Thương lắm mắm tép thịt luộc miền Tây
"Sở Công thương mong muốn đưa những sản phẩm tiêu biểu của thành phố đến gần hơn với người dân và du khách quốc tế", bà Huỳnh Thị Hoài Trang, Phó phòng Xúc tiến thương mại - Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại TP.Đà Nẵng) cho biết.Kết quả Southampton 0-1 M.U, Ngoại hạng Anh: Ronaldo và Maguire dự bị, 'Quỷ đỏ' có 3 điểm
Hai gương mặt mới được giới thiệu tại Nhã Lam Art gồm nghệ sĩ Thanh Tùng với nghệ thuật chế tác pháp lam, họa sĩ Mỹ Linh với dòng tranh khắc gỗ phá bản khổ lớn và nhóm có Vi Cự Việt Nhân với các sản phẩm gốm, tượng thủ công mô phỏng các hiện vật, nhân vật lịch sử Việt Nam. Hội chợ diễn ra trước thềm xuân Ất Tỵ 2025, là cơ hội để người thưởng lãm được nhìn ngắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ phối chạm, kết hợp các chủ đề lịch sử, đương đại để làm nổi bật tính gắn kết gia đình dịp tết đến xuân về, dù có nghệ thuật đã thất truyền và đang được phục dựng, tái tạo với nỗ lực đáng trân trọng, chẳng hạn nghệ thuật pháp lam mà anh Thanh Tùng đang theo đuổi. Nghệ thuật pháp lam có từ đầu thế kỷ 19 (thời vua Minh Mạng), song vì chiến tranh nên thất truyền. Là người lần mò học hỏi và không có nền tảng về hội họa, anh Thanh Tùng đã gặp không ít khó khăn khi chọn tái hiện nghệ thuật chạm khắc độc đáo này để giới thiệu đến khán giả một loại hình tuy hiếm ở Việt Nam nhưng tính ứng dụng cao. Theo anh Tùng, hiện nay tại Việt Nam, ngoài Huế, nếu muốn tìm hiểu về pháp lam có những địa điểm như ở TP.HCM, An Giang hay một số nơi ở Hà Nội. Tại hội chợ, anh trưng bày một số tác phẩm độc đáo cho thấy khá rõ nét kỹ thuật pháp lam. Cũng theo chia sẻ của anh, nghệ thuật này khó nhưng có thể áp dụng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức, nội thất; riêng anh thích và thấy dễ phối hợp là kết hợp nghệ thuật pháp lam với gỗ. Còn với họa sĩ Mỹ Linh, đây là lần đầu tiên tranh khắc gỗ phá bản của chị được ra mắt tại Nhã Lam với khổ lớn - dòng tranh với kỹ thuật khó và đòi hỏi sự nghiêm cẩn trong quá trình sáng tác. Các bức tranh của nữ họa sĩ được trưng này đều là những bức khổ lớn với chạm khắc tinh tế, khắc họa nhiều hình thái sống động của thiên nhiên. Hội chợ là dịp để họa sĩ Mỹ Linh "trổ tài" biểu diễn và giới thiệu đến công chúng nghệ thuật in tranh khắc gỗ và những nét đặc trưng của dòng tranh này trong workshop mở rộng ngày 18.1 tới. Nhóm Vi Cự Việt Nhân trước đó gây chú ý với thú chơi mô hình chiến binh các nhân vật lịch sử, đem đến hội chợ những mô hình nhân vật và mô hình đầu rồng được đúc bằng gốm, các ấn được đúc bằng đồng. Các tượng, hiện vật này được chế tác bằng tay, ví dụ như các mô hình chiến binh được tham khảo kỹ lưỡng về phông nền lịch sử, văn hóa rồi mới chế tác, sau đó đến các chi tiết như mũ giáp, binh khí cũng được dựa vào mô tả trong lịch sử để phục hiện. Bên cạnh 3 dòng sản phẩm chính gồm đồ thủ công chế tác bằng/kết hợp với kỹ thuật pháp lam, tranh khắc gỗ phá bản và mô hình chiến binh, các hiện vật lịch sử, hội chợ còn là không gian để người thưởng thức tìm hiểu và đấu giá các tác phẩm gốm xưa cũng như tranh màu nước của họa sĩ Hồ Hưng.Gốm xưa cũng như tranh màu nước Hồ Hưng đã được giới thiệu trước đó, độc đáo là lần này, có 3 phiên bản tranh giới hạn của Hồ Hưng được giới thiệu gồm Miền quê lao xao, Thu heo may và Nằm nghe biển hát.Điểm chung trong các tác phẩm nghệ thuật, thủ công của các nghệ sĩ là những sáng tạo đòi hỏi tính bền bỉ. Bà Nguyễn Giáng Xuân, nhà sáng lập Nhã Lam Art, nhận thấy điều đó và chia sẻ rằng nhiều người chơi hoặc người thưởng lãm có thể mua hàng từ nước ngoài về với giá rất cao, song Nhã Lam chọn 3 trường hợp này để giới thiệu đến công chúng vì bản thân mỗi loại hình như thế tự thân nó đã có những câu chuyện nối kết lịch sử với đương đại, thông qua đó chạm đến nếp văn hóa nếp nhà của người Việt từ xưa đến nay. So với tranh sơn dầu, tranh khắc gỗ phá bản khó chỉnh sửa hơn, kỹ thuật đòi hỏi khắt khe, sự sáng tạo đòi hỏi phải bền bỉ. Kỹ thuật pháp lam cũng thế, bởi như anh Thanh Tùng nhìn nhận, nếu muốn học kỹ thuật này một cách bài bản, nếu có điều kiện nên sang nước ngoài và đầu tư bộ dụng cụ để chế tác kỹ thuật này. Nhóm Vi Cự Việt Nhân biết rằng làm những mô hình lịch sử (trải dài từ thời Lý - Trần đến thời Nguyễn) không chỉ khó nhọc mà còn có thể dẫn đến những tranh cãi về tính đúng sai của lịch sử. "Tranh cãi là chuyện của những nhà nghiên cứu lịch sử, còn việc của mình là làm ra những mô hình này. Phải có mô hình trước, sau đó tụi mình sẽ lắng nghe những góp ý để hoàn thiện dần", đại diện nhóm chia sẻ. Những nghệ sĩ trẻ này chọn lối đi hẹp để tiếp cận với những loại hình thủ công, mỹ thuật đòi hỏi nhiều tâm huyết, tài chính. Như trường hợp của anh Thanh Tùng, lấy công việc khác để "nuôi" việc học hỏi và phát triển pháp lam, song nhờ tình yêu, niềm đam mê và sự cần mẫn, những sáng tác của họ có đời sống riêng, hấp dẫn.
Nhiều doanh nghiệp 'bốc hơi' hết lợi nhuận sau báo cáo kiểm toán
Chiều 24.1, T.Ư Đảng đã bế mạc Hội nghị T.Ư khóa XIII vừa khai mạc chiều qua. Phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, T.Ư Đảng đã thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Tổng Bí thư đề nghị, trên cơ sở kết luận tại hội nghị, đề nghị các cơ quan khẩn trương thể chế hóa để triển khai việc sắp xếp các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ cùng với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, hoàn thành trong quý 1/2025. "Đồng thời, khẩn trương triển khai đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương theo mô hình công an 3 cấp: bộ, tỉnh, xã. Không tổ chức công an cấp huyện", Tổng Bí thư nêu rõ.Cùng đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện sắp xếp, cơ cấu lại các cơ quan thanh tra, bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định.Quá trình triển khai sắp xếp tổ chức, bộ máy mới cần bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục, không ngắt quãng, không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự phát triển chung của đất nước. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần nghiên cứu cơ chế tạo việc làm cho người lao động tại khu vực nhà nước chuyển sang làm việc tại các khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo quyền lao động cho mọi công dân trong độ tuổi lao động. Có kế hoạch tạo việc làm cho những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an trở về địa phương. Phấn đấu để mọi công dân trong độ tuổi lao động đều tham gia lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Theo Tổng Bí thư, T.Ư Đảng cũng thống nhất với đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 liên tục đạt 2 con số.Đây là những mục tiêu phải phấn đấu thực hiện để nước ta thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. T.Ư Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, khơi thông mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững.Tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế vì đó là "đột phá của đột phá". Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật. Trước mắt, trong năm 2025 hướng dẫn, điều chỉnh một số luật liên quan đến đất đai, đầu tư công, luật doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, rào cản; thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.Đồng thời, có cơ chế chính sách ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và kéo dài; tháo gỡ các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, thị trường vốn, nhất là trái phiếu doanh nghiệp để tăng nhanh nguồn cung.Cạnh đó, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; thu hút vốn FDI có chọn lọc. Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt để chất lượng tăng trưởng tín dụng phù hợp, kịp thời, bảo đảm đúng, trúng mục tiêu; động lực tăng trưởng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho nhân dân, một số lĩnh vực ưu tiên và lĩnh vực có khả năng tái tạo tăng trưởng.Tập trung hoàn thiện đồng bộ hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng và hạ tầng số; thúc đẩy các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi; đẩy nhanh tiến độ sửa đổi và triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII, bảo đảm đáp ứng đủ năng lượng cho tăng trưởng 2 con số.Tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tổng Bí thư lưu ý, Ban chỉ đạo T.Ư sẽ áp dụng bộ chỉ số theo dõi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị để biết rõ cấp nào, cơ quan nào hoạt động như thế nào.Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... để thúc đẩy thương mại công bằng, hài hòa, bền vững với Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU và các đối tác lớn của Việt Nam. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng xuất khẩu mới bên cạnh thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng trong nước...Tổng Bí thư cũng yêu cầu, từng cấp, từng ngành, từng địa phương cần nghiên cứu, thảo luận kế hoạch hành động của ngành mình, cấp mình, địa phương mình thật cụ thể, sát thực tế để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần bổ sung sửa đổi thể chế để xác lập tư duy bình đẳng giữa T.Ư và địa phương. Địa phương có quyền đòi hỏi, kiến nghị T.Ư có cơ chế, giải pháp tháo gỡ để địa phương phát triển bên cạnh việc địa phương chấp hành các chỉ thị, chỉ đạo của T.Ư. Những kiến nghị, đề xuất của địa phương phải được T.Ư xem xét một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có trách nhiệm và phải trả lời dứt khoát, đúng thời gian quy định, rõ ràng, cụ thể tránh tình trạng bút phê như: "thực hiện theo đúng pháp luật và qui định hiện hành và tự chịu trách nhiệm" hoặc bút phê lòng vòng, đùn đẩy. "Đó là thứ bút phê an toàn, nhưng thực chất là tránh né, không làm đúng, làm tốt việc cần làm", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu, sau khi giao việc phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, từng cấp lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao và kết quả chỉ đạo, kết quả công tác là căn cứ đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị đó. Bộ máy trong hệ thống chính trị phải hoạt động thông suốt từ T.Ư tới cơ sở trên tinh thần "công việc là trên hết".
Trong một sự kiện chia sẻ về chiến lược điện hoá, ông Koji Sugita - Tổng giám đốc Honda Việt Nam cho biết hãng này đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt 30% sản lượng xe thuần điện (EV) và xe điện hydro (FCEV) trên toàn cầu và đạt 100% vào năm 2040 - đạt mục tiêu trung hòa carbon (Net Zero) vào năm 2050. Chia sẻ lần này của Honda Việt Nam chỉ làm rõ hơn lộ trình chuyển đổi điện khí hoá. Trước đó, vào năm 2022, hãng này cũng đã chia sẻ về mục tiêu đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050 với tất cả sản phẩm bán ra nhờ đẩy mạnh quá trình điện khí hoá.Để “giảm sốc” cho quá trình này, ông Koji Sugita cho biết xe hybrid (HEV) sẽ là nhân tố quan trọng và vô cùng hiệu quả giúp Honda đạt mục tiêu sớm mà không cần đầu tư quá nhiều cũng như ảnh hưởng tới xu hướng, thói quen sử dụng xe của khách hàng. Như vậy cùng với người đồng hương Toyota, Honda tiếp tục là hãng xe kiên định với nhận định xe hybrid mới là dòng xe thực sự quan trọng trong tương lai gần tại Việt Nam.Thực tế, mục tiêu này cũng khớp với lộ trình chuyển đổi xanh của Việt Nam từng được công bố vào năm 2022 khi từng bước hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu các phương tiện dùng nhiên liệu hoá thạch vào năm 2040 và đạt 100% phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh vào năm 2050. Tuy nhiên, so với thế giới, nhiều nước bắt đầu cấm bán từ 2025 (Nauy) hay 2035 (EU) mục tiêu của Việt Nam vẫn còn có phần chậm rãi.Có không ít ý kiến cho rằng những hãng xe không có hạ tầng sạc điện như Honda chuyển đổi hoàn toàn sang dòng xe này là tự đánh rơi “chén cơm” của mình vì đây là yếu tố tiên quyết của đại bộ phận người mua xe điện quyết định rót hầu bao. Bỏ qua yếu tố đây là xu hướng phải theo vì nếu sau 2040 các hãng còn sản xuất xe xăng sẽ tự làm thu nhỏ thị trường của chính mình thì liệu Honda EV có khả thi tại thị trường Việt Nam?Nhờ sự mạnh tay của Vinfast, Việt Nam đã có quá trình chuyển đổi xanh nhanh chưa từng có, có thể thấy bằng mắt thường từ dung lượng thị trường tới thị hiếu, quan điểm của người tiêu dùng cho tới số lượng hãng xe tiếp cận mới. Tuy nhiên, hầu hết các hãng xe điện ngoài Vinfast đều đang chỉ có doanh số “tượng trưng” dù mẫu mã đa dạng thậm chí còn đẹp hơn nhưng chỉ tiếp cận được một lượng nhỏ người tiêu dùng mua xe phụ và có không gian rộng rãi để sạc tại nhà.Vậy rõ ràng là kế hoạch chỉ bán xe điện của Honda là không khả thi?Không! Bởi Honda còn tới khoảng 20 năm nữa để trù bị cho kế hoạch này, đây là khoảng thời gian khá dài để làm được mọi thứ nếu hãng muốn đầu tư. Tuy nhiên, có vẻ như Honda và các hãng xe còn lại sẽ không mạo hiểm vào bài toán đầu tư trạm sạc mà trông chờ vào các nhà cung cấp thứ 3 bởi nếu dung lượng thị trường đủ lớn, đầu tư cơ sở hạ tầng cho xe điện cũng là “món ngon” của bất kỳ nhà đầu tư nào có sẵn kinh nghiệm.Được biết, tại Việt Nam hiện có khoảng 10 đơn vị cung cấp trạm sạc độc lập nhưng mới hoạt động cầm chừng với hơn 100 điểm sạc con số này là quá nhỏ ngay cả với nhu cầu của số lượng xe điện “ngoài Vinfast” đang lăn bánh. Tuy nhiên, với xu hướng đẩy mạnh bán xe điện tại Việt Nam hiện nay của các thương hiệu xe lớn đặc biệt là người hàng xóm Trung Quốc, tương lai không xa con số này có thể tăng mạnh, hướng tới khả năng “phủ xanh” trạm sạc tại Việt Nam. Tất cả chỉ nằm ở “dung lượng thị trường đủ lớn”.Vậy nếu dung lượng thị trường không đủ lớn để các công ty trạm sạc độc lập hay cá nhân đầu tư trạm sạc thì sao?Điều này rất khó xảy ra giống như việc các hãng xe không sản xuất xe điện bởi chỉ 1-2 thập kỷ nữa các nước trong đó có Việt Nam đều sẽ đóng sập cửa với xe xăng buộc quá trình chuyển đổi này phải diễn ra. Lúc này nếu bạn muốn mua một chiếc xe mới sẽ không có hãng nào bán xe xăng cho bạn và ngược lại thì nếu Honda muốn bán xe xăng cũng không có thị trường lớn nào tiếp nhận.Và ngay cả khi nếu đến thời điểm đó các hệ thống trạm sạc độc lập vẫn quá ít thì tin vui là nhiều khả năng Vinfast đã mở khóa cho các hãng xe còn lại dùng chung. Bởi theo chia sẻ trước đó của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, việc cho các hãng xe khác dùng chung trạm sạc đã nằm trong tính toán của công ty nhưng sẽ khoảng 10 năm nữa. Ngoài ra, công ty V-GREEN do ông Vượng bỏ tiền túi đầu tư đầu năm nay cũng đang hướng đến mục tiêu phát triển 150.000 cổng sạc trên cả nước bằng mô hình “trạm sạc toàn dân” cũng có kế hoạch cân nhắc cho các hãng khác dùng chung trạm sau khoảng 5 năm vận hành.Lúc này cuộc chiến xe điện sẽ cân bằng hơn, các thương hiệu có lượng khách hàng trung thành như Honda sẽ có nhiều cơ hội hơn đẩy nhanh thị phần xe điện dù đi sau. Chưa kể, xe hybrid sẽ là dòng xe giúp hãng này duy trì doanh số ổn định trước xu hướng thoái trào của xe xăng trong thập kỷ tới.
Google đầu tư hơn 100 tỉ USD vào AI
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.