Mẫu người sếp nào là thần tượng trong mắt nhân viên?
Theo Digital Trends, các nhà nghiên cứu bảo mật vừa phát hiện một loạt ứng dụng chứa phần mềm gián điệp được cho đến từ Triều Tiên đang 'ẩn mình' trên cửa hàng Google Play. Dù bề ngoài chỉ là các tiện ích hệ thống thông thường, nhưng khi cài đặt, chúng có thể bí mật thu thập thông tin cá nhân của bạn.Theo báo cáo từ Lookout Threat Lab, 5 ứng dụng độc hại tiếng Hàn đã bị phát hiện chứa phần mềm gián điệp KoSpy. Công cụ này được cho là có nguồn gốc từ nhóm tin tặc ScarCruft hoặc APT37 từ Triều Tiên.Mặc dù đã bị Google gỡ bỏ, các ứng dụng này vẫn đặt ra một lời cảnh báo nghiêm trọng. Sau khi cài đặt, chúng có thể tải xuống các plugin và thu thập thông tin giám sát bao gồm tin nhắn SMS, nhật ký cuộc gọi, vị trí thiết bị, tệp và thư mục cục bộ, ảnh chụp màn hình, thao tác bàn phím và thậm chí ghi âm thanh hoặc chụp ảnh từ camera của điện thoại.Điều đáng nói là những ứng dụng này được ngụy trang tinh vi. Một số ứng dụng hoạt động như bình thường với giao diện đơn giản, trong khi số khác hoàn toàn không hoạt động và chỉ hiển thị cửa sổ hệ thống giả mạo. Điều này khiến người dùng khó lòng phát hiện ra sự bất thường.Sự việc này là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về việc cẩn trọng khi tải xuống ứng dụng từ Google Play. Hãy luôn kiểm tra nguồn gốc và đánh giá uy tín của ứng dụng trước khi cài đặt. Đừng chủ quan cấp quyền truy cập cho những ứng dụng mà bạn không chắc chắn.Trong tích tắc bị lừa mất gần 60 triệu đồng chỉ vì sơ hở này
Sáng nay 15.1.2025, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) chính thức ký kết hợp đồng thiết kế Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC với Tập đoàn Rieckermann (Đức) - nhà thiết kế hàng đầu thế giới về lĩnh vực nhà máy vắc xin và dược phẩm.Rieckermann là tập đoàn uy tín toàn cầu, có hơn 130 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nhà máy sản xuất dược phẩm, vắc xin và sinh phẩm trên toàn thế giới. Rieckermann đã thiết kế nhiều nhà máy sản xuất vắc xin và dược phẩm của các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới như GSK, MSD, Roche… theo các tiêu chuẩn cao cấp về nhà máy sản xuất dược phẩm GMP của EU, FDA, PIC/S, WHO.Để đáp ứng các yêu cầu cao từ phía VNVC, Rieckermann đã sử dụng tối ưu diện tích hơn 26.000 m2 để thiết kế một khu nhà máy phức hợp hiện đại gồm các khu vực sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tòa nhà nuôi và nghiên cứu trên động vật; các khu vực tiện ích khác. Tất cả đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cao tầm quốc tế.Trong đó, khu vực nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm phải đạt các tiêu chuẩn về GMP cao cấp của EU, FDA, PIC/S và WHO. Tòa nhà chuyên biệt nuôi động vật thí nghiệm để thực hiện các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng cho vắc xin, sinh phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế GLP (thực hành tốt phòng kiểm nghiệm) và AAALAC (tiêu chuẩn đánh giá và công nhận chăm sóc động vật thí nghiệm quốc tế). Đây đều là những tiêu chuẩn cao cấp đảm bảo các tiêu chuẩn pháp lý và nhân đạo rất quan trọng của lĩnh vực này.Đặc biệt, toàn bộ nhà máy được thiết kế theo tiêu chuẩn LEED (Leadership in Energy & Environmental Design). Đây là tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt cho một công trình xây dựng xanh toàn diện, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và tiến đến phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) theo xu hướng hiện đại của thế giới. Đây sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn này, thực hiện mục tiêu cắt giảm tổng lượng khí thải nhà kính về 0 của Việt Nam đến năm 2050.Như vậy, khi đi vào hoạt động, Nhà máy VNVC sẽ là nhà máy vắc xin đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ và môi trường. Nhà máy đặt dấu mốc mới và quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững cho ngành tiêm chủng vắc xin Việt Nam, góp phần sớm đưa Việt Nam trở thành nước tự chủ vắc xin nhằm đảm bảo an ninh y tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dược Việt Nam trên phạm vi quốc tế.Phát biểu tại buổi ký kết, ông Jorge Domingo Guerra - Giám đốc phát triển kinh doanh Tập đoàn Rieckermann, cho biết dự án này không chỉ minh chứng cho sự phát triển vượt trội trong việc nâng cao cơ sở hạ tầng dược phẩm sinh học của Việt Nam mà còn là một bước tiến trong việc giải quyết các thách thức sức khỏe toàn cầu.Ông Jorge Domingo Guerra cam kết Rieckermann sẽ cung cấp cho VNVC một thiết kế sáng tạo, đẳng cấp và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí quốc tế về mức độ an toàn, hiệu quả và tính bền vững lâu dài, đảm bảo sản xuất liên tục các loại vắc xin và các sản phẩm sinh phẩm quan trọng theo các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới."Bằng cách tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm trong các giải pháp kỹ thuật, chúng tôi tự tin rằng nhà máy sản xuất vắc xin của VNVC sẽ trở thành trụ cột của Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung các loại vắc xin, sinh phẩm quan trọng cho người dân trong nước và thế giới. Hợp tác này không chỉ xây dựng một cơ sở mà còn đặt nền móng cho một tương lai khỏe mạnh bền vững hơn", ông Jorge Domingo Guerra chia sẻ trong phần phát biểu.Nhà máy sản xuất vắc xin và sinh phẩm VNVC sẽ là một trong những nhà máy đầu tiên tại Đông Nam Á đầu tư lớn cho dây chuyền sản xuất hiện đại gồm công nghệ đóng lọ, xilanh và bút tiêm; đặc biệt là dây chuyền chiết rót và đóng gói dạng lọ, xilanh, bút tiêm theo công nghệ isolator - đây là công nghệ sản xuất vô trùng hiện đại của thế giới, được VNVC đưa đầu tiên tại Việt Nam, đến thời điểm hiện nay.Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy VNVC sẽ hợp tác với các nhà sản xuất vắc xin hàng đầu thế giới, tham gia từng bước các công đoạn trong quá trình sản xuất vắc xin và sinh phẩm, tiến tới nhận chuyển giao công nghệ để sản xuất độc lập.Trước đó vào tháng 10-2024, VNVC đã bước đầu thỏa thuận hợp tác, hướng đến chuyển giao công nghệ, sản xuất một số vắc xin của hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Sanofi (Pháp) tại nhà máy của VNVC như vắc xin cúm, vắc xin 6 trong 1, giúp Việt Nam chủ động nguồn vắc xin chất lượng cao cho trẻ em và người lớn, không chỉ phụ thuộc nguồn nhập khẩu.Ngoài sản xuất vắc xin, khu phức hợp nhà máy VNVC cũng chuẩn bị các hạ tầng hiện đại cho việc nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng vắc xin, tạo điều kiện thuận lợi để quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới trong và ngoài nước đến làm việc.Cùng với việc VNVC khởi động nhà máy vắc xin và sinh phẩm, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thành viên cùng hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe với VNVC, dự kiến khởi công xây dựng trường Đại học Tâm Anh vào cuối năm nay, góp phần nâng cao năng lực trong lĩnh vực giáo dục, khám chữa bệnh, y tế dự phòng, sản xuất vắc xin và sinh phẩm chất lượng cao, chủ động nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người dân Việt Nam.
Người trẻ biến đồi hoang thành ngôi làng 'đáng sống'
Để có mái tóc khỏe mạnh, mọi người cần tránh những thói quen sau:Gội đầu thường xuyên giúp da đầu khỏe mạnh, nhờ đó tóc có thể phát triển tối ưu và ngăn ngừa rụng tóc. Một người cần gội đầu với tần suất thế nào sẽ phụ thuộc vào lượng chất nhờn tự nhiên của da đầu. Phần lớn mọi người cần gội đầu ít nhất 2 ngày/lần, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Nếu không gội đầu thường xuyên thì bã nhờn, bụi bẩn và các chất trong môi trường sẽ tích tụ trên da đầu. Tình trạng này khiến da đầu dễ bị viêm nhiễm và gây viêm da tiết bã. Hệ quả là cản trở quá trình mọc tóc, gây ngứa ngáy do gàu, kích thích gãi và gây rụng tóc.Ngược lại, gội đầu quá thường xuyên cũng gây hại cho tóc, đặc biệt là những người có tóc khô hay dễ gãy. Gội đầu với tần suất dày, nhất là khi dùng các loại dầu gội có tính tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc, khiến tóc khô xơ, dễ gãy rụng. Điều này đặc biệt đúng với những người có mái tóc xoăn tự nhiên hoặc tóc đã qua xử lý hóa chất. Nếu buộc phải gội đầu 1-2 lần/ngày thì hãy sử dụng các loại dầu gội và dầu xả dưỡng ẩm. Các sản phẩm này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tóc gãy rụng do gội đầu quá nhiều.Khi gội, lau tóc ướt hay chải tóc thì đều cần nhẹ nhàng với tóc. Thay vì chà xát mạnh khi gội đầu, mọi người hãy xoa và cọ sát nhẹ nhàng da đầu. Khi gỡ tóc rối thì hãy dùng lược răng thưa, chải từ ngọn tóc và di chuyển dần lên trên để tránh làm tóc bị kéo căng, gây gãy rụng.Một chế độ ăn cân bằng với nhiều protein, vitamin D, kẽm, sắt và một số khoáng chất khác sẽ giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho mái tóc chắc khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, có thể dẫn đến tình trạng tóc mỏng và rụng nhiều, theo Healthline.
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.
Sao bóng chuyền Thanh Thúy gây sốt, lộ bến đỗ mới ở Thổ Nhĩ Kỳ
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.