Phát triển Phú Quốc trở thành đô thị biển - đảo có vị thế đặc biệt
Thất bại mà đội bóng được ví như “đội tuyển futsal Việt Nam” thu nhỏ đương nhiên là nỗi buồn dành cho CLB Thái Sơn Nam, nhưng điều đó khó mà so được với niềm vui to lớn của người hâm mộ khi được chứng kiến một mùa quá nhiều kịch tính, bất ngờ và vỡ òa tới phút cuối cùng ở cả giải VĐQG lẫn Cúp Quốc gia.Xe bán tải vượt ẩu, 'cướp làn' ép ô tô đi đúng luật vào lề đường
Hiện, vợ chồng Xuân Son đang tích cực dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón tết Nguyên đán 2025.Xuân Son đang trong quá trình điều trị chấn thương. Sau ca phẫu thuật thành công, dự kiến anh phải nghỉ thi đấu 8 tháng. Trong khoảng thời gian này, cầu thủ gốc Brazil sẽ nghỉ ngơi, sau đó tập đi lại và trải qua quá trình phục hồi kết hợp vật lý trị liệu để từng bước trở lại sân cỏ. Theo chẩn đoán của bác sĩ, Xuân Son có thể tái xuất vào tháng 9, kịp cùng đội tuyển Việt Nam dự lượt trận thứ ba hoặc thứ tư tại vòng loại Asian Cup 2027. Xuân Son có năm 2024 thành công vang dội. Anh ghi 31 bàn sau 26 trận, cùng CLB Nam Định vô địch V-League. Bên cạnh số bàn thắng ấn tượng, Xuân Son trở thành "ngòi nổ" trong lối chơi khi sắm cả vai kiến tạo, làm tường và dẫn dắt hàng công. Anh được HLV Kim Sang-sik điền tên vào danh sách dự AFF Cup 2024, sau khi có quốc tịch Việt Nam.Dù đến trận cuối vòng bảng, Xuân Son mới được ra mắt (theo quy định của Liên đoàn Bóng đá thế giới), nhưng tiền đạo 28 tuổi đã chơi cực hay với 7 bàn thắng, đưa đội tuyển Việt Nam lên đỉnh vinh quang. Xuân Son cũng đoạt luôn danh hiệu vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải, tuy xuất phát sau các đối thủ tới... 3 trận. Chấn thương của Xuân Son sẽ mang lại thách thức cho cả đội tuyển Việt Nam và CLB Nam Định. Không có ngòi nổ số một, đội Nam Định đã không thắng 4 trận vừa qua (hòa 2, thua 2), chỉ ghi vỏn vẹn 2 bàn. Đây là khó khăn HLV Kim Sang-sik cần lường trước. Trong thời gian Xuân Son vắng mặt, đội tuyển Việt Nam sẽ tham dự vòng loại Asian Cup 2027 với màn tiếp đón Lào trên sân nhà, sau đó làm khách trước Malaysia và Nepal.
Sửa đổi quy định về bảng lương, phụ cấp đối với người lao động
Chiều 15.1, chị C.T.H.H (47 tuổi, ngụ Q.7, TP.HCM) - người tung tin Thảo Cầm Viên bắt mèo hoang cho cá sấu ăn cùng mẹ đã trực tiếp đến Thảo Cầm Viên xin lỗi về bài đăng sai sự thật.Làm việc với Ban giám đốc Thảo Cầm Viên Sài Gòn, chị H. giải thích, sau khi nghe một người kể nhìn thấy mèo hoang trong chuồng cá sấu, chị luôn lo sợ mèo bị cá sấu ăn. Do đó, chị viết bài đăng lên nhóm."Vì yêu mèo nên lúc nào tôi cũng sợ mèo chết, xem trên mạng thấy con mèo chết tôi cũng khóc", chị H. giải thích và xin lỗi Thảo Cầm Viên, đồng thời cam kết không phát tán các thông tin sai sự thật.Chị cũng chia sẻ, hiện không có việc làm nhưng đang nuôi 30 con mèo hoang. Hàng tháng chị được một số sinh viên, người em họ cho tiền để mua thức ăn cho mèo.Bà Trần Thị H. (mẹ chị H.) cho hay, từ sau dịch Covid-19, con gái bà bắt đầu mang mèo hoang về nhà trọ nuôi. Không đồng tình, can ngăn nhiều lần không được, bà H. đã cắt liên lạc với con gái. Theo lời bà H., chị H. bị trầm cảm, phải uống thuốc điều trị hàng tháng. "Tôi mong Thảo Cầm Viên bỏ qua cho con gái tôi. Nó lúc tỉnh lúc không, từ ngày nuôi mèo là bắt đầu ốm nhom. Nghe ở đâu có mèo hoang nó lại mang đồ ăn ra bỏ cho mèo ăn. Hàng xóm biết nó nuôi cũng mang mèo qua thả ở nhà. Vợ chồng nó xích mích cũng vì nó lo chăm mèo, không lo nhà cửa", bà H. nói. Sau buổi làm việc, đại diện Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết đơn vị không tiếp tục truy cứu vụ việc vì xác định chị H. bị lo lắng thái quá do rối loạn lo âu - trầm cảm chứ không có chủ đích vu khống, làm mất uy tín nơi này."Thảo Cầm Viên luôn cầu thị tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của người dân, nhưng các trường hợp vu khống, làm ảnh hưởng uy tín của đơn vị chúng tôi sẽ kiên quyết xử lý", đại diện Ban Giám đốc khẳng định.Trước đó, ngày 30.12.2024, tài khoản Facebook tên H.N.M đăng lên một nhóm về cứu hộ động vật cho rằng Thảo Cầm Viên bắt mèo hoang cho cá sấu ăn. Nơi này lập vi bằng dài 90 trang, ghi nhận tất cả các bài chia sẻ cùng ý kiến bình luận tại bài viết này và gửi đến cơ quan chức năng.
Sàn giao dịch ở London (Anh) đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần này trong sắc xanh để kết thúc một tuần tăng liên tiếp cả 5 phiên. Cụ thể, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 3.2025 tăng tổng cộng 536 USD lên mức 5.544 USD/tấn. Mức giá hiện tại chỉ thấp hơn 21 USD so với cột mốc lịch sử được ghi nhận vào ngày 29.11.2024 (theo giờ Việt Nam) là 5.565 USD/tấn; nhưng là mức giá cao nhất so với cùng kỳ các năm trước.Tương tự, tuần này giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3.2025 trên sàn New York (Mỹ) cũng tăng đến 430 USD lên 7.660 USD/tấn.Tại các tỉnh Tây nguyên, giá cà phê tăng bình quân khoảng 6.000 đồng/kg so với tuần trước và đạt mức bình quân từ 125.000 - 126.000 đồng/kg. Như vậy, lần đầu tiên trong mấy chục năm qua người dân trồng cà phê bước vào kỳ nghỉ tết với mức giá cao ngất ngưỡng, giúp bà con có thể đón một cái tết sung túc.Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), dự báo: Giá cà phê sẽ tiếp tục duy trì mức cao vào kéo dài ít nhất đến giữa năm 2025. Nguyên nhân là hiện chỉ Việt Nam có cà phê đang thu hoạch đồng nghĩa với nguồn cung dồi dào. Nhưng hiện tại, vụ thu hoạch cũng đang bước vào giai đoạn cuối. Điều quan trọng là những năm gần đây, giá cà phê có xu hướng tăng liên tục nên năm nay thu hoạch xong nhiều nông dân cũng không vội bán và nhiều doanh nghiệp không dám mua. Đó là lý do khiến nguồn hàng có nhưng giao dịch yếu và giá cà phê duy trì mức cao. Trong khi đó, nguồn cung từ Brazil phải đến tháng 5.2025 mới vào vụ thu hoạch mới.Ông Nam cũng giải thích thêm, bên cạnh yếu tố cung cầu thì thị trường còn có sự tham gia của giới đầu tư tài chính, góp phần đẩy giá lên cao. Trong nửa cuối năm 2025, thị trường có thể có nhiều biến động khi Brazil - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới vào vụ thu hoạch; nhưng ngược lại thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới là EU sẽ áp dụng quy định chống phá rừng EUDR.
Honda SH350i nhập từ Ý có gì khác SH lắp ráp tại Việt Nam?
Cụ thể, du khách quốc tế đến Việt Nam từ khu vực châu Á chiếm tỷ trọng 79,6%, châu Âu (11,3%), châu Mỹ (5,7%) và châu Phi (0,3%).Về quy mô thị trường, Hàn Quốc là gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 với 4,5 triệu lượt (chiếm 25,98%); Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2, đạt 3,7 triệu lượt (chiếm 21,26%).Các vị trí tiếp theo trong 10 thị trường hàng đầu có Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Úc, Campuchia và Thái Lan.Đáng chú ý, thị trường tiềm năng Ấn Độ trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể, từ 138.000 lượt năm 2022 lên 392.000 lượt năm 2023, và đạt 501.000 lượt năm 2024, tăng 2,6 lần chỉ sau 2 năm và hiện nay xếp ở vị trí thứ 6 các thị trường gửi khách nhiều nhất đến Việt Nam. Cục Du lịch quốc gia Việt nam nhận định, Ấn Độ là một trong những thị trường tăng trưởng ấn tượng nhất, góp phần đa dạng hóa thị trường nguồn của du lịch Việt Nam.Các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự tăng trưởng lượng khách quốc tế năm 2024. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 214,4% so với năm 2023, Hàn Quốc (tăng 27,1%), Nhật Bản (tăng 20,7%), Đài Loan (tăng 51,4%).Sự phục hồi của các thị trường nguồn châu Á được dẫn dắt bởi thị trường lớn Hàn Quốc với mức phục hồi 106% so với năm 2019 - trước đại dịch, Đài Loan đạt mức 139%. Tuy nhiên, thị trường truyền thống Trung Quốc mới chỉ phục hồi ở mức 64%, Nhật Bản đạt 75%; Thái Lan và Malaysia cùng 82%.Từ kết quả năm nay, ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2025.