Trung Quốc muốn thương thuyết chính sách không tấn công phủ đầu bằng hạt nhân
“Nhớ lại những ngày sau hóa trị, mẹ được về nhà, dáng vẻ cũng trở nên tiều tụy hơn. Mình đã học nấu ăn và chế biến cho mẹ món bún thịt gà. Đó là lần đầu mình nấu ăn cho mẹ, bà vui lắm. Mình cảm thấy rất tiếc vì không thể lo cho mẹ được nhiều hơn. Giờ đây mình đã đi làm, có thể mua được quần áo đẹp, đồ ăn ngon… nhưng mẹ thì không còn nữa. Hình ảnh của mình chụp với mẹ cũng rất ít”, Anh Thư bộc bạch.7 món ăn từ trứng đơn giản giúp bạn giảm cân gấp đôi
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...
Chợ nổi Cái Răng đang ‘nổi’ trở lại, khách quốc tế thích thú đến tham quan
10 cá nhân được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2024 gồm:1. Sùng A Cải (28 tuổi, dân tộc Mông, ở Hà Nội), người sáng lập Hệ sinh thái Rừng và Em. Chương trình hỗ trợ một phần sinh hoạt phí giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người thụ hưởng tập trung hơn vào học tập và phát triển bản thân. Kết quả: 8 học sinh trung học và 1 sinh viên đại học được nhận trọn gói chương trình học đến hết chuyên nghiệp; hơn 100 bạn được định hướng nghề nghiệp, học tiếng Anh và tham gia trải nghiệm. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian sống xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua các sản phẩm từ rừng.2. Hoàng Công Minh (28 tuổi, ở Đắk Lắk), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu khu vực Tây nguyên.Anh Minh là người triển khai nhiều dự án hỗ trợ người khó khăn, trong đó có chương trình "Tủ sữa mẹ miễn phí" nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ em sinh non do không may mẹ qua đời hoặc không có sữa; dự án Ngân hàng máu sống với hơn 1.000 thành viên thường trực hỗ trợ hàng nghìn lượt bệnh nhân.3. Đỗ Ngọc Hà (37 tuổi, ở TP.HCM), Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp hoa từ tâm Hóc Môn (TP.HCM).Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn, trong đó có mô hình "Tri ân người thầm lặng", hỗ trợ suất ăn nóng và nước suối (1 tuần/3 ngày, từ 30 - 50 suất/ngày) cho công nhân vệ sinh trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.4. Vũ Thị Hải Anh (24 tuổi, ở Hà Nội), là thanh niên khuyết tật, Phó chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên khuyết tật Việt Nam; Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa đá Nhân văn. Là người có nhiều mô hình sáng tạo giúp người khuyết tật, trong đó có dự án "Hành chính công trực tuyến cho người khuyết tật", giúp hàng trăm người khuyết tật trên cả nước tiếp cận tài liệu miễn phí; mở lớp học "Thuyết trình tự tin", tăng cường kỹ năng thuyết trình, giúp sinh viên tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng…5. Huỳnh Minh Chín (50 tuổi), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Anh Chín khởi xướng mô hình "Chuyến xe nhân ái, hành trình vì sức khỏe cộng đồng", năm 2024, đã triển khai hơn 89 chuyến xe nhân ái đến khắp mọi miền đất nước vì sức khỏe của cộng đồng; đến rất nhiều nơi để khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng, cấp phát thuốc, phát thuốc điều trị miễn phí và tặng quà miễn phí, phát tờ rơi tuyên truyền các bệnh thường gặp với tổng số tiền thuốc và quà hơn 21 tỉ đồng. 6. Thạch Ngọc Hải (22 tuổi, ở Đồng Tháp), người sáng lập dự án Cho em.Anh Hải là thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - Đồng Tháp, tham gia hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng của nhóm với tổng giá trị mang lại cho cộng đồng khoảng 5 tỉ đồng.7. Phùng Quang Trung (28 tuổi, ở Hải Dương), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline phục dựng ảnh liệt sĩ.Hằng năm nhóm của anh Phùng Quang Trung phục dựng hàng nghìn bức ảnh, nhân dịp 27.7; xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.8. Lê Nguyễn Bảo Ngọc (23 tuổi), Hoa hậu Liên lục địa năm 2022, là người sáng lập và quản lý chương trình Gen Zero - Thanh niên Vì phát triển bền vững. Chương trình phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy thanh niên tham gia 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, tập trung vào "Hành động về khí hậu". 9. Nguyễn Bình Nam (45 tuổi, ở Đà Nẵng), kỹ sư điện, hiện công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, TP.Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau "Xây trường trên núi". 11 năm qua, anh Nam và cộng sự đã triển khai 18 ngôi trường tại vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi, với tổng chi phí hơn 7 tỉ đồng. 10. Katrin Kandel (66 tuổi), Tổng giám đốc thiện nguyện của tổ chức Facing The World, hoạt động ở Việt Nam từ 2008. Tổ chức này đã phẫu thuật dị tật sọ mặt cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, đào tạo các bác sĩ Việt Nam cả trong nước và cung cấp học bổng nước ngoài, quyên tặng thiết bị y tế hiện đại cho Việt Nam trị giá hàng triệu USD.
Câu chuyện về cái tết đặc biệt được chị Hoàng Thị Thùy Trang (29 tuổi), tên thường gọi là Chang, ngụ H.Xuân Lộc (Đồng Nai) chia sẻ nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Clip dài hơn 5 phút được chị Trang đăng tải, kể về hành trình thuyết phục cha lần đầu đi chụp ảnh tết cùng mình cũng như những khoảnh khắc ngày tết của 2 cha con khiến nhiều người xúc động.Cô con gái tâm sự năm 2021, mẹ chị qua đời vì ung thư máu. Đó là nỗi đau, cú sốc lớn nhất trong cuộc đời mà chị khó có thể diễn tả hết bằng lời. "Thời gian đầu sau khi mẹ mất, không khí trong nhà trở nên nặng nề hơn bởi cuộc sống của ba và chị em mình như sụp đổ. Chị em mình thấy ba khóc, thương ba cô độc. Vậy là 2 chị em động viên nhau và tự nhủ với chính mình phải vực dậy, phải chăm sóc cho ba và phải bước tiếp con đường phía trước, dù không dễ dàng", cô con gái nhớ lại.Vốn đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, chị Trang về nhà ở Đồng Nai sống kề cận bên cha để tiện chăm sóc. Sau ngày mẹ mất, chị nói mình trân trọng từng khoảnh khắc bên cha.Đó là lý do mà dịp tết năm nay, chị quyết định chụp ảnh tết cùng cha của mình, điều mà suốt gần 30 năm cuộc đời chị chưa từng làm. Tuy nhiên khi ngỏ ý, cha chị không đồng ý phần vì sợ con gái tốn kém, phần vì ngại diện áo dài."Mình nấu cho ba một bữa ăn thật ngon để thuyết phục không hiệu quả, nên mới quyết định hẹn cha đi cà phê. Tới nơi, mình thuê áo dài, nói với ba là đã trả tiền hết rồi, nếu không chụp thì phí nên ba mới chịu", cô con gái kể lại.Cùng cha chụp những tiểu cảnh ngày tết, lưu lại khoảnh khắc của 2 cha con dịp đặc biệt, chị vô cùng hạnh phúc. Chị cũng cảm nhận được điều đó qua nụ cười và ánh mắt của cha.Mẹ mất đột ngột, chị Trang cảm thấy nuối tiếc khi chưa thể lưu lại bất kỳ khoảnh khắc nào bên mẹ. Đó cũng là động lực để cô con gái muốn lưu giữ nhiều hình ảnh với cha. Lần đầu chụp ảnh cùng con, ông Hoàng Sĩ Thành (59 tuổi) vô cùng hạnh phúc. Với 2 cha con, đây là một trong những cái tết đặc biệt nhất mà họ không quên trong đời.Chị Trang hạnh phúc khi câu chuyện của 2 cha con được nhiều người quan tâm đến vậy. Chị hy vọng qua clip có thể lan tỏa năng lượng tích cực về tình cảm gia đình, mong mọi người trân trọng những phút giây cạnh bên người thân."Nhân dịp Tết Nguyên đán, con chúc ba nhiều sức khỏe, hạnh phúc, sống vui vẻ bên con cháu. Con mong ba hãy luôn vui, đừng buồn vì luôn có tụi con kề bên", chị nhắn nhủ với cha.Dịp tết này, chị cùng ba đi tảo mộ mẹ, làm những bánh mứt truyền thống quê hương và đón một cái tết ấm áp. Chị cũng làm món chuối sấy đặc trưng ở quê mình, món mà khi còn sống năm nào mẹ chị cũng làm cho gia đình vào mỗi dịp tết.Theo dõi clip, tài khoản Bảo Loan bình luận: "Từ nhỏ đến lúc bố mất, chưa từng chụp tấm hình với bố. Lướt thấy video của chị mà chạnh lòng quá!". "Nhìn chú mà nhớ ba mình. Phải chi con cũng có thể làm điều này với ba nhưng ba đã bỏ con đi 5 năm rồi!", Thu Thảo xúc động chia sẻ.
Phẫn nộ ‘shipper’ chạy ẩu, vượt đèn đỏ gây tai nạn trên phố
Dẫn nguồn từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ, Reuters cho biết, tồn kho dầu thô của Mỹ tuần trước tăng 4,6 triệu thùng, lên 432,5 triệu thùng, cao hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò trước đó của Reuters, rằng chỉ tăng 3,1 triệu thùng. Tuy vậy, ngược với tình trạng tồn kho dầu, tồn kho xăng lại giảm 151.000 thùng, xuống còn 247,9 triệu thùng; tồn kho sản phẩm chưng cất cũng giảm 2,1 triệu thùng, xuống còn 116,6 triệu thùng.Các nhà phân tích cho rằng, nhìn chung, tổng lượng hàng tồn kho tại Mỹ ở mức ổn định, hỗ trợ giá dầu tăng nhẹ. Bên cạnh đó, nỗi lo rủi ro gián đoạn nguồn cung từ Nga đã và đang hỗ trợ giá dầu tăng. Vụ máy bay không người lái tấn công vào trạm bơm dầu ở Nga khiến lưu lượng dầu tại đường ống này giảm đến 30 - 40%.Các diễn biến cho thấy, tuần này, giá xăng dầu thế giới tăng nhẹ. Trong nước, chiều hôm qua (ngày 20.2), liên Bộ Tài chính - Công thương đã cho điều chỉnh giá bán xăng dầu có tăng, giảm. Cụ thể, giá xăng E5 RON92 tăng 257 đồng/lít, xăng RON 95-III tăng 257 đồng/lít, dầu hỏa tăng 40 đồng/lít, dầu diesel giảm 10 đồng/lít, dầu mazut giảm 183 đồng/kg. Tại kỳ điều hành này, liên Bộ tiếp tục không trích lập, không chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu.Liên quan đến giá xăng dầu, Bộ Công thương đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định chi tiết một số điều của nghị định mới về kinh doanh xăng dầu.