Kỷ lục: Đường sắt lãi gấp 3 lần mục tiêu cả năm
Bên cạnh những bình luận tích cực khen ngôi nhà được khoác áo mới, nhiều người còn xin thông tin về vật liệu, cách sửa chữa để tham khảo, áp dụng. Ai nấy đều cho rằng đây là món quà tuyệt vời mà người con dành cho cha mình.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là anh Trương Văn An (41 tuổi, quê ở Nghệ An). Anh An cho biết, hiện anh đang đi làm cách nhà 30 km nên sáng đi sớm, chiều tối mới về nhà. Vì thế, lúc đầu anh nghĩ không gắn bó với nhà cũ mà xây nhà mới ở cách đó 15 km để tiện cho công việc hiện tại. Tuy nhiên, vào một ngày đẹp trời khi ngồi uống cà phê, anh nảy ra ý tưởng sửa ngôi nhà của cha thay vì xây ngôi nhà mới. Điều này vừa tiết kiệm chi phí, vừa là nơi con cháu quây quần mỗi dịp cuối tuần, lễ tết.Nói là làm, chỉ 2 ngày sau khi có ý tưởng, anh bắt tay vào thực hiện. Anh hoạch tính các hạng mục để đơn vị thi công phối hợp với nhau kịp tiến độ. Việc khó khăn gặp phải là anh quyết định quá nhanh, không có thời gian ngồi với đội ngũ thiết kế bàn thảo kỹ. Mỗi tối, khi đi làm về anh mới xem và chỉnh sửa các thiết kế. "Tôi không thuê đội ngũ thiết kế nên có vài chi tiết không đúng với ý mình. Ngôi nhà hoàn thiện cũng chỉ được khoảng 90% ý tôi mong muốn", anh An chia sẻ và cho biết thêm trong quá trình thi công, mọi quyết định anh đều phải đưa ra nhanh chóng. Đường điện, thiết bị điện, bố trí ổ cắm, công tắc, màu sơn, màu gạch… hầu như anh không có thời gian suy nghĩ và lựa chọn."Khó khăn nhất là việc mình không ở nhà để truyền đạt ý tưởng cho thợ. Khi mình đi làm thì thợ chưa đến, khi về nhà thợ đã hoàn thành công việc hôm đó. Việc nêu ý tưởng bổ sung đều qua điện thoại. Ngôi nhà trước và sau khi sửa khác nhau rõ rệt về công năng sử dụng, phù hợp với gia đình. Tôi ưu tiên xây dựng, chỉnh trang khu vườn để dịp cuối tuần gia đình có nơi thư giãn, không gian thoải mái nhất", anh An chia sẻ thêm.Chi phí sửa nhà chưa tính nội thất khoảng 600 triệu đồng. Phần nội thất, anh An cho biết cũng với số tiền tương đương sửa nhà. Ngôi nhà hoàn thiện khiến cha anh An rất hài lòng, vì nhà được cải tạo hoàn toàn mới theo phong cách hiện đại. Hàng xóm cũng khen khu vực sân vườn và không gian mở của ngôi nhà. Hằng ngày, các cụ trong làng vẫn đến ngồi uống nước và nói chuyện, gắn kết tình làng nghĩa xóm.Ông Hoàn (75 tuổi), cha anh An, cho biết bản thân ủng hộ mọi quyết định của con. "Tôi hoàn toàn nhất trí khi con đưa ra ý kiến sửa nhà và sinh sống tại địa phương. Tôi cũng nói với con trai nhất quyết sẽ ở lại nhà của mình, không đến nhà của bất kỳ đứa nào ở chung. Khi thấy con sửa nhà đẹp, tôi rất vui mừng, hàng xóm ngày nào cũng đến uống nước, nói chuyện đến đêm muộn. Ở tuổi tôi như vậy là hạnh phúc lắm rồi", ông Hoàn bày tỏ.Ngôi nhà không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng của sự gắn bó gia đình. Khi con cái quyết định sửa nhà cho đấng sinh thành không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thể hiện mong muốn mang sự an yên cho cha mẹ trong những năm tháng về già. Từ khi ngôi nhà được sửa sang, các thế hệ trong gia đình có cơ hội chia sẻ, quan tâm, cùng nhau tạo ra những giá trị hạnh phúc mới. "Trước đây, nhà xây theo kiểu cũ và một số vị trí xuống cấp nghiêm trọng, tôi ít ở nhà cuối tuần mà thường xuyên đi du lịch và đi chơi ở TP.Vinh. Sửa nhà rồi, tôi muốn dành thêm thời gian cho gia đình, muốn ở bên cha nhiều hơn và chăm chút cho ngôi nhà, mảnh vườn", anh An bộc bạch.
Mỗi năm Việt Nam có gần 200 triệu tấn nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ
Ngày 4.3, theo thông tin từ Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, một nữ sinh của trường vừa bị kẻ xấu lừa đảo số tiền 65 triệu đồng với thủ đoạn giả danh cơ quan chức năng để đe dọa.Cụ thể, tối 2.3, N.T.T. (21 tuổi, sinh viên năm 3 Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế) nhận được cuộc gọi từ số lạ, xưng là cơ quan chức năng đe dọa với nội dung T. có liên quan đến đường dây rửa tiền.Nữ sinh viên bị đe dọa, thao túng tâm lý nên đã chuyển vào số tài khoản do người này cung cấp số tiền 65 triệu đồng.Sau khi biết mình bị lừa, nữ sinh T. đã báo cáo với nhà trường, sau đó đã được nhà trường hướng dẫn đến cơ quan công an để trình báo sự việc.Theo nữ sinh này, dù từng biết đến thủ đoạn lừa đảo trên nhưng vì quá lo lắng, hoang mang và bị thao túng tâm lý nên đã bị lừa.Tiến sĩ Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, cho biết đây là tiền tích góp của sinh viên và tiền nhận từ chính sách hỗ trợ học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm theo Nghị định 116/2020.Qua sự việc trên, Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế cũng khuyến nghị sinh viên cần liên tục cập nhật thông tin chính thống và cơ quan công an để nhận diện và phòng tránh các chiêu trò lừa đảo.
Tuổi trẻ cả nước chung sức vì cộng đồng
Lá thăm ngẫu nhiên đã đưa đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng nằm chung bảng A với 2 đội bóng láng giềng sát vách Việt Nam là Trường ĐH Life (Campuchia) và Trường ĐH Lào.Trong khi đó, bảng B sẽ quy tụ nhà đương kim vô địch Việt Nam, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa và 2 đại diện quốc tế còn lại là Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) và Trường ĐH Malaysia.Ở trận khai mạc diễn ra lúc 16 giờ ngày 22.3, đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ đối đầu Trường ĐH Life – hiện đang là nhà đương kim vô địch sinh viên Campuchia năm 2024.Trận đấu tiếp theo trong cùng ngày, bảng B sẽ mở màn với cuộc tranh tài giữa 2 đội khách mời là Trường ĐH Malaysia và Trường ĐH Công nghệ Nanyang (cũng là đội vô địch bóng đá sinh viên Singapore) lúc 18 giờ ngày 22.3 trên sân trường ĐH Tôn Đức Thắng.Kết quả bốc thăm và sắp lịch thi đấu (đại diện các đội bóng luân phiên thay nhau tiến hành bốc thăm tại khách sạn Kim Đô sáng 20.3) đã giúp các đội bóng và người hâm mộ quan tâm có thể "giải mã" phần nào sức mạnh của 3 trong 4 đội khách mời quốc tế.Trên góc độ khác, điều này sẽ đem đến lợi thế cho đội Trường ĐH Lào, quy tụ lực lượng của 4 trường ĐH lớn của Lào, sẽ có thể "xem giò cẳng" các đối thủ trước khi bước vào trận đầu tiên gặp Trường ĐH Life lúc 15 giờ 30 ngày 24.3.Cũng trong ngày 24.3, Trường ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore) sẽ thi đấu trận cuối cùng của mình ở vòng bảng lúc 17 giờ 45 gặp đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa.Ở lượt trận cuối cùng của vòng bảng ngày 26.3, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu với Trường ĐH Malaysia lúc 15 giờ 30 để quyết định 2 suất đại diện bảng B vào bán kết.Còn trong trận đấu còn lại, đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ thi đấu với đội Trường ĐH Lào lúc 17 giờ 45. Việc đá trận cuối cùng cũng sẽ là lợi thế rất lớn cho đội bóng đến từ xứ sở triệu voi trong mục tiêu đoạt vé vào vòng trong.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng nay, không khí lạnh rất mạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Khoảng gần sáng và sáng 7.2, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc bộ, sau đó đến Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3 - 4, có nơi có gió giật cấp 6.Từ chiều 7.2 miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại; từ đêm 7.2 Bắc Trung bộ trời chuyển rét đậm, khu vực từ Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở miền Bắc phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 5 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 11 - 14 độ C, ở từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 16 độ C.Khu vực Hà Nội từ chiều 7.2 chuyển rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 10 - 12 độ C.Cơ quan khí tượng nhận định, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm nay đến ngày 8.2, miền Bắc và Thanh Hóa có mưa rải rác; từ ngày 7 - 9.2, khu vực từ Nghệ An đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào, có nơi mưa to và giông.Đáng chú ý, từ ngày 7 - 9.2 là thời điểm không khí lạnh ảnh hưởng mạnh nhất, vùng núi cao miền Bắc có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân chủ động biện pháp phòng tránh phù hợp.Triển khai phương án ứng phó với rét, trong đó đặc biệt tăng cường hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, học sinh tại các trường nội trú, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất lúa, rau màu và cây trồng khác.
Ngư dân khó khăn vì cửa biển bị bồi lấp
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.

'Lạc' vào vườn hồng cổ từng bị lãng quên trong hoàng thành Huế
Nhiều học sinh đi xe máy bị CSGT TP.HCM phạt vì đúng năm nhưng chưa đủ tháng
Buổi tối cuối tuần, tại sân pickleball trên đường Đồng Văn Cống, P. Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức (TP.HCM), chị Lê Anh vẫn đang miệt mài ngồi nhắn tin vào nhóm cộng đồng kêu gọi các thành viên đến tham gia ủng hộ. Chị Anh bộc bạch: "Tôi đầu tư hàng tỉ đồng để xây dựng cụm 3 sân pickleball, những ngày đầu thì người chơi cũng kha khá, nhưng thời gian gần đây khách đến vắng đi, tôi tìm hiểu thì các sân pickleball ở xung quanh bán kính 2 - 3km phát triển rất nhiều, khiến cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Có sân khuyến mãi tặng quà cho khách, miễn phí nước uống cho khách; có sân tặng 1 tiếng miễn phí cho người chơi. Sân của tôi có giá 110.000 đồng/giờ thì sân kế bên giảm còn 105.000 đồng/giờ để cạnh tranh. Thậm chí có những sân gắn cả máy lạnh để phục vụ người chơi nhưng chỉ lấy phụ thu thêm 80.000 đồng/giờ, nếu không dùng máy lạnh thì chỉ có 100.000 đồng/giờ. Sân của tôi ban đầu lấy giá chơi cộng đồng (social) 80.000 đồng/người, đến bây giờ giảm giá xuống 60.000 đồng/người vẫn ít người chơi vì cạnh tranh quá lớn". Anh Nguyễn Việt Phát, quản lý một cụm sân pickleball cách đó không xa, cũng chia sẻ: "Cụm sân này là một trong những sân pickleball ra đời sớm nhất ở khu vực đảo Kim Cương, thời gian đầu rất đông khách, nhưng gần đây bỗng dưng khách vắng đi nhiều quá, những thành viên lâu nhất cũng ít thấy xuất hiện. Tôi khảo sát thì thấy các cụm sân mới ra đời gần đây đã liên tục tổ chức giải đấu, và các sự kiện khuyến mãi rầm rộ thu hút người chơi. Tôi phải báo cáo tình hình này cho chủ đầu tư, và sau đó quyết định tung ra chương trình cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, tặng áo, tổ chức tiệc nướng miễn phí để thu hút khách trở lại". Anh Hoàng Tuấn, chủ đầu tư một cụm 3 sân pickleball trên đường Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh (TP.HCM) bộc bạch: "Tôi đầu tư 3 sân pickleball cũng đã tốn gần 2 tỉ đồng, khách cũng có lai rai nhưng thật sự vẫn chưa được như kỳ vọng. Cũng may là khu đất này được người quen cho thuê với giá rẻ, nên còn cầm cự được, nếu không chắc phải bù lỗ nhiều hơn". Cụm sân ESE ở Q.7 (TP.HCM) cũng trong tình cảnh tương tự, khi phong trào pickleball mới khởi phát, cụm sân này ra đời ngay từ đầu nên khá đông khách, người chơi muốn đăng ký phải xếp hàng và phải đóng tiền trước, giá chơi theo hình thức soical trên 120.000 đồng/người, đến nay giá chơi đã giảm gần một nửa nhưng khách chơi vẫn có lúc đông lúc vắng. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tình hình phát triển sân pickleball đã nở rộ khắp nơi. Tại TP.HCM, khu vực phát triển sân pickleball nhiều nhất phải kể đến các khu vực Q.2 (cũ), Q.7, Q.10... Chỉ riêng đường Nguyễn Hoàng, Trần Não, P.An Phú, Q.2 (cũ) đã có hàng chục cụm sân cách nhau chỉ vài trăm mét, thu hút người chơi khá đông, tuy nhiên cũng tạo ra sự cạnh tranh rất lớn. Trên con đường này, có những sân nằm ở vị trí khá khuất và vắng vẻ, gần như bỏ trống vì không có khách đến chơi. Chị Đỗ Thị Nhung, chủ một tiệm spa tại Q.2, bắt đầu chơi pickleball được vài tháng, nhận định: "Tôi đi tham quan khá nhiều cụm sân để giao lưu và nhận thấy tốc độ phát triển sân thi đấu rất nhanh, thậm chí không thể nào trải nghiệm hết vì sân mới mở ra liên tục. Sân nào mới ra cũng có chương trình khuyến mãi để kéo khách, các sân cũ thì cũng ra sức cạnh tranh để giữ khách. Tôi thấy lượng người chơi cũng tăng lên, nhưng số sân thi đấu có lẽ đã quá nhiều. Đứng ở góc độ người chơi thì chúng tôi thấy điều này rất tốt vì có nhiều sự lựa chọn, giá cả cạnh tranh càng lúc càng rẻ hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn". Trên các diễn đàn pickleball, thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện khá nhiều thông tin sang nhượng cụm sân pickleball. Anh D.N, chủ đầu tư một cụm sân pickleball tại Q.12 (TP.HCM) cho biết: "Tôi đầu tư cụm sân này để cho thuê, nhưng người thuê chỉ kinh doanh vài tháng đã trả hợp đồng, nghỉ ngang, phải tạm thời đóng cửa. Bây giờ tôi phải đăng thông tin để tìm người thuê mới. Giá thầu cũ là 50 triệu đồng/tháng, chủ mới cũng có thể thương lượng lại". Anh Hồ Văn Hoàng, giám đốc một công ty truyền thông tại TP.HCM, tay vợt pickleball kỳ cựu nhận định: "Phong trào pickleball đang phát triển nhanh tạo ra một cộng đồng khá lớn, nhiều người trước đây chơi cầu lông, tennis, bóng bàn thậm chí tập yoga cũng đã chuyển sang chơi pickleball. Song song đó, các nhà đầu tư cũng xuống tiền để mở rộng, xây mới các cụm sân để đáp ứng nhu cầu. Điều dễ thấy là những cụm sân ra sau phải có lợi thế và đầu tư bài bản hơn để cạnh tranh. Ví dụ, kích thước sân phải chuẩn, hàng rào ngăn cách phải thuận tiện, có không gian ăn uống và chất lượng dịch vụ phải cao. Như vậy, có thể thấy đầu tư vào sân pickleball không phải dễ ăn như thời gian đầu mà phải cạnh tranh để tồn tại".
Xác minh người đăng tin sai sự thật về nữ tài xế vi phạm nồng độ cồn ở Hà Nội
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
8us.vip
Trong một chương trình, NSND Kim Xuân tiết lộ điều bà ấn tượng với NSƯT Công Ninh là sự hết lòng vì học trò và tư duy mới mẻ khi làm nghề. Bên cạnh đó, tình yêu thương của nam nghệ sĩ dành cho gia đình cũng khiến đồng nghiệp phải tâm đắc. “Tôi hay nói đùa đây là người cha già có con muộn. Công Ninh thương con kinh khủng. Dù bạn ấy ít nói nhưng khi nhắc về con, cặp mắt Công Ninh sáng lên. Điều đó chỉ có những người gần gũi mới thấy. Tôi biết Công Ninh lo lắng cho gia đình rất nhiều và tất cả những gì bạn làm chủ yếu để gia đình tốt hơn”, NSND Kim Xuân cho hay. Về phần mình, NSƯT Công Ninh nói ông và NSND Kim Xuân có dịp hợp tác trong nhiều dự án, từ sân khấu kịch đến phim ảnh. Trong quá trình đó, ông đặc biệt tâm đắc bởi sự nghiêm túc làm nghề của đồng nghiệp. “Chị ấy kỹ lưỡng từng milimet. Cho nên đạo diễn nào giao vai sẽ cảm thấy an tâm. Tôi cảm giác có lỗi khi làm việc chung vì chị ấy quá nghiêm túc và chỉn chu. Do đó lúc nào tôi cũng ráng phấn đấu, không dám hời hợt với chị ấy”, nam nghệ sĩ bày tỏ. Sau 10 năm, Minh Hằng trở lại Gala nhạc Việt bằng ca khúc Chuyện cũ bỏ qua. Nữ ca sĩ cho biết cô yêu thích tinh thần vui tươi và ca từ ý nghĩa của bài hát. Bởi, khi tết đến cô mong muốn những chuyện không vui đã xảy ra trong năm cũ đều được bỏ qua hết, để đón chờ những điều tươi đẹp trong năm mới. Minh Hằng cũng hy vọng những ai có lỗi với nhau cũng đều hoan hỉ bỏ qua cho nhau.Thể hiện một bài hát đã quá quen thuộc và từng được nhiều ca sĩ trình bày trước đó, Minh Hằng chia sẻ phiên bản của cô sẽ có một chút mới lạ bởi phần x-part được viết thêm đầy ý nghĩa. Ngoài màn trình diễn của Minh Hằng, biểu cảm của Hồ Ngọc Hà khi Trấn Thành giới thiệu về tiết mục này cũng đang được dân mạng quan tâm. Có thể nói, 2024 là một năm trở lại đầy ấn tượng của Minh Hằng sau thời gian tạm vắng bóng để chăm lo gia đình nhỏ. Nữ ca sĩ cho hay việc tham gia Chị đẹp đạp gió 2024 đã tiếp thêm cho cô nhiều động lực để tiếp tục “máu lửa” với nghề. Đó là lý do vì sao thời gian gần đây, khán giả thấy Minh Hằng hoạt động nhiều hơn ở lĩnh vực ca hát thay vì chỉ tập trung phim ảnh, quảng cáo. Vợ chồng nghệ sĩ Việt Hương - Hoài Phương vừa cùng với Sân khấu nghệ thuật Trương Hùng Minh tổ chức chương trình Ngày xuân ấm áp. Trong chương trình, ngoài mang đến các tiết mục biểu diễn văn nghệ, nữ nghệ sĩ còn trao 100 phần bánh, 100 phần gạo và 100 túi nước giặt đến bà con. Việt Hương chia sẻ cô sinh ra và lớn lên tại quận 10 nên những hoạt động này là sự đồng hành với quê hương của cô. “Được hát, được diễn, được giao lưu, đồng hành với bà con là niềm hạnh phúc không thể diễn tả thành lời của Việt Hương”, cô nói. Trong năm 2024, Việt Hương gặt hái thành công với 2 vở diễn Dâu ngọt, Mễ cốc phiêu lưu ký. Ngoài ra, những tác phẩm điện ảnh cô tham gia như Ma da và Chị dâu cũng vượt doanh thu trăm tỉ. Bên cạnh các hoạt động nghệ thuật, Việt Hương cũng tất bật với các dự án cộng đồng. Dịp tết, nữ nghệ sĩ ghé thăm và trao quà tại Làng trẻ em SOS Gò Vấp cũng như khu vực chùa Long Phú (Đồng Nai).Mario Maurer - nam thần Thái Lan được khán giả biết tới qua thành công của bộ phim Tình người duyên ma hay The Love of Siam vừa có màn tái xuất với phim điện ảnh Rider: Giao hàng cho ma. Tác phẩm dự kiến khởi chiếu ngày 14.2.2025.Phim xoay quanh nhóm 3 anh chàng làm nghề vận chuyển đồ gồm Nat (Mario Maurer), Kai (Marut Chuensomboon) và Yod (Puwanet Seechompu). Bỗng một ngày, người trong mộng của Nat biến mất, anh quyết định thuyết phục hai người bạn của mình cùng đi tìm. Hành trình này mang lại nhiều tình huống hài hước cho người xem. Mario Maurer chia sẻ: “Tôi thực sự thích thú mối quan hệ giữa 3 anh chàng làm nghề giao hàng. Họ đã có rất nhiều thời gian ở bên nhau và hiểu được cuộc sống của một nhân viên giao hàng vất vả tới mức nào. Vì thế, họ đã sẵn sàng cùng nhau mạo hiểm và cùng nhau chiến đấu. Nhưng họ cũng rất sợ ma. Đó là điều tạo nên tính giải trí cho hành trình phiêu lưu của nhóm bạn này". Hãng phim Truyền hình TP.HCM ra mắt phần tiếp theo của bộ phim Hồ Chí Minh - Con đường phía trước, mang tên Khải hoàn ca giữa lòng Paris. Tác phẩm là bài ca chiến thắng trên mặt trận ngoại giao và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các nước châu Âu, để Việt Nam nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong việc phản đối chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam.Câu chuyện về 3 thanh niên người Thụy Sĩ đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng vào ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris lần đầu tiên được kể lại chi tiết trong phim. Và đây cũng là lần duy nhất sau 55 năm mà 3 ông được tái ngộ ngay dưới Nhà thờ Đức Bà Paris sau lần hành động quả cảm ủng hộ Việt Nam.Phim có thời lượng 22 phút/tập, sẽ được phát sóng vào ngày 26 và 27.1.2025 trên HTV9.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư