Bạn có tin được món ăn vặt này lại là 'báu vật quốc gia' của Ấn Độ?
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Thanh Niên ghi lại về ngày hội xuân trên cao nguyên đất đỏ M'Nông:Sau khi hủy hôn tình trẻ, Megan Fox khuyên phụ nữ tránh xa đàn ông 'độc hại'
Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk vừa tiến hành kiểm tra đột xuất tại một địa điểm kinh doanh tại đường A11, xã Cư Êbur, TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), phát hiện và tạm giữ hơn 6 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện địa điểm kinh doanh nói trên do bà Đ.H.T là chủ cơ sở, đang hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng không đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.Đồng thời, Đoàn kiểm tra phát hiện chủ cơ sở kinh doanh đang bày bán hàng hóa là mỹ phẩm các loại có số lượng tổng cộng là 35.034 sản phẩm (khoảng hơn 6 tấn), chủ yếu là các mặt hàng kem dưỡng da, son môi, phấn, kem chống nắng, kem làm trắng răng, dầu gội, tinh dầu, nước hoa…Chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được bất cứ giấy tờ, hóa đơn, chứng từ nào để chứng minh tính hợp pháp và nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa nêu trên. Tại thời điểm kiểm tra, hàng hóa vi phạm được niêm yết giá với tổng giá trị là 803,7 triệu đồng.Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ tang vật và biên bản niêm phong tang vật; đồng thời chuyển hồ sơ lên Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk để xử lý theo quy định của pháp luật.Theo thống kê của các sàn thương mại điện tử, mặt hàng làm đẹp cho nữ giới luôn đứng top đầu về doanh số tiêu thụ. Tuy nhiên, chất lượng và xuất xứ hàng hóa vẫn luôn là vấn đề đáng báo động.
Highlights VBA 2023: Thang Long Warriors thắng kịch tính Cantho Catfish
Liên tiếp trong hai ngày 18 và 19.2 năm 2025, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 thuộc Cục QLTT Cần Thơ đã tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S do bà N.T.P.L làm đại diện tại địa chỉ: đường Mậu Thân, P.Thới Bình, Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ) và hộ kinh doanh Giày 99 do ông N.T.H.T là đại diện, tại địa chỉ: Khu vực 2, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều (TP.Cần Thơ). Qua kiểm tra, Đội QLTT số 3 đã phát hiện tại hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S đang bày bán 9 đôi dép da nam nhãn hiệu Hèrmes, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trên quai dép có gắn hình chữ H, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Hèrmes đã được bảo hộ tại Việt Nam, các sản phẩm trên được in, gắn nhãn hiệu Hèrmes trực tiếp trên sản phẩm không thể bóc tách, tháo rời ra được, tổng giá trị được xác định theo giá niêm yết là 8,5 triệu đồng.Đối với hộ kinh doanh Giày 99, Đội QLTT số 3 phát hiện tại đây đang bày bán 12 đôi giày thể thao nhãn hiệu Nike có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike đã được bảo hộ tại Việt Nam, các sản phẩm không thể bóc tách hoặc tháo rời ra được, tổng giá trị được xác định theo giá niêm yết là 10,2 triệu đồng.Bà N.T.P.L là đại diện hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S và ông N.T.H.T là đại diện hộ kinh doanh Giày 99 không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa nêu trên. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm của hai vụ việc trên là 18,7 triệu đồngNgoài ra, Đoàn kiểm tra còn phát hiện tại hộ kinh doanh A-D-A-M S-H-O-E-S sử dụng website https://adamshoes.vn có chức năng đặt hàng trực tuyến để kinh doanh các mặt hàng giày, dép các loại nhưng không thực hiện thông báo website thương mại điện tử bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng.Lãnh đạo Đội QLTT số 3 cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục bám sát địa bàn để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng không gian mạng như Facebook, TikTok…, ngăn chặn các hành vi vi phạm như mua bán hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định pháp luật.
Phát biểu trước truyền thông Malaysia vào ngày 28.1, chuyên gia bóng đá Malaysia Yamal Nasser nói: "So với các nền bóng đá lân cận ở Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, bóng đá Malaysia đang tụt hậu. Để tránh tình trạng tụt hậu này, Malaysia phải sử dụng chính sách dùng cầu thủ nhập tịch ít nhất trong khoảng từ 5 – 7 năm nữa. Rồi song song với việc sử dụng nhập tịch, chúng ta phải đào tạo cầu thủ trẻ thật tốt, để thay đổi thực tế này trong tương lai".Đội tuyển quốc gia Malaysia bị loại ngay vòng bảng AFF Cup 2024. Trước đó, đội U.23 Malaysia cũng bị loại ngay vòng bảng nội dung bóng đá nam SEA Games 32 năm 2023. Những điều này buộc bóng đá Malaysia phải thay đổi. Họ cần có thành tích cụ thể để kích thích các nguồn lực xã hội, vực dậy nền bóng đá nước họ.Trong năm 2025, bóng đá Malaysia có các nhiệm vụ chính, đó là vòng loại Asian Cup 2027 và SEA Games 33. Ở vòng loại thứ 3 Asian Cup 2027, đội tuyển quốc gia Malaysia chung bảng F với đội tuyển Việt Nam. Đây là 2 đối thủ chính cạnh tranh vé vào vòng chung kết (VCK) giải châu Á. Còn tại SEA Games 33 diễn ra vào cuối năm nay, không loại trừ khả năng U.22 Malaysia sẽ tiếp tục chạm trán U.22 Việt Nam.Để chuẩn bị cho chiến dịch vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội tuyển Việt Nam, Malaysia sẽ nhập tịch một loạt cầu thủ. Tuy nhiên, chuyên gia Yamal Nasser khuyến cáo những cầu thủ nhập tịch này nên là những người có một phần nguồn gốc Malaysia.Chuyên gia Malaysia Yamal Nasser nói: "Vấn đề của bóng đá Malaysia các năm qua là chúng ta có cơ sở vật chất tốt, nhưng khâu đào tạo chưa tốt. Chúng ta cần duy trì các dự án bóng đá trẻ một cách liên tục. Trước mắt, bóng đá Malaysia cần thu hút các cầu thủ nhập tịch, cùng lúc đó chúng ta cũng cần gấp rút đào tạo nguồn cầu thủ nội. 2 việc này phải thực hiện đồng bộ".Trước đó, cựu HLV đội U.23 Việt Nam, ông Hoàng Anh Tuấn nhận xét về bóng đá Malaysia: "Kể từ sau thời HLV Rajagopal vô địch AFF Cup 2010, bóng đá Malaysia đi xuống thấy rõ. Chất lượng đào tạo trẻ của Malaysia không ổn định bằng chất lượng đào tạo trẻ của bóng đá Việt Nam trong những năm qua".Cũng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, bóng đá Việt Nam có thêm 2 lần vô địch AFF Cup (2018, 2024), 2 lần vô địch SEA Games (2019, 2022) và 2 lần vô địch U.23 Đông Nam Á (2022, 2023). Trong khi đó, bóng đá Malaysia chỉ có thêm 1 lần vô địch SEA Games vào năm 2011. Việc bóng đá Malaysia gấp rút nhập tịch cầu thủ sẽ khiến đội tuyển Việt Nam bị chịu nhiều sức ép. Ông Kim Sang-sik sẽ đối mặt với bài toán nhân sự khi chúng ta sẽ thiếu Xuân Son. Tháng 6.2025, đội tuyển Việt Nam sẽ đấu Malaysia tại vòng loại Asian Cup 2027.
Hãng hàng không Đài Loan mở đường bay thẳng tới Phú Quốc
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.