Âm nhạc sôi động, pháo hoa rực sáng tại NovaWorld Phan Thiet dịp 30.4
Năm 2025, Chính phủ đặt quyết tâm tăng trưởng GDP tối thiểu từ 8% trở lên, tạo nền tảng cho tăng trưởng 2 con số giai đoạn 2026 - 2030. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, bên cạnh các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, huy động nguồn lực là vấn đề cốt lõi.Việt Nam cần nguồn vốn rất lớn là hơn 4 triệu tỉ đồng, tương đương khoảng 160 tỉ USD. Bên cạnh những nguồn vốn chuẩn bị từ ngân sách nhà nước, thị trường vốn là kênh huy động rất quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt là để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng.Phát biểu tại hội thảo "Tâm điểm tín dụng Việt Nam 2025" do FiinRatings và S&P Global Ratings phối hợp tổ chức ngày 27.2 tại Hà Nội, bà Phạm Thị Thanh Tâm, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính), cho biết thời gian qua, thị trường vốn Việt Nam có những bước phát triển tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu.Quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu cuối năm 2024 đạt 93,3% GDP. Chỉ số VN-Index tăng 12,1% trong năm 2024 với tổng giá trị huy động vốn trên thị trường đạt gần 930.000 tỉ đồng, cao gấp 1,3 lần so với năm 2023.Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FiinRatings, phân tích: "Nói đến các ngành đòi hỏi nguồn vốn lớn và thâm dụng vốn lớn như hạ tầng, năng lượng, giao thông, cao tốc, bất động sản... thì không thể dựa trên một thị trường vốn như hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh huy động vốn mới trên thị trường chứng khoán còn rất hạn chế, huy động trái phiếu doanh nghiệp còn rất nhỏ và với kỳ hạn bình quân chỉ 3,5 năm…Chúng ta cần có một thị trường vốn được cải thiện, vận hành một cách hiệu quả để có thể giúp khai thông nguồn vốn nội địa và nguồn vốn quốc tế".Ông Thuân cho biết, sau 5 năm hoạt động, FiinRatings đã xếp hạng tín nhiệm hơn 60 doanh nghiệp. Năm 2024, 29 doanh nghiệp trong số đó đã huy động được 111.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Đáng chú ý, phần lớn các doanh nghiệp này không phải là đối tượng thuộc diện bắt buộc phải xếp hạng tín nhiệm.Nhiều chuyên gia phân tích, xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Nếu được tổ chức uy tín xếp hạng tín nhiệm cao, các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhanh chóng với lãi suất ưu đãi; giao dịch với đối tác trong và ngoài nước được ưu đãi về giá cả, dịch vụ…Bà Tâm nhìn nhận, thời gian tới, để phát triển thị trường vốn bền vững, lành mạnh và nâng cao minh bạch, vai trò và trách nhiệm của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ ngày càng lớn.Để tiếp tục thúc đẩy việc cung cấp và sử dụng dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam, Bộ Tài chính đang tích cực phối hợp với các tổ chức trong nước, quốc tế triển khai các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và nhà đầu tư về xếp hạng tín nhiệm; khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm áp dụng thông lệ quốc tế với 4 nguyên tắc chất lượng, độc lập, minh bạch và bảo mật."Bộ Tài chính đang rà soát khung pháp lý về xếp hạng tín nhiệm để tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn hiện nay; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác với các tổ chức uy tín trên thế giới để nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường vốn", bà Tâm nói.Ông Andrew Wood, Giám đốc Xếp hạng tín nhiệm quốc gia & tài chính công quốc tế, khu vực châu Á - Thái Bình Dương của S&P Global Ratings, cho rằng những giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn chính sách cho các ngành chủ chốt như bất động sản, ngân hàng, năng lượng… sẽ tác động mạnh tới thị trường vốn của Việt Nam thời gian tới.Ngoài ra, vấn đề tổ chức lại bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu năng… về dài hạn sẽ giúp Việt Nam có thêm dư địa tài khóa để đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ cho tăng trưởng. Về tầm nhìn, cải cách này cũng giúp Việt Nam cải thiện tín nhiệm quốc gia."Thời gian tới, Việt Nam cần lưu ý điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa phải dựa trên tín hiệu thị trường. Khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam cần được trao bàn đạp để phát triển hơn nữa…", ông Andrew Wood bày tỏ.Bánh chè lam gói trọn niềm thương nhớ
Thời gian qua, người dân liên tục phản ánh về việc điểm du lịch trái phép được xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực thị trấn Đăk Rve (H.Kon Rẫy, Kon Tum). Điều đáng nói, điểm du lịch này nằm ngay cạnh khúc cua trên đèo Măng Đen (thuộc QL24), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Theo ghi nhận của phóng viên, điểm tham quan này rộng khoảng 2.000 m2, nằm dọc bên triền đồi nhô ra trên đèo Măng Đen. Tại đây du khách có thể nhìn xuống con sông Đăk S'nghé và thung lũng thị trấn Đăk Rve. Ở ngay cổng điểm du lịch, chủ cơ sở đặt một chòi bán vé với giá 50.000 đồng/người khi sử dụng đồ uống và 30.000 đồng/người nếu chỉ vào ngắm cảnh. Mỗi ngày có hàng trăm lượt người đến điểm du lịch này vui chơi. Để phục vụ du khách nghỉ mát và check in, chủ cơ sở đã dựng nhiều chòi gỗ, mái lợp tranh và một số trụ xích đu bằng gỗ.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, điểm tham quan này được xây dựng trên đất nông nghiệp. Địa phương này cũng đã 2 lần lập biên bản kiểm tra vào tháng 4.2024 và tháng 6.2024. Qua các buổi kiểm tra, UBND thị trấn Đăk Rve xác định, điểm kinh doanh dịch vụ này có diện tích 1.700 m2 nằm tại lô 16, khoảnh 4, tiểu khu 520 thuộc địa phận thôn 4, thị trấn Đăk Rve. Hiện tại thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch này là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng.Theo UBND thị trấn Đăk Rve, cả 2 lần kiểm tra cơ quan chức năng đều xác định chủ cơ sở có hành vi vi phạm hủy hoại đất. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu, nếu không thực hiện thì ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, điểm du lịch nói trên vẫn tồn tại.Ngày 5.3, ông Võ Văn Lương, Chủ tịch UBND H.Kon Rẫy, cho biết trước đây khi đi kiểm tra, cơ quan chức năng của thị trấn Đăk Rve xác định điểm du lịch này có hành vi vi phạm hủy hoại đất là chưa đúng. Qua kiểm tra, huyện xác định các chòi gỗ lợp tranh trong điểm du lịch không xây dựng kiên cố do đó chỉ có hành vi vi phạm sử dụng đất sai mục đích. Theo quy định của pháp luật, khi có nhu cầu đấu nối đường nhánh vào quốc lộ, thì phải được cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng theo ông Lương, điểm du lịch này chưa được cơ quan chức năng cấp phép đấu nối giao thông vào QL24, trong khi khu vực này nằm ở khúc cua nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.Cũng theo ông Lương, huyện đang yêu cầu chủ đầu tư điểm du lịch nói trên tháo dỡ các công trình vi phạm. Nếu không chấp hành, đến ngày 6.3, UBND huyện sẽ tiến hành đưa máy móc đến cưỡng chế bằng cách múc đất chặn tuyến đường vào điểm du lịch này.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều cùng ngày, ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch trên, cho biết đã nhận được văn bản yêu cầu tháo dỡ của UBND H.Kon Rẫy và đang chờ đoàn công tác đến làm việc.Tuy nhiên theo ông Đạt, khu vực đèo Măng Đen có rất nhiều chòi gỗ của người dân vi phạm, không riêng điểm du lịch của ông (?). Nếu yêu cầu tháo dỡ thì phải tháo dỡ toàn bộ những chòi gỗ vi phạm. Do đó, dù UBND thị trấn Đăk Rve đã lập biên bản và yêu cầu tháo dỡ nhưng ông vẫn chưa chấp hành.Ông Đạt cũng chia sẻ: "Bây giờ nhà nước đã có chủ trương chính sách để khuyến khích dân làm ăn, giải quyết việc làm. Nhờ cái quán này mà Măng Đen có thêm du khách, tạo được thêm công ăn việc làm cho bà con".Về thông tin điểm du lịch trên chưa được phép đấu nối với QL24, ông Đạt tỏ ra ngạc nhiên: "Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến quy định này và chưa từng được hướng dẫn các thủ tục đó".
Ngoài áo dài, áo yếm sẽ là món đồ cho các nàng ghi điểm vào dịp tết
"Tôi có cam kết với bản thân mình và vợ, là tết này sẽ không uống một giọt bia, rượu nào. Tôi tin là mình thực hiện đúng cam kết đó", An cho hay.
Công điện của Thủ tướng gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế; các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, LĐ-TB-XH, TT-TT.Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố nêu trên chủ động theo dõi sát tình hình và dự báo thời tiết; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho người dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả... (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm. Kịp thời cung cấp thuốc men, khám chữa bệnh kịp thời, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân ốm vì rét mà không tiếp cận được dịch vụ y tế và chữa trị trong dịp tết.Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại, có sương muối, chỉ đạo, hướng dẫn nông dân có biện pháp chống rét cho các diện tích mạ xuân, không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ xuống thấp; không chăn thả, không cho trâu, bò cày bừa khi xảy ra rét đậm, rét hại.Đặc biệt, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT tập trung chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác phòng, chống rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản và cây trồng; chỉ đạo các địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết.Bộ TN-MT chỉ đạo theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thời tiết, rét đậm, rét hại để cơ quan chức năng và cơ quan truyền thông truyền tải đến người dân biết và chủ động tích cực, triển khai các biện pháp ứng phó hiệu quả với rét đậm, rét hại, băng giá.Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan thông tin truyền thông phổ biến kiến thức, hướng dẫn, khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống rét hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe, tránh nguy cơ nhiễm độc khí khi đốt than, củi để sưởi ấm trong phòng kín; chỉ đạo lực lượng y tế tuyến cơ sở bảo đảm cơ số thuốc chữa bệnh cần thiết, tổ chức khám chữa bệnh cho người dân, nhất là trong dịp tết.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến ngày 29.1, Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối. Trung Trung bộ trời rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ phổ biến từ 8 - 11 độ C, vùng núi 4 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 12 - 15 độ C; ở khu vực từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 18 độ C.
Lạc lối ở bản Cát Cát
SK Ecoplant là một trong những nhà đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực phát triển năng lượng và thuộc SK Group. SK Group là chaebol lớn thứ 3 của Hàn Quốc, chỉ sau Tập đoàn Samsung và Hyundai. Tập đoàn này hiện đang điều hành hơn 175 công ty trong các ngành năng lượng, khoa học đời sống, vật liệu tiên tiến, di động, bán dẫn… Tại Việt Nam, SK Group đã thiết lập quan hệ đối tác với các tập đoàn hàng đầu như Vingroup, Masan..., với số vốn đầu tư khoảng 2,5 tỉ USD vào nhiều lĩnh vực như phân phối, hàng tiêu dùng, phát triển bất động sản và chăm sóc sức khỏe…