Quán bún mọc '3 chị em' ở TP.HCM hơn nửa thế kỷ: Khách yên tâm không sợ… mất xe
- Đội bóng có cổ động viên nhiệt tình nhất: Khoa Khoa học và Công nghệ vật liệu.Tuyết Lan làm người mẫu cho nhà thiết kế Cường Đàm sau khi kết hôn
Được biết, chương trình giảm phát thải của Việt Nam bảo vệ các khu rừng nhiệt đới của đất nước, bao phủ 3,1 triệu ha trong số 5,1 triệu ha đất trong khu vực thực hiện chương trình.
Nữ ca sĩ Park Bo Ram qua đời ở tuổi 30
Do HLV Kim Sang-sik bận dẫn dắt đội tuyển Việt Nam đấu giao hữu gặp Campuchia và sau đó đấu Lào tại vòng loại Asian Cup nên quyền dẫn dắt đội U.22 Việt Nam sẽ tạm giao cho trợ lý Đinh Hồng Vinh.Thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh bắt đầu hành trình ở giải bóng đá quốc tế CFA Team China 2025 bằng cuộc đối đầu đội tuyển U.22 Hàn Quốc. Trận đấu này sẽ diễn ra lúc 14 giờ 30 ngày 20.3. Đến 18 giờ 35 ngày 23.3, đội tuyển U.22 Việt Nam sẽ chạm trán đội tuyển U.22 Uzbekistan. Cuộc so tài với đội chủ nhà U.22 Trung Quốc diễn ra lúc 18 giờ 35 ngày 25.3. Lịch thi đấu tương đối dày tại giải đấu này là cơ hội để HLV Đinh Hồng Vinh sử dụng nhiều cầu thủ nhất có thể, qua đó đánh giá được chất lượng chuyên môn để sàng lọc nhân sự cho các chiến dịch quan trọng như SEA Games 33, vòng loại U.23 châu Á 2026. Đây cũng là các đối thủ rất mạnh, là "thuốc thử" liều cao cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ngày 10.3, đội tuyển U.22 Việt Nam sẽ bắt đầu hội quân tại Hà Nội để chuẩn bị cho giải CFA Team China 2025. Với khoảng thời gian 10 ngày chuẩn bị, thầy trò HLV Đinh Hồng Vinh hướng đến việc cải thiện thành tích so với CFA Team China 2024. Năm ngoái, đội tuyển U.22 Việt Nam cũng được Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc mời dự giải, giành được 1 trận thắng (Malaysia) và để thua 2 trận (Trung Quốc và Uzbekistan). Nhiều cầu thủ đá giải năm ngoái vẫn góp mặt tại giải lần này là Cao Văn Bình, Nguyễn Nhật Minh, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Hồng Phúc, Nguyễn Thanh Nhàn... Ngoài ra, một loạt nhân tố mới cũng được trao cơ hội thử sức, trong đó có một số cầu thủ trẻ trưởng thành từ lứa U.19/20 như Nguyễn Quang Vinh (SLNA), Nguyễn Lê Phát (PVF-CAND). Đặc biệt, thêm một gương mặt Việt kiều gia nhập danh sách đội tuyển lần này là tiền vệ Viktor Lê.
Theo Sở TN-MT, dự án Khu phức hợp du lịch và đô thị nghỉ dưỡng làng Vân (P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo Quyết định 1432/QĐ-TTg ngày 20.11.2024, với quy mô khoảng 512,2 ha (giảm khoảng 50% so với ban đầu); tổng vốn đầu tư gần 44.000 tỉ đồng.Đây là khu phức hợp các công trình thương mại dịch vụ, phát triển du lịch sinh thái kết hợp để ở có mật độ lưu trú thấp gắn với bảo tồn thiên nhiên phục vụ nhu cầu du lịch, sinh sống của người dân TP.Đà Nẵng, du khách trong và ngoài nước với không gian kiến trúc văn minh, hiện đại.Dự án đã được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt sơ đồ ranh giới sử dụng đất tại Quyết định số 8175/QĐ-UBND ngày 6.10.2008; điều chỉnh quy hoạch 1/500 tại các quyết định số 1755/QĐ-UBND ngày 22.3.2014, số 9043/QĐ-UBND ngày 15.12.2014 và số 5462/QĐ-UBND ngày 15.8.2016.Công ty CP Vinpearl được UBND TP.Đà Nẵng chấp thuận nhà đầu tư dự án tại quyết định số 5805/QĐ-UBND ngày 27.8.2016 và đã được UBND thành phố giao đất, cho thuê đất theo Quyết định số 6566/QĐ-UBND ngày 27.9.2016 để triển khai giai đoạn 1.Đối với phần diện tích còn lại của dự án đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đủ điều kiện để thu hồi đất, giao đất, thuê đất theo quy định sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.Qua thống kê, phần diện tích của giai đoạn 2 có 679 hồ sơ cần giải phóng mặt bằng, gồm 38 hồ sơ đất có nhà ở, 641 hồ sơ đất nông nghiệp và đất khác. Sở TN-MT cho biết về cơ bản, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đồng thuận với chủ trương thu hồi đất để triển khai dự án. Tính đến ngày 20.2, hội đồng giải phóng mặt bằng đã hoàn thành xử lý 510/679 hồ sơ (75,1%), còn 169 hồ sơ (24,9%). Hiện nay, UBND Q.Liên Chiểu tập trung giải phóng mặt bằng dứt điểm, theo cam kết về tiến độ mặt bằng sạch chậm nhất vào đầu tháng 4.2025 để đảm bảo dự án sớm triển khai.Đây là siêu dự án của Tập đoàn Vin Group, được đánh giá là thuộc nhóm các dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Âm nhạc sôi động, pháo hoa rực sáng tại NovaWorld Phan Thiet dịp 30.4
Thực trạng trên được bà Lữ Mộng Thùy Linh, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ y, Điều dưỡng trưởng Sở Y tế TP.HCM báo cáo tại hội nghị triển khai hoạt động trọng tâm của ngành y tế TP.HCM năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Nói về thực trạng thiếu điều dưỡng hiện nay, bà Thùy Linh cho biết, trên thế giới hiện có 28 triệu điều dưỡng, thiếu 10 triệu điều dưỡng so với nhu cầu. Các quốc gia phát triển như Nhật, Mỹ, châu Âu điều dưỡng thiếu hụt nghiêm trọng, do vậy họ đã thay đổi luật Cư trú để tuyển dụng điều dưỡng ở nước ngoài. Theo Hiệp hội điều dưỡng quốc tế, sau đại dịch Covid-19 thì có hơn 20% điều dưỡng nghỉ việc, dẫn đến sự thiếu hụt điều dưỡng ngày càng nghiêm trọng.Nước có tỷ lệ điều dưỡng cao nhất là Phần Lan với 500 điều dưỡng/vạn dân, cao gấp 14 lần so với TP.HCM (TP.HCM đứng thứ 100 với 37,15 điều dưỡng/vạn dân). Còn Việt Nam, đứng 174 với 16,5 điều dưỡng/vạn dân.Theo đề án quy hoạch của Chính phủ, đến 2025, Việt Nam phải có 25 điều dưỡng/vạn dân, đến 2030 thì tỷ lệ này là 33 điều dưỡng và 2050 là 90 điều dưỡng. Riêng TP.HCM phấn đấu đến 2025 là 38 điều dưỡng, đến 2030 là 39 điều dưỡng. Như vậy, đến năm 2025, TP.HCM cần bổ sung thêm 8.000 điều dưỡng, đến năm 2030 bổ sung hơn 17.000 điều dưỡng.Trong khi đó, TP.HCM có 6 trường đào tạo điều dưỡng, mỗi năm có 1.800 điều dưỡng làm việc cho TP.HCM và các tỉnh. Như vậy sau 6 năm (tức 2030) thì đào tạo khoảng 11.000 điều dưỡng. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 300 điều dưỡng nghỉ việc, nghỉ hưu. Như vậy, sau 6 năm TP.HCM cũng chỉ bổ sung được khoảng 50% điều dưỡng theo nhu cầu.Mặt khác, tại TP.HCM, hiện có 0,74 điều dưỡng/giường bệnh (các nước phát triển thì tỷ lệ này là từ 1,5 – 2,2). Như vậy, một điều dưỡng ở TP.HCM phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân. Nhưng lương điều dưỡng là vấn đề quan tâm.Sở Y tế TP.HCM có một khảo sát nhanh đối với điều dưỡng mới công tác tại các bệnh viện và trung tâm y tế. Kết quả cho thấy, đa số các điều dưỡng mới tuyển dụng vào bệnh viện có mức lương khởi điểm từ 5 - 10 triệu đồng, tỷ lệ 66,7%. Nhưng có khoảng 7,4% điều dưỡng mới vào làm mức lương dưới 5 triệu đồng. Còn tỷ lệ điều dưỡng có mức lương 10 - 15 triệu đồng chiếm gần 26%. Đa số mức lương không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của điều dưỡng dẫn đến việc thu hút điều dưỡng tại các bệnh viện rất khó khăn."Mức học phí mỗi năm tùy theo trường, thấp nhất là 42 triệu đồng, cao nhất là 87 triệu đồng. Như vậy, một sinh viên điều dưỡng sẽ phải tốn 5 - 10 triệu đồng/tháng và như vậy suốt 4 năm. Mức giá học phí này cũng bằng lương của đa số điều dưỡng mới vào làm tại bệnh viện", bà Thùy Linh thông tin.Theo bà, một điều dưỡng mới vào bệnh viện phải làm 4 năm mới có thể đủ chi phí bù lại học phí bỏ ra, nhưng với điều kiện không được chi tiêu gì cả. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc chiêu sinh điều dưỡng tại các trường trong những năm gần đây."Chúng ta có hơn 28.000 điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên, trong đó hơn 90% đạt trình độ cao đẳng, đại học. Do đó sẽ phân cấp điều dưỡng để thực hiện công việc tại bệnh viện hiệu quả. Cùng với đó tạo môi trường làm việc tích cực, phân công công việc hợp lý để điều dưỡng có thể tái tạo sức lao động", bà Thùy Linh nhấn mạnh.Về lâu dài, theo bà, cần có chính sách để bổ sung, thu hút, tuyển dụng. Cần thí điểm mô hình trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa để hỗ trợ điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, giảm tải công việc cho điều dưỡng để họ có thể tập trung công việc chuyên sâu cho người bệnh. Bổ sung chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho sinh viên điều dưỡng."Hy vọng với những giải pháp này thì TP.HCM dần có thể cải thiện tình hình thiếu nhân lực điều dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh", bà Thùy Linh tin tưởng.Liên quan đến nhân lực điều dưỡng, tại hội nghị, Phó bí thư TP.HCM Nguyễn Phước Lộc cũng đặt vấn đề đào tạo hệ thống điều lưỡng, trợ lý điều dưỡng, trợ thủ nha khoa, hộ sinh và kỹ thuật viên. Ngoài ra còn có nhân viên phục hồi chức năng, nhân viên dinh dưỡng trong các bệnh viện.Ông cũng đặt vấn đề các trường đào tạo thuộc TP.HCM có đào tạo nguồn nhân lực này không? Nếu không đủ điều kiện và năng lực đào tạo thì Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch phải thực hiện chức năng này để phục vụ cho phát triển TP.HCM. Đó chính là nội dung trọng tâm để đề xuất cơ chế chính sách; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Theo Phó bí thư Thành ủy TP.HCM, TP.HCM xây dựng hệ thống y tế hiện đại, tiên tiến, ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao; ưu tiên một số lĩnh vực và tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Hướng đến mục tiêu TP.HCM là Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN. Bảo đảm đủ về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn lực y tế. Tăng cường năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở và y tế chuyên sâu – kỹ thuật cao. Chủ động ứng phó hiệu quả các loại dịch bệnh. Phối hợp tăng cường công tác bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm.