Nghỉ lễ Giỗ tổ, Bộ Công thương 'hỏa tốc' dời lịch điều chỉnh giá xăng dầu
Mở đầu chương trình, Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Sarah Hooper cho biết Hương vị Úc 2025 sẽ diễn ra vào tháng 3 và tháng 4. Đây là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh nước Úc như một quốc gia sáng tạo, đổi mới, đồng thời giới thiệu chất lượng vượt trội của các sản phẩm ẩm thực Úc và thúc đẩy hợp tác giữa ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam-Úc.Theo bà Hooper, Hương vị Úc năm nay có ý nghĩa đặc biệt khi đánh dấu một năm kể từ thời điểm Việt Nam và Úc ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, khẳng định cam kết mở rộng hợp tác song phương trong thương mại, đầu tư và văn hóa.Bà Hooper cho biết thương mại hai chiều Việt Nam-Úc trong năm 2024 đạt hơn 22 tỉ AUD. Hai nước đã chứng kiến sự tăng trưởng tuyệt vời, đặc biệt trong hoạt động Úc xuất khẩu thực phẩm, sợi và lâm nghiệp sang Việt Nam và luồng thương mại từ Việt Nam sang Úc.Hương vị Úc 2025 thể hiện rõ tinh thần này bằng cách mang đến cơ hội để người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam trải nghiệm những sản phẩm nông sản và ẩm thực hàng đầu của Úc.Năm nay, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa, Quán quân MasterChef Vietnam 2013, đảm nhận cương vị Gương mặt Đại diện chương trình. Trong vai trò này, bếp trưởng tham gia buổi ra mắt truyền thông hôm 11.3, và đảm nhận vị trí trưởng ban giám khảo cuộc thi nấu ăn hôm 12.4.Cuộc thi là sân chơi dành cho các học viên ngành bếp từ các trường dạy nghề tại TP.HCM, tạo điều kiện cho họ thể hiện kỹ năng và sự sáng tạo với các nguyên liệu cao cấp từ Úc. Người chiến thắng sẽ nhận được cơ hội đào tạo và thực tập từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành.Tổng lãnh sự Hooper khẳng định đào tạo, kỹ năng và giáo dục vô cùng quan trọng trong quan hệ đối tác Việt Nam - Úc. "Hơn 100.000 người Việt Nam có bằng cấp của Úc và rất nhiều ngành công nghiệp dịch vụ khách sạn tại Việt Nam có nền tảng vững chắc sau khi được đào tạo ở Úc", theo bà. Vì thế cuộc thi nấu ăn cũng là cơ hội cho thấy mức độ ảnh hưởng của công tác đào tạo trong mảng ẩm thực.Về phần mình, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa chia sẻ ông rất vinh dự khi trở thành đại diện của Hương vị Úc 2025. Đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu những nguyên liệu Úc chất lượng cao đến với thực khách Việt Nam và truyền cảm hứng cho thế hệ đầu bếp trẻ.Chương trình năm nay bao gồm nhiều sự kiện sôi động, từ chương trình quảng bá ẩm thực tại các nhà hàng, cuộc thi nấu ăn, triển lãm thương mại - tiêu dùng, đến Đêm tiệc Gala, tất cả đều nhằm đưa hương vị Úc đến với thực khách Việt Nam.Đặc biệt, Hương vị Úc 2025 hợp tác cùng 29 nhà hàng hàng đầu tại TP.HCM để giới thiệu chất lượng của nông sản, trái cây tươi và các sản phẩm Úc hiện có trên thị trường Việt Nam.Để lấy được vé, từ 13.3 đến 6.4, những người mê ẩm thực Việt-Úc khi đến dùng bữa tại các nhà hàng đối tác sẽ được đóng dấu tem vào thẻ chương trình. Việc thu thập đủ 5 dấu tem ở các nhà hàng khác nhau, họ sẽ có cơ hội nhận vé miễn phí tham dự Đêm Gala Hương vị Úc hôm 12.4.Tổng lãnh sự Úc khuyến khích những người quan tâm nhanh chóng tham gia để có cơ hội đoạt được vé mời với số lượng giới hạn.Cũng vào ngày 12.4, một trong những điểm nhất của chương trình sẽ được thể hiện qua cuộc triển lãm thương mại-tiêu dùng sôi động và mở cửa miễn phí tại khách sạn The Reverie Saigon.Danh sách các nhà hàng có thể thu thập tem được đăng trên trang Facebook của chương trình (https://www.facebook.com/tasteofaustralia.vn).Hương vị Úc được ưa chuộng ở Việt NamHương vị Úc tiếp tục được chào đón trên khắp Việt Nam. Theo số liệu của Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM, trong các năm gần đây, chương trình đã đón nhận gần 10.000 đơn vị tham gia tại hơn 85 sự kiện chính thức, bên cạnh các chương trình khuyến mãi của hơn 150 đối tác nhà hàng và nhà bán lẻ. Chương trình nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của hơn 350 đối tác, nhà cung cấp, và nhà tài trợ trong lĩnh vực kinh tế tư nhân ở cả Việt Nam và Úc.Sau trận khủng bố kinh hoàng ở Moscow: Người Việt xếp hàng dưới mưa rét hiến máu giúp nạn nhân
Theo đề xuất đang được xem xét, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cân nhắc liệt 43 quốc gia vào trong 3 nhóm hạn chế nhập cảnh vào Mỹ, bao gồm nhóm đỏ (cấm công dân nước trong danh sách này nhập cảnh), nhóm cam (hạn chế cấp thị thực) và nhóm vàng (cần 60 ngày giải quyết các thiếu sót thông tin), báo The New York Times đưa tin hôm 14.3.Trong đó, công dân 11 quốc gia "nhóm đỏ" bị cấm nhập cảnh vào Mỹ bao gồm Afghanistan, Bhutan, Cuba, Iran, Libya, CHDCND Triều Tiên, Somalia, Sudan, Syria, Venezuela và Yemen.Các quan chức Mỹ cho biết danh sách trên đã được Bộ Ngoại giao Mỹ lập ra cách đây vài tuần và nhiều khả năng sẽ có điều chỉnh, nhấn mạnh đây chưa phải danh sách được phê duyệt.Nhiều quốc gia trong nhóm đỏ và cam là những nước Mỹ coi là đối thủ hoặc từng bị ông Trump áp lệnh hạn chế nhập cảnh trong nhiệm kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có một số nước mới được thêm vào. Trong đó, lý do liệt Bhutan vào nhóm đỏ vẫn chưa rõ ràng, The New York Times cho hay.Theo báo The Bhutanese, diễn biến trên có thể liên quan một số vụ việc. Vào năm 2023 từng xuất hiện thông tin về vụ được cho là “lừa đảo nhập cư quy mô lớn” ở Nepal, theo đó những công dân Nepal tự xưng là “người tị nạn Bhutan” để nhập cảnh vào Mỹ. Trong số này còn có những chính khách Nepal. Vụ việc khác vào tháng 12.2024, trang Asia News Network đưa tin hơn 300 công dân Bhutan, phần lớn là sinh viên, đã vượt biên từ Canada để vào Mỹ.Ngoài ra, dữ liệu từ Bộ An ninh nội địa Mỹ thống kê khoảng 200 công dân Bhutan đã bị bắt vì cư trú bất hợp pháp tại Mỹ trong giai đoạn năm 2013 - 2022. Trong năm 2021 - 2024, giới chức Mỹ đã bắt giữ 51 công dân Bhutan vì vi phạm luật nhập cư, theo The Bhutanese.Bhutan chưa có bình luận về thông tin trên.Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Bhutan không có quan hệ ngoại giao chính thức với 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong đó có Mỹ. Đại sứ quán Mỹ tại New Delhi (Ấn Độ) có trách nhiệm lãnh sự tại Bhutan và duy trì liên lạc với Đại sứ quán Bhutan tại New Delhi.Khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ xác định những quốc gia cần sàng lọc thông tin, đánh giá liệu công dân từ những nước nào có thông tin sai sót nhiều đến mức cần phải hạn chế tiếp nhận.
MC Quốc Bảo tiết lộ lý do Lý Hải được khán giả yêu mến
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Nhân chuyến về Việt Nam công tác, Hoa hậu châu Á tại Mỹ - Nicole Hồ thực hiện một bộ ảnh áo dài, quảng bá trang phục truyền thống của dân tộc. Người đẹp chọn các thiết kế nằm trong bộ sưu tập áo dài xuân của Đặng Trọng Minh Châu, giúp tôn lên vẻ đẹp đậm chất Á Đông khi bước sang tuổi 20.Khác với những phom dáng truyền thống trước đây, trong bộ sưu tập lần này, nhà thiết kế Minh Châu cho thấy sự phá cách với những thiết kế nhiều màu sắc rực rỡ, kết hợp giữa nhiều chất liệu mới, trong đó có lông vũ, voan lưới… giúp tôn lên vẻ thanh lịch, sang trọng của người đẹp sinh năm 2004.
Những dấu hiệu cảnh báo mức testosterone thấp ở nam giới
Sáng 20.1 theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Czech, tại Thủ đô Praha, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Czech.4 năm đầu triển khai Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Czech tăng trưởng đột phá, trung bình gần 100% mỗi năm. Năm 2024, kim ngạch thương mại đạt khoảng trên 2 tỉ USD, tăng hơn 80% so với năm 2023. Czech luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu, trong khi đó Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Czech tại ASEAN. Bộ trưởng Bộ Công Thương Cộng hòa Czech Lukase Vlcka đánh giá, đối với Czech, Việt Nam là một đối tác quan trọng chiến lược ngoài EU. Việt Nam cũng có vị trí quan trọng tại ASEAN, giúp Czech tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á.Theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, công nghiệp ô tô, chế tạo máy, công nghiệp năng lượng, hàng không, quốc phòng của Cộng hòa Czech có chất lượng, uy tín cao với rất nhiều doanh nghiệp có khả năng làm chủ cuộc chơi và đủ sức tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu. Trong khi đó Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động, luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của khu vực và thế giới. Hiện Việt Nam có nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN và thứ 32 thế giới; Top 20 nền kinh tế đứng đầu về thương mại quốc tế và Top 15 quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới, cùng với không khí đầu tư kinh doanh rất sôi động, được xem là một trong những "công xưởng" của thế giới.Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ, Việt Nam đã quyết định sẽ áp dụng miễn thị thực ngắn hạn cho công dân Czech trong năm 2025. Điều này nằm trong tiến trình tìm kiếm "những chân trời hợp tác mới" cho quan hệ hai nước.Theo Thủ tướng, chân trời mới đó là cần cùng đoàn kết, hợp tác với nhau ở tất cả các kênh, đặc biệt là doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhà đầu tư với nhà đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, khu vực và thế giới.Theo Thủ tướng, việc hợp tác chặt chẽ, hiệu quả, thực chất sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên: Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng; các nhà đầu tư, doanh nghiệp Séc sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường 100 triệu dân với chính trị xã hội ổn định, môi trường đầu tư thuận lợi; đồng thời tiếp cận với thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân cũng như toàn bộ các quốc gia đã có FTA với Việt Nam.Thủ tướng gợi ý những đột phá mang tính chiến lược, trong những lĩnh vực then chốt như công nghiệp ô tô, công nghiệp có tính nền tảng, giao thông vận tải, năng lượng. Chính phủ Việt Nam cam kết thực hiện "3 cùng" với các nhà đầu tư: Cùng lắng nghe và thấu hiểu giữa doanh nghiệp với Nhà nước và người dân; Cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động để hợp tác; Cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển.Thủ tướng cho rằng hợp tác giữa hai nước phải phù hợp với các xu thế xanh hóa, số hóa, đa dạng hóa nói trên; phải có cách làm mới, tạo ra động lực mới, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo). Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Việt Nam đang tập trung thúc đẩy 3 đột phá chiến lược theo tinh thần thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực và quản trị thông minh. Trong đó, hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá", cắt giảm thủ tục hành chính, tinh gọn bộ máy về tổ chức, coi thể chế là nguồn lực, động lực, giải phóng nguồn lực, góp phần làm giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp và người dân. Thủ tướng đánh giá hai bên đã khai thác hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), đề nghị hai bên phấn đấu đạt kim ngạch thương mại 5 tỉ USD trong những năm tới đây.Bày tỏ với Thủ tướng, ông Frantisek Chaloupecky, Phó chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và vận tải Czech đề nghị nên sớm có đường bay thẳng Việt Nam – Czech. "Nếu có đường bay thẳng sẽ thúc đẩy du lịch tốt hơn. Việt Nam là nền kinh tế phát triển trong ASEAN, nếu có bay thẳng các công ty của Czech sẽ hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn", ông Frantisek Chaloupecky nói."Chúng tôi nhìn thấy cơ hội phát triển lớn về đầu tư giữa 2 nước. Việt Nam hiện là nước nằm trong ưu tiên đầu tư của các doanh nghiệp Czech. Điều mà họ quan tâm tính toán là cách thức để làm ra tăng số tiền đầu tư của mình, và hiệp hội chúng tôi có thể giúp họ", Ông Kamil Blazek, Chủ tịch hiệp hội đầu tư nước ngoài Czech phát biểu.