ gien di truyền của người hiện đại không tính châu Phi, một quần thể cổ đại chưa từng được biết đến đã góp đến 20% số gien.Một số gien đến từ loài người bí ẩn có liên quan đến chức năng não và xử lý thần kinh, vì thế nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiến hóa của loài người, theo tiến sĩ Cousins.
Cuối năm 2024, Tổng cục Thuế (nay là Cục Thuế) có Công văn số 6369 gửi các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán danh sách các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế tại Việt Nam và đề nghị các đơn vị thông báo danh sách này cho các chi nhánh của ngân hàng để thực hiện kê khai, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế khi thực hiện thanh toán cho các giao dịch với NCCNN theo quy định.Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhận được phản ánh của một số hội viên về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai. Cụ thể, Công văn số 6369 chỉ cung cấp tên và địa chỉ website của NCCNN cho các NHTM. Tuy nhiên, các NHTM chỉ thực hiện lệnh chuyển tiền căn cứ trên yêu cầu của khách hàng. Lệnh chuyển tiền không yêu cầu thông tin website của người thụ hưởng. Do đó, thông tin website mà Tổng cục Thuế cung cấp hoàn toàn không thể sử dụng được để xác định người thụ hưởng. Nếu chỉ căn cứ trên thông tin là tên người thụ hưởng để khấu trừ thuế thì sẽ phát sinh rủi ro khấu trừ thuế không đúng đối tượng do có thể có nhiều NCCNN trùng tên công ty.Đồng thời, NHTM không thể xác định chính xác được giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ nào là giao dịch của cá nhân. NHTM chỉ có thể xác định được người chuyển tiền, thanh toán là cá nhân hoặc tổ chức, không thể xác định được người mua thực sự là ai. Theo quy định tại khoản 3 điều 30 Nghị định 126, trường hợp NHTM không thể khấu trừ, nộp thay thì NHTM phải có trách nhiệm theo dõi số tiền chuyển cho các NCCNN và định kỳ hàng tháng gửi về Tổng cục Thuế. Tiêu chí xác định "không thể khấu trừ, nộp thay" phát sinh trong các trường hợp nào và NHTM phải theo dõi, báo cáo số tiền đó đến bao lâu... Nội dung này chưa rõ để NHTM thực hiện.Đối với việc tính thuế, NHTM không tham gia vào giao dịch mua bán, nên không nắm được bản chất giao dịch, không có đầy đủ thông tin để xác định được đúng ngành kinh doanh, không xác định được loại hàng hóa, dịch vụ mua bán để xác định mức thuế suất làm cơ sở khấu trừ thuế theo quy định. NHTM chỉ là trung gian thanh toán, tuy nhiên chưa có quy định nào của pháp luật về việc miễn trừ hoặc giới hạn trách nhiệm cho NHTM nên phát sinh rủi ro bị đòi bồi thường hoặc khiếu kiện từ NCCNN cũng như rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, theo quy định về tỷ giá nộp thuế thì áp dụng theo tỷ giá mua vào của NHTM nơi người nộp thuế mở tài khoản. Thực tế, hầu hết các NCCNN không có tài khoản tại ngân hàng Việt Nam. Vậy trường hợp này, NHTM xác định theo tỷ giá nào cũng cần được làm rõ.Để tháo gỡ những khó khăn trên, các NHTM kiến nghị Bộ Tài chính, Cục Thuế sớm có văn bản hướng dẫn lệnh chuyển tiền không có nội dung website, cơ quan thuế cung cấp tối thiểu các thông tin sau để các NHTM xác định đúng đối tượng phải khấu trừ như tên, số tài khoản người thụ hưởng, ngân hàng của người thụ hưởng. Đề nghị bổ sung quy định cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ của NCCNN phải xác định cụ thể tỷ lệ tính thuế và cung cấp cho NHTM theo yêu cầu của NHTM để thực hiện khấu trừ, đồng thời chịu trách nhiệm nếu xác định sai tỷ lệ này. Đồng thời, đề nghị cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho các NCCNN nắm được thông tin về quy định khấu trừ, tránh phát sinh các khiếu nại đối với các NHTM tại Việt Nam. Tổng cục Thuế xem xét lại yêu cầu khấu trừ thuế đối với dịch vụ trung gian nhận tiền phòng của Agoda và Booking.com, đảm bảo phù hợp với mô hình hoạt động của 2 NCCNN này và quy định tại Nghị định 126/2020 (NHTM chỉ khấu trừ khi người mua là "cá nhân ở Việt Nam").Ngoài ra, công văn đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét bãi bỏ quy định NHTM thực hiện khấu trừ tại luật Quản lý thuế 2019. Bởi theo luật số 56, từ ngày 1.1.2025, NCCNN phải thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
Bị xe máy lấn làn, tài xế ô tô tạt đầu gây tai nạn... rồi bỏ chạy
Chia sẻ tại đại hội, lãnh đạo ngân hàng cho biết, để đạt được mục tiêu này, LPBank sẽ tiếp tục phát huy và hoàn thiện mô hình tổ chức mới, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị rủi ro; đẩy mạnh hoạt động tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng, song song với định hướng chiến lược gắn với phát triển bền vững.